SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY
Latest Publications


TOTAL DOCUMENTS

394
(FIVE YEARS 394)

H-INDEX

0
(FIVE YEARS 0)

Published By Tap Chi Khoa Hoc, Dai Hoc Tan Trao

2354-1431

2021 ◽  
Vol 7 (22) ◽  
Author(s):  
Thành Dư Ngọc ◽  
Hạnh Vũ Kiều
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cây gai nổi lên như một đối tượng sáng giá để nhiều địa phương lựa chọn thay cho các cây trồng khác kém hiệu quả. Diện tích cây gai xanh lấy sợi của Việt Nam đã trên 1000 ha (2018). Sau khi lấy vỏ làm sợi, một lượng lớn bã thải thân lá cây gai được thải ra ngoài môi trường. Các chất thải hữu cơ sau một thời gian để ngoài tự nhiên nó bị phân hủy sinh học gây ra mùi hôi, thối môi trường xung quanh. Việc tạo ra một chế phẩm vi sinh chuyên để xử lý bã thải cây gai làm sạch môi trường là cần thiết. Để giải quyết vấn đề đó, đề tài đã nghiên cứu thu thập, phân lập và tuyển chọn được những chủng vi sinh vật có khả năng phân giải xenluloza và lignin thành phần chính trong thân lá cây gai. Kết quả đã chọn được 4 chủng vi sinh vật có hoạt tính phân giải xenluloza và lignin cao để sản xuất chế phẩm sinh học phân giải bã thải cây gai xanh và có khả năng tổ hợp tốt là các chủng xạ khuẩn RR04, BG05, BG08, vi khuẩn RR05. Nghiên cứu cũng đã lựa chọn được môi trường lên men thích hợp nhất là MT2 để các chủng vi sinh vật có được hoạt tính sinh học xử lý bã thải cây gai tốt nhất.


2021 ◽  
Vol 7 (22) ◽  
Author(s):  
Hồng Vân Nguyễn Thị

Quy trình này được thực hiện trên trại gà của hộ dân Nguyễn Quang Chính, xã Trung Môn, huyên Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ nuôi sống gà Ri Lai khá cao, có khả năng thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên của địa phương. Khối lượng cơ thể gà Ri Lai lúc sơ sinh là 33,03g/con; 3 tuần tuổi là 223,87 g, 15 tuần tuổi  là 1807,62g/con. Khả năng sinh trưởng tuyệt đối trung bình cả giai đoạn là 16,90 (g/con/ngày), sinh trưởng tương đối là 26,09 (g/con/ngày). Trong quá trình nuôi gà mắc bệnh E.coli, cầu trùng, CRD tỷ lệ gà mắc bệnh cầu trùng cao nhất 1,73 %. Gà bị bệnh dùng thuốc sau 5 ngày biểu hiện của bệnh trên đàn gà hết.


2021 ◽  
Vol 7 (22) ◽  
Author(s):  
Tính Nguyễn Quang ◽  
Thái Trần Trường
Keyword(s):  

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn 2015-2020 tỉnh Quảng Ninh luôn xảy ra dịch cúm gia cầm; tuy nhiên, các ổ dịch chỉ xảy ra với quy mô nhỏ lẻ tại 1 số huyện, thành, thị. Dịch chủ yếu xảy ra vào vụ Đông - Xuân với 91,46% số gia cầm mắc cúm và 90,71% số gia cầm chết và tiêu hủy do cúm đều ghi nhận trong mùa vụ này; chỉ có 8,54% số gia cầm mắc bệnh và 9,81% số gia cầm chết và tiêu hủy do cúm vào vụ Hè – Thu;  tỷ lệ mắc dịch cúm gia cầm thay đổi theo loại gia cầm, trong đó tỷ lệ nhiễm cao nhất ở gà  là 64,98% và thấp nhất chim cút tỷ lệ là 2,54%. Hằng năm, kết quả tiêm phòng cúm cho đàn gia cầm của tỉnh Quảng Ninh luôn đạt mức cao trên 90%. Theo dõi 1.550 gia cầm sau tiêm phòng tại 5 huyện, thành, thị thuộc tỉnh Quảng Ninh thấy, vắc xin sử dụng phòng bệnh an toàn với gia cầm; 95,10% số gia cầm không có phản ứng phụ sau tiêm; số còn lại xuất hiện một vài phản ứng nhẹ, không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe gia cầm.


2021 ◽  
Vol 7 (22) ◽  
Author(s):  
Hồng Nguyễn Thị

Nghiên cứu được thực hiện nhằm tổng hợp kết quả và phân tích tình hình biến động về sử dụng đất giai đoạn 2014-2020 xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Để đạt được kết quả nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu tài liệu nhằm thu thập số liệu về diện tích các loại đất. Phương pháp thống kê, so sánh số liệu năm 2014 và 2020 để thấy được sự biến động, thay đổi về cơ cấu các loại đất. Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp với mục đích phân tích làm rõ tình hình biến động đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến động đất của xã Thịnh Hưng có sự thay đổi theo chiều hướng gia tăng, cụ thể tổng diện tích tự nhiên của toàn xã năm 2020 là 2.572,18 ha tăng 2,38 ha so với năm 2014 (2.569,80 ha). Nguyên nhân biến động chủ yếu do chuyển đổi mục đích sử dụng đất giữa các loại đất thành phần, tổng diện tích đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp có sự biến động rõ ràng. Trên cơ sở phân tích tình hình biến động, nghiên cứu cũng đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất ở xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.


2021 ◽  
Vol 7 (22) ◽  
Author(s):  
Bình Nguyễn Thanh ◽  
Văn Nguyễn Cao

Nghiên cứu thành phần loài và phân bố động vật đáy cho vùng bờ biển tỉnh Ninh Bình được tiến hành tháng 11 - 12/2020. Kết quả đã xác định 82 loài, thuộc 69 giống, 52 họ, 28 bộ và 6 nhóm đại diện (Crustacea, Bivalvia, Gastropoda, Polychaeta, Chordata và Arthropoda). Trong đó nhóm Giáp xác (Crustacea) có thành phần loài phong phú nhất, có 28 loài (chiếm 34,15%); Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) có 25 loài (chiếm 30,49%); Hai mảnh vỏ có 23 loài (chiếm 28,05%); Polychaeta có 5 loài, Arthropoda có 2 loài và Chordata có 1 loài. Từ kết quả cho thấy, khu vực vùng bờ tỉnh Ninh Bình có thành phần loài tương đối đa dạng, thành phần chủ yếu là Crustacea, Gastropoda, và Bivalvia chiếm khoảng 97,56% tổng số loài đã xác định. Phân bố của các nhóm động vật đáy ở hệ sinh thái ven biển phụ thuộc vào khả năng thích ứng sinh thái rộng hay hẹp của từng loài hay nhóm loài: Vùng bãi bồi cửa sông ven biển có các loài sống thường xuyên ở vùng nước mặn và các loài nước lợ (Portunidae); Thường xuyên ở hệ sinh thái nền đáy (Nassariidae, Naticidae, Arcidae, Ostreidae, Veneridae, Grapsidae, Ocypodidae); Nhóm di nhập tạm thời (Amphibalanus amphitrite). Chỉ số đa dạng sinh học ở khu vực vùng bờ Ninh Bình có chỉ số đa dạng sinh học ở mức độ thấp (H’ = 2,43).


2021 ◽  
Vol 7 (22) ◽  
Author(s):  
Lệ Thương Hoàng Thị ◽  
Thanh Vân Trần Thị ◽  
Sim Ma A

Cây sim mọc tự nhiên ở hầu hết các thôn trên địa bàn xã Côn Lôn, ngoài các giống phổ biến trên địa bàn nghiên cứu thì Rhodomyrtus tomentosa hiếm gặp hơn. Ở địa phương, quả sim được sử dụng chủ yếu nhiều để ngâm rượu, ăn tươi bên cạnh các sản phẩm chế biến từ quả như mứt sim, mật sim, vang sim. Dịch ép quả sim có hàm lượng tanin, hàm lượng vitamin C cao, có ý nghĩa lớn trong kháng khuẩn. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù chúng tôi đã  phân lập được 5 chủng lactic kí hiệu từ L1-L5. Định danh chủng L5 bằng việc giải trình tự 16S rADN của chủng kết quả thu được Lactobacillus plantarum (L. plantarum) thuộc chi Lactiplantibacillus, đặt tên chủng là: L. plantarum L5.


2021 ◽  
Vol 7 (22) ◽  
Author(s):  
Hạnh Phạm Thị ◽  
Mai Trang Phạm Thị ◽  
Thanh Vân Trần Thị

Kháng sinh hạn chế sự phát triển của vi khuẩn nhưng việc bổ sung kháng sinh vào môi trường nuôi cấy in vitro cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thực vật. Trong nghiên cứu này, các loại kháng sinh được sử dụng để bổ sung vào môi trường nuôi cấy mô Bạch đàn PNCTiv là Streptomycin, Tetracylin, Ceftriaxone ở các nồng độ tăng dần từ 0 mg/l (đối chứng), 25 mg/l, 50 mg/l, 75 mg/l, 100 mg/l, 125 mg/l, 150 mg/l, 175 mg/l, 200 mg/l. Sau 4 tuần nuôi cấy chồi Bạch đàn PNCTiv sinh trưởng bình thường trên môi trường dinh dưỡng có bổ sung kháng sinh Streptomycin hoặc Ceftriaxone ở nồng độ 25 mg/l.


2021 ◽  
Vol 7 (22) ◽  
Author(s):  
Học Vi Xuân ◽  
Thu Hiền Nguyễn Thị ◽  
Xuyến Nguyễn Thị
Keyword(s):  

Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trên cây nhãn năm 2020 tại trường Đại học Tân Trào cho thấy:  với mức bón phân đạm, 1,2 kg/cây phân kali 1,2 kg/cây, phân lân 2,5 kg/cây đã đạt 165 chùm hoa/cây; số quả đạt 14,5 quả/chùm và đạt năng suất 30,1 kg/cây. Tỷ lệ phần ăn được đạt 61,3%, hàm lượng đường tổng số cao nhất đạt 14,4%, hàm lượng Vitamin C đạt 18,7 mg/100 gam cùi nhãn, độ Brix đạt 18,7%; lãi thuần đạt 356.600đ/cây.


2021 ◽  
Vol 7 (22) ◽  
Author(s):  
Chung Trịnh Thị ◽  
Phương Phạm Bằng ◽  
Duyên Cao Thị ◽  
Hoa Đỗ Thị ◽  
Thanh Tâm Trần Thị ◽  
...  
Keyword(s):  

Xác định được độ chín phù hợp cho quá trình sấy dẻo nguyên quả của chuối tây Bắc Kạn giúp thành phẩm đạt chất lượng tốt. Nghiên cứu đã thực hiện trên chuối tây Bắc Kạn ở 3 độ chín sinh lý khác nhau là độ chín 6, 7 và 8 theo phương pháp của Anthony Keith Thompson và cộng sự. Chuối nguyên liệu sau khi loại bỏ vỏ và xử lý sơ bộ được ngâm trong dung dịch NaCl 1% trong thời gian 15 phút. Chuối sau đó được đem đi sấy ở chế độ 90oC trong 2 giờ sau đó sấy 60oC trong 23 giờ. Nghiên cứu ban đầu cho thấy ở các độ chín sinh lý khác nhau cho chỉ tiêu chất lượng của chuối sấy dẻo khác nhau, trong đó ở độ chín 8 cho hàm lượng chất khô hoà tan 67,4oBx, hàm lượng đường tổng số 54,6%, vitamin C 16,1% cao hơn và sai khác có ý nghĩa ở mức ý nghĩa α = 0,05 so với các chỉ tiêu tương ứng ở hai độ chín 6 và 7 và tổng điểm cảm quan đạt loại tốt với 18,4 điểm. Như vậy chuối tây Bắc Kạn với độ chín sinh lý 8 phù hợp là nguyên liệu cho quá trình sấy chuối dẻo.


2021 ◽  
Vol 7 (22) ◽  
Author(s):  
Khắc Hoàng Ngọc ◽  
Dũng Hoàng Anh ◽  
Kim Dung Vương Thị ◽  
Uyên Phạm Tú
Keyword(s):  

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa mật độ hang và mật độ cua trong hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Hậu Lộc được thực hiện vào 12/2020 tại 19 điểm đại diện cho 3 sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu. Kết quả cho thấy mật độ hang và mật độ cua có sự thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tăng dần từ các sinh cảnh ven rừng về phía biển (rừng thưa, cây thấp dưới 5 tuổi), sinh cảnh rừng mới trồng (rừng từ 5 – 9 tuổi) đến các sinh cảnh rừng trồng lâu năm (trên 9 tuổi). Tại các điểm khảo sát, các sinh cảnh có tuổi rừng càng cao, độ che phủ lớn, lượng mùn bã hữu cơ từ lượng vật chất rơi rụng nhiều thì mật độ hang cua càng nhiều, có thể tới hơn 150 hang/m2 và mật độ cua có thể tới gần 50 con/m2. Đã xác định được mối tương quan giữa mật độ hang và mật độ cua ở các sinh cảnh và trong toàn hệ sinh thái rừng ngập mặn. Trong đó tương quan giữa mật độ hang và mật độ cua ở rừng mới dưới 5 tuổi trồng là không chặt chẽ, ở rừng 5-9 tuổi và rừng trên 9 tuổi là tương quan thuận và khá chặt chẽ (với R² = 0.6636 và R² = 0.6734). Tương quan giữa mật độ hang, mật độ cua trong toàn bộ khu vực rừng ngập mặn huyện Hậu Lộc cũng là tương quan thuận và chặt chẽ (với R² = 0.8481).


Sign in / Sign up

Export Citation Format

Share Document