Vietnamese Journal of Radiology and Nuclear Medicine
Latest Publications


TOTAL DOCUMENTS

9
(FIVE YEARS 9)

H-INDEX

0
(FIVE YEARS 0)

Published By Vietnamese Society Of Radiology And Nuclear Medicine

1859-4832, 1859-4832

Author(s):  
Gia Khánh Đinh ◽  
Duy Dũng Lê ◽  
Thị Khuyên Mai ◽  
Văn Tuyến Nguyễn ◽  
Quốc Tuấn Trần ◽  
...  

Mục tiêu: Nghiên cứu phong tỏa đường dẫn truyền hướng tâm cảm giác đau về trung ương thần kinh, giúp giảm đau ungthư các tạng tầng trên mạc treo đại tràng ngangĐối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, hồi cứu 30 bệnh nhân diệt đám rối thân tạng từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 12 năm 2020 tại Trung tâm chẩn đoán hình ảnh, bệnh viện TƯQĐ108Kết quả: Các bệnh nhân trước can thiệp là những trường hợp đau nhiều hoặc đau dữ dội có điểm VAS ≥ 6, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Sau diệt hạch thân tạng có 22/30 bệnh nhân đạt được giảm đau như kỳ vọng. Tác dụng phụ hay gặp nhất là tiêu chảy. Không gặp biến chứng nghiêm trọngKết luận: Kỹ thuật tiêm cồn tuyệt đối diệt đám rối thân tạng dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính và robot Maxio có độ chính xác cao, hiệu quả điều trị bước đầu tốt, tỷ lệ biến chứng thấp.


Author(s):  
Văn Cường Lê ◽  
Quang Hòa Lê ◽  
Mạnh Hùng Cầm ◽  
Văn Dũng Lại ◽  
Quang Hiệp Dương

Mục đích: Đánh giá Kết quả điều trị cấp cứu chảy máu các tạng bằng kỹ thuật nút động mạch tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.Đối tượng: 43 bệnh nhân được nút động mạch điều trị cấp cứu chảy máu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa từ tháng 10/2019 đến tháng 10/2020.Kết quả: Tuổi trung bình 46,6 ± 19,9. Bệnh nhân lớn tuổi nhất là 90 tuổi, nhỏ nhất là 6 tuổi. 28 bệnh nhân chảy máu do chấn thương (65,1%). 15 bệnh nhân do các nguyên nhân khác (34,9%). Tổn thương mạch máu phần lớn là giả phình ( 90,7%). Đa phần sau can thiệp các bệnh nhân tiến triển tốt (81,4%), tử vong 2 bệnh nhân (4,6%).Kết luận: Nút mạch cầm máu điều trị cấp cứu chảy máu các tạng là phương pháp an toàn, ít xâm lấn, hiệu quả với tỷ lệthành công cao.


Author(s):  
Thị Kim Yến Nguyễn ◽  
Văn Phước Lê
Keyword(s):  

Mục tiêu: Khảo sát độ xơ hóa gan trên cộng hưởng từ đàn hồi (CHTĐH) và mối liên quan giữa CHTĐH với mô bệnh học trong đánh giá độ xơ hóa gan ở bệnh nhân viêm gan mạn.Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả, khảo sát CHTĐH gan trước sinh thiết ở 20 bệnh nhân viêm gan mạn tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 11/2019 đến tháng 5/2021. Kết quả: Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 51,4 tuổi. Có 100% bệnh nhân là nữ. Độ cứng gan trung bình (đơn vị kilopascal = kPa) trong nhóm nghiên cứu tương ứng với mỗi nhóm theo phân độ Metavir lần lượt là 3,1 ± 0,2 (F1, n = 8), 3,6 ± 0,1 (F2, n = 11) và 5,3 (F3, n = 1). Không có trường hợp nào có độ cứng gan F4. Hệ số tương quan Spearman là 0,63 (p=0,003) cho thấy có sự tương quan thuận, mạnh giữa độ cứng gan trên CHTĐH với mức độ xơ hóa gan theo Metavir trên mô bệnh học. Dựa vào đường cong ROC, với điểm cắt là 3,7 kPa có thể dự đoán xơ hóa gan có ý nghĩa (≥ F2) với độ nhạy 58%, độ đặc hiệu 100%. Chúng tôi chưa tìm được giá trị kPa trong dự đoán xơ hóa gan ≥ F3 và F4.Kết luận: CHTĐH là một kỹ thuật mới, an toàn, không xâm lấn, có thể thay thế sinh thiết để đánh giá giai đoạn xơ hóa gan.


Author(s):  
Duy Khiêm Phạm ◽  
Văn Minh Nguyễn ◽  
Thị Bình Nguyễn

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân sau thay khớp nhân tạo được chụp xạ hình xương ba pha tại Bệnh viện Đà Nẵng và đánh giá vai trò của phương pháp xạ hình xương ba pha với máy SPECT/CT trong theo dõi bệnh nhân sau thay khớp nhân tạo. Đối tượng và phương phápnghiên cứu: 32 bệnh nhân đã được thay khớp nhân tạo được chụp xạ hình xương ba pha trên máy SPECT/CT Hawkeye 4 của hãng GE tại khoa YHHN, Bệnh viện Đà Nẵng. Mô tả cắt ngang, theo dõi dọc, hồi cứu kết hợp tiến cứu.Kết quả: Tuổi trung bình: 69,88 ± 7,80. Tỷ lệ nữ/nam là 23/9. Đau là triệu chứng thường gặp nhất. Số lượng bạch cầu và nồng độ CRP đa số đều tăng. Hình ảnh X-quang hầu như không có thay đổi bất thường. Hình ảnh lỏng khớp chiếm tỷ lệ cao nhất. Xạ hình khớp gối hầu hết đều có bất thường. Độ nhạy: 83,33%. Độ đặc hiệu: 75%. Độ chính xác: 81,25%. Giá trị tiên đoán dương: 90,91%. Giá trị tiên đoán âm: 60%.Kết luận: Xạ hình xương ba pha là một phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, có độ nhạy và giá trị tiên đoán dương cao trong theo dõi bệnh nhân sau thay khớp nhân tạo.


Author(s):  
Văn Cường Lê ◽  
Quang Hòa Lê ◽  
Lương Thiện Quách ◽  
Quang Hiệp Dương

Mục đích: Đánh giá kết quả điều trị xuất huyết tiêu hóa do giãn tĩnh mạch dạ dày bằng phương pháp nút mạch xuyên gan số hóa xóa nền trong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh hóaĐối tượng: 31 bệnh nhân xơ gan có giãn tĩnh mạch dạ dày được nút mạch xuyên gan tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa từ 04/2020 đến 09/2020.Kết quả: Tuổi trung bình 55,37 ± 8,95. Bệnh nhân lớn tuổi nhất là 78 tuổi, trẻ nhất là 36 tuổi. 19 bệnh nhân có triệu chứng xuất huyết tiêu hóa (61,2%), 12 bệnh nhân không có triệu chứng (38,8%). 24 bệnh nhân đang từng có triệu chứng xuất huyết tiêu hóa (77,4%). Đa số bệnh nhân có giãn tĩnh mạch phình vị độ 3 khi nội soi dạ dày (90,3%). Số lượng hồng cầu và huyết sắc tố sau can thiệp tăng lên so với trước can thiệp. 24 bệnh nhân có lồng thông (shunt) vị thận (77,4%). Đa phần sau can thiệp các bệnh nhân tiến triển tốt, chiếm 96,8%.Kết luận: Nút mạch xuyên gan điều trị xuất huyết tiêu hóa do giãn tĩnh mạch dạ dày là phương pháp an toàn và hiệu quả ở bệnh nhân xơ gan.


Author(s):  
Thanh Phong Nguyễn ◽  
Văn Phước Lê ◽  
Thị Thùy Linh Nguyễn

Đặt vấn đề: TWIST là một kỹ thuật cộng hưởng từ mạch máu (MRA) với độ phân giải thời gian cao, có thể hiển thị tốt bản đồ cấu trúc mạch máu. Việc xác định các mạch máu nuôi và dẫn lưu của dị dạng thông động-tĩnh mạch ngoại biên (pAVM) là quan trọng để lập kế hoạch điều trị thích hợp. Do đó, chúng tôi khảo sát tính ứng dụng của MRA TWIST trong việc đánh giá pAVM có đối chiếu với chụp mạch máu số hóa xóa nền (DSA).Mục tiêu: Đánh giá động mạch nuôi và tĩnh mạch dẫn lưu của pAVM trên MRA TWIST có đổi chiếu với DSA.Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu từ 1/2016 đến 7/2021 được tiến hành trên 25 bệnh nhân (7 nam và 18 nữ; tuổi trung bình 22,2; khoảng từ 3 đến 53 tuổi) có AVM ngoại biên, được chụp MRA TWIST và sau đó được chụp DSA để xác định chẩn đoán. Số lượng và tên của động mạch nuôi và tĩnh mạch dẫn lưu được đánh giá với hai người đọc độc lập. Tỉ lệ chính xác và hệ số Kappa cho sự đồng thuận giữa hai người đọc được tính toán.Kết quả: Đối với động mạch nuôi, MRA TWIST đánh giá chính xác 82,6% ở vùng đầu mặt cổ và 85,7% ở vùng chi khi đối chiếu với DSA. Đối với tĩnh mạch dẫn lưu, TWIST đánh giá chính xác 84% so với DSA. Hệ số Kappa đều cho thấy mức độ đồng thuận tốt trong xác định động mạch nuôi và tĩnh mạch dẫn lưu giữa MRA TWIST và DSA.Kết luận: MRA TWIST là một kỹ thuật hình ảnh không xâm lấn, đánh tin cậy trong đánh giá động mạch nuôi và tĩnh mạch dẫn lưu của pAVM và hữu ích trong lập kế hoạch điều trị nội mạch.


Author(s):  
Xuân Thắng Lê ◽  
Kim Lưu Nguyễn ◽  
Văn Đàn Ngô ◽  
Việt Dũng Nguyễn ◽  
Thị Thùy Linh Trần ◽  
...  
Keyword(s):  

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm hình ảnh và vai trò của 18FDG-PET/CT trong chẩn đoán giai đoạn ung thư đại trực tràng trước điều trị.Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu trên 39 bệnh nhân ung thư đại trực tràng chưa điều trị đặc hiệu, được chụp 18FDGPET/ CT tại khoa YHHN, Trung tâm CĐHA - Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 02 năm 2017 đến tháng 11 năm 2020.Kết quả: Tuổi trung bình là 62,77 ± 14,07. Khả năng phát hiện tổn thương nguyên phát tại đại trực tràng của 18FDG-PET/ CT là 97,44 %. Đa số bệnh nhân có khối u ở trực tràng, kích thước trong khoảng 5-10 cm và giai đoạn T3 chiếm tỉ lệ nhiều nhất với 60,5 %. Có 46,2 % bệnh nhân có di căn hạch vùng, trong đó nhóm hạch trên 10 mm và nhóm hạch N2 chiếm tỉ lệ thấp hơn nhưng SUVmax trung bình cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các nhóm khác. Di căn xa chủ yếu gặp ở gan, phổi-màng phổi và xương. Có 59 % bệnh nhân ở giai đoạn III và IV. Chẩn đoán bằng 18FDG-PET/CT chính xác ở 80,77 % đối với giai đoạn Tvà 66,67 % đối với giai đoạn N. Độ nhạy và độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính và giá trị dự báo âm tính của 18FDG-PET/CT trong chẩn đoán di căn hạch vùng là 100% và 60 %; 55,55 % và 100 %.


Author(s):  
Tính Triệu Quốc ◽  
Ngọc Cương Nguyễn ◽  
Hồng Cảnh Phạm ◽  
Tuấn Linh Lê ◽  
Lệnh Bùi Văn
Keyword(s):  

Mục tiêu: Mô tả kỹ thuật và đánh giá kết quả hình ảnh chụp số hóa xóa nền đường bạch mạch trung tâm qua hạch bẹn.Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu chùm ca bệnh trên 37 bệnh nhân được chụp số hóa xóa nền đường bạch mạch trung tâm qua hạch bẹn.Kết quả: Nghiên cứu được thực hiện trên 37 bệnh nhân (11 nam, 26 nữ), tuổi trung bình là 56. Kỹ thuật được thực hiện thành công ở tất cả các bệnh nhân (100%), 30% bệnh nhân có biến thể giải phẫu đường bạch huyết trung tâm, vị trí rò được xác định ở 31/37 trường hợp chiếm 84%. Thời gian trung bình để nhìn thấy bạch huyết mục tiêu là 35.3 ± 20.2 phút.Kết luận: Chụp bạch mạch số hóa xóa nền qua hạch bẹn là thủ thuật an toàn, cung cấp hình ảnh trực quan về giải phẫu đường bạch huyết trung tâm, xác định vị trí rò bạch huyết và hướng dẫn can thiệp bạch mạch qua da.


Author(s):  
Nguyễn Ngọc Cương ◽  
Phạm Hồng Cảnh ◽  
Trần Nguyễn Khánh Chi ◽  
Triệu Quốc Tính ◽  
Đoàn Tiến Lưu ◽  
...  

Biến chứng rò hệ bạch huyết sau mổ ung thư tuyến giáp là rất hiếm gặp nhưng điều trị thường phức tạp, nhất là những trường hợp rò với lưu lượng lớn. Các phương pháp điều trị can thiệp trước kia là phẫu thuật lại vùng cổ để thắt các nhánh bạch huyết, tuy nhiên đây là phương pháp xâm lấn lớn và kỹ thuật mổ phức tạp. Nghiên cứu này mô tả chuỗi ca lâm sàng với số lượng bệnh nhân lớn nhất được báo cáo trong y văn liên quan đến rò dưỡng chấp sau mổ ung thư tuyến giáp.Mục tiêu: báo cáo kết quả điều trị gây tắc ống ngực cho những bệnh nhân rò dưỡng chấp sau mổ ung thư tuyến giáp điều trị bảo tồn thất bại. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng tiến cứu các bệnh nhân rò dưỡng chấp sau mổ ung thư tuyến giáp được điều trị can thiệp nút tắc ống ngực tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong thời gian từ tháng 6/2019 đến tháng 6/2021.Kết quả: 15 bệnh nhân sau mổ cắt tuyến giáp toàn bộ do ung thư có nạo vét hạch vùng cổ bị rò dịch dưỡng chấp với thể tích 300 ml-2000 ml/ ngày. 3/15 bệnh nhân tổn thương nhánh bên của ống ngực, 12/15 bệnh nhân tổn thương rách ống ngực. Về kỹ thuật, có 15/15 bệnh nhân được nút tắc ống ngực bằng keo, trong đó có 14 bệnh nhân nút ống ngực xuôi dòng, 01 bệnh nhân nút tắc ống ngực ngược dòng. Có 01 bệnh nhân tái phát sau điều trị 01 tuần do tái thông ống ngực. Bệnh nhân này sau đó được tiêm chất gây xơ vào ống ngực dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính. Về hiệu quả lâm sàng: 100% bệnh nhân được điều trị thành công tình trạng rò dưỡng chấp. Không có biến chứng liên quan đến can thiệp cũng như biến chứng ngắn hạn của việc nút tắc ống ngực.Kết luận: gây tắc ống ngực bằng can thiệp qua da là phương pháp điều trị hiệu quả những bệnh nhân rò dưỡng chấp ngoài da sau mổ ung thư tuyến giáp.


Sign in / Sign up

Export Citation Format

Share Document