HUE UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE ECONOMICS AND DEVELOPMENT
Latest Publications


TOTAL DOCUMENTS

240
(FIVE YEARS 75)

H-INDEX

2
(FIVE YEARS 1)

Published By Hue University

2588-1205, 2588-1205

Author(s):  
Phan Thanh Hoàn
Keyword(s):  

Quan hệ Việt Nam-Liên minh châu ÂU (EU) nhanh chóng đi vào chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là thương mại và đầu tư kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1990. Nghiên cứu này phân tích mô hình và cấu trúc thương mại giữa Việt Nam và EU thông qua các chỉ số thương mại như Lợi thế so sánh biểu hiện, Cường độ thương mại, Mức độ bổ sung thương mại, Thương mại nội ngành, và các chỉ số khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình thương mại giữa Việt Nam và EU chủ yếu là thương mại nội ngành và bổ sung. Tuy cường độ thương mại giữa hai bên không lớn nhưng lợi thế cạnh tranh của hàng hóa xuất nhập khẩu song phương khá cao. Các phát hiện chính cũng cho thấy rằng có tiềm năng đáng kể cho sự phát triển hơn nữa thương mại giữa hai bên. Nghiên cứu cũng gợi ý các hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam – EU trong bối cảnh hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) bắt đầu có hiệu lực.


Author(s):  
Lê Thái Phượng

Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid - 19) đã gây ra thiệt hại to lớn cho nền kinh tế và làm suy giảm tốc độ tăng trưởng của nhiều ngành, trong đó phải kể đến ngành du lịch. Điều này cũng tác động đến quyết định chọn ngành của người học đối với ngành du lịch. Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành du lịch của sinh viên đại học thuộc khu vực miền Trung sau tác động của Covid - 19. Nghiên cứu kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng qua khảo sát 600 sinh viên chuẩn bị nhập học bậc đại học các chuyên ngành du lịch tại khu vực miền Trung. Kết quả cho thấy có 5 nhân tố tác động đến quyết định chọn ngành du lịch là sự phù hợp với đặc điểm cá nhân, cơ hội nghề nghiệp, danh tiếng của trường, nhóm tham khảo và sự hấp dẫn từ chương trình học. Bên cạnh đó, nhận định của sinh viên về ngành du lịch sau Covid tác động điều tiết lên các mối quan hệ này. Từ kết quả phân tích, một số hàm ý nghiên cứu liên quan đến hoạt động định hướng nghề nghiệp, truyền thông và đào tạo đối với ngành du lịch đã được thảo luận.


Author(s):  
Nguyễn Thị Kim Huệ

Sự hài lòng công việc của nhân viên trong ngành khách sạn là một trong những yếu tố quan trọng có tác động đến lòng trung thành của nhân viên và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định, phân tích và đánh giá sự tác động của các yếu tố đối với sự hài lòng công việc của nhân viên trong ngành khách sạn tại Đà Nẵng. Nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu thông qua khảo sát trực tuyến 393 nhân viên khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Mô hình nghiên cứu được kiểm định thông qua phương pháp phân tích hồi quy. Kết quả chỉ ra rằng chỉ có 4 yếu tố bao gồm lương và cơ hội thăng tiến, sự đào tạo, sự công bằng và bản chất công việc là tác động đến sự hài lòng công việc nhân viên. Trong đó, yếu tố lương và cơ hội thăng tiến được xem là có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng công việc. Bên cạnh đó, phân tích phương sai ANOVA cho thấy có sự khác nhau về sự hài lòng công việc đối với các nhóm mức lương khác nhau.


Author(s):  
Nguyễn Thị Minh Nghĩa ◽  
Trần Hữu Tuấn ◽  
Nguyễn Tài Phúc
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Lao động trong lĩnh vực du lịch có cường độ làm việc cao và yêu cầu đào tạo liên tục. Do đó, e-learning cung cấp cho người lao động du lịch cách thức học tập linh hoạt và mỗi người học có thể tự quyết định nhịp độ học tập của mình. Bài báo này nhằm khám phá sự chấp nhận của người lao động trong lĩnh vực du lịch tham gia các chương trình học e-learning. Lý thuyết chấp nhận công nghệ TAM được sử dụng nhằm phát triển khung nghiên cứu đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia các chương trình e-learning của người học. Phương pháp định lượng với mô hình cấu trúc PLS-SEM được sử dụng đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng e-learning của người lao động du lịch bao gồm cảm nhận vui vẻ và thái độ học tập e-learning. Các kết quả nghiên cứu được sử dụng nhằm đề xuất các hàm ý quản lý liên quan đến việc phát triển các chương trình e-learning dành cho đối tượng là người lao động du lịch trong tương lai.


Author(s):  
Thị Ngọc Liên Trần ◽  
Huỳnh Văn Chương ◽  
Đỗ Mạnh Hùng

Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên cơ sở các dữ  liệu thu thập được thông qua các điều tra khảo sát ý kiến của 250khách du lịch nội địa bằng bảng hỏi cấu trúc tại Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Mục tiêu chính của nghiên cứu là đánh giá khả năng thu hút khách du lịch nội địa của điểm đến Lý Sơn. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố tài nguyên du lịch của Lý Sơn được đánh rất cao, nhưng các yếu tố sản phẩm và dịch vụ du lịch vẫn còn nghèo nàn từ đó làm giảm khả năng thu hút của điểm đến. Vì vậy, để tăng khả năng thu hút khách du lịch của điểm đến Lý Sơn, cần phải đầu tưphát triển các hoạt động giải trí/giải trí về đêm, dịch vụ lưu trú, nâng cao tính chuyên nghiệp của lao động du lịch, cải thiện vệ sinh môi trường, các dịch vụ và tiện nghi công cộng, dịch vụ mua sắm, ăn uống nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách đến Lý Sơn.


Author(s):  
Mai Thị Kiều Lan ◽  
Trọng Hùng Hoàng

Nghiên cứu này phân tích tác động của nhận thức trách nhiệm xã hội điểm đến du lịch đến ý định quay trở lại của du khách tại thành phố Đà Lạt. Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở khảo sát 353 khách du lịch tại Đà Lạt và mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được sử dụng để phân tích mối quan hệ tác động trong mô hình. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trách nhiệm xã hội điểm đến tác động tích cực đến sự yêu thích điểm đến và sự hài lòng của du khách. Sự yêu thích điểm đến có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng và gắn bó với điểm đến của du khách, từ đó ảnh hưởng tích cực đến ý định quay trở lại của du khách. Nghiên cứu này đã có những mặt đóng góp về cả lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu trách nhiệm xã hội của điểm đến du lịch.


Author(s):  
Nguyễn Đức Kiên ◽  
Nguyễn Thái Phán ◽  
Nguyễn Quang Phục

Nghiên cứu này xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cho hộ nuôi tôm được khảo sát tại huyện Quảng Điền. Dựa trên mẫu điều tra 100 hộ nuôi tôm, chúng tôi đã sử dụng mô hình Probit và chỉ ra sáu nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến xác suất tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ. Các nhân tố có tác động thúc đẩy tiếp cận tín dụng là mức độ đánh giá về sự tăng lên của giá thức ăn, nhu cầu vốn của hộ, tuổi của chủ hộ, mức độ hài lòng về số tiền vay, mức độ hài lòng về thái độ của nhân viên ngân hàng. Nghiên cứu cũng chỉ ra hạn chế về mức vay chưa đáp ứng được mong muốn của hộ do suất đầu tư cho hoạt động này khá cao. Nâng cao trình độ, thái độ và kỹ năng của nhân viên ngân hàng để hỗ trợ hiệu quả hơn cho người nuôi tôm, và gia tăng tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức cũng cần được chú trọng trong thời gian tới.


Author(s):  
Hoàng La Phương Hiền

Tóm tắt: Với mục tiêu cung cấp một phương pháp thực hành phù hợp, đáng tin cậy để đánh giá thực trạng và đề xuất hàm ý quản trị giúp phát huy giá trị văn hóa tại các doanh nghiệp, bài báo này đã kế thừa mô hình và thang đo văn hóa doanh nghiệp của Denison (1990), đồng thời sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và thống kê mô tả để thực hành đánh giá văn hóa doanh nghiệp thông qua trường hợp công ty cổ phần Thanh Tân. Kết quả nghiên cứu chứng minh được sự phù hợp của mô hình nghiên cứu được lựa chọn. Đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp được phản ánh thông qua 4 đặc điểm đó là sự thích ứng, sứ mệnh, sự tham gia và sự nhất quán. Để nhận biết xu hướng văn hóa doanh nghiệp hướng nội hay hướng ngoại, linh hoạt hay ổn định, doanh nghiệp cần so sánh các cặp đặc điểm theo đường kẻ ngang và dọc của mô hình Denison. Ngoài ra, một số hàm ý quản trị giúp phát huy giá trị văn hóa doanh nghiệp cũng được đề xuất thông qua trường hợp nghiên cứu tại công ty cổ phần Thanh Tân.


Author(s):  
Võ Viết Minh Nhật ◽  
Văn Hoà Lê ◽  
Thị Thuý Vân Nguyễn ◽  
Thi Huế Hoàng

Dự báo chính xác nhu cầu du khách đến tại một điểm đến đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tư vấn cho các nhà chính sách để lập kế hoạch và đưa ra các chiến lược liên quan đến đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp hạ tầng và phát triển dịch vụ. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong dự báo nhu cầu du khách, trong đó dự báo dựa trên dữ liệu chuỗi thời gian đã và đang thu hút được nhiều sự quan tâm nhất do tính chất không có cấu trúc của loại dữ liệu đặc biệt này. Mạng nơ-ron nhân tạo được đánh giá là một phương pháp dự báo đặc biệt phù hợp với loại dữ liệu không có cấu trúc này, mặc dù gần như không thể giải thích được các xử lý bên trong. Bài báo này nghiên cứu việc sử dụng mạng nơ-ron nhân tạo để thực hiện dự báo đối với dữ liệu chuỗi thời gian về nhu cầu du khách đến Thừa Thiên Huế. Có ba mô hình mạng nơ-ron nhân tạo được xem xét trong nghiên cứu này gồm: MLP, RBF và ELN. Các phân tích và so sánh dựa trên mô phỏng chỉ ra rằng mạng RBF cho kết quả dự báo tốt nhất với MSE, RMSE, MAE và MAPE thấp nhất. Kết quả này không chỉ tương đồng với các nghiên cứu trước đây mà còn khẳng định thêm rằng tính năng chuyển đổi không gian từ phi tuyến thành tuyến tính của lớp ẩn đã làm cho RBF trở nên mạnh mẽ đối với loại dữ liệu không có cấu trúc.


Author(s):  
Nguyễn Quang Phục ◽  
Nguyễn Đức Kiên

Nghiên cứu này phân tích tình hình tiêu thụ rau an toàn của các hộ gia đình tham gia mô hình thí điểm tại huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo của chính quyền địa phương và các nghiên cứu trước đây. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn chuyên sâu 6 hộ tham gia mô hình. Bảng hỏi được sử dụng để khảo sát ý kiến của khách hàng về các sản phẩm rau an toàn. Kết quả nghiên cứu cho thấy kênh tiêu thụ rau an toàn của các hộ khá đa dạng, nhưng số lượng và loại rau tiêu thụ hàng ngày quá hạn chế, chủ yếu tiêu thụ tại thị trấn A Lưới và các địa phương lân cận. Ngoài ra, rau an toàn chưa có nhãn mác, giấy chứng nhận nên gây nhiều khó khăn cho khách hàng trong lựa chọn sản phẩm, từ đó tạo ra sự nghi ngờ về chất lượng và làm giảm lòng tin của người tiêu dùng. Cần kiểm soát chặt chẽ hơn quy trình sản xuất, liên kết với Hợp tác xã nông sản A Lưới và tăng cường vai trò của chính quyền là những hàm ý chính sách quan trọng nhằm cải thiện tốt hơn vấn đề tiêu thụ các sản phẩm rau an toàn tại địa bàn nghiên cứu.


Sign in / Sign up

Export Citation Format

Share Document