KHOA HỌC XÃ HỘI
Latest Publications


TOTAL DOCUMENTS

48
(FIVE YEARS 48)

H-INDEX

0
(FIVE YEARS 0)

Published By Ho Chi Minh City Open University

2734-9616, 2734-9349

2021 ◽  
Vol 16 (2) ◽  
pp. 113-122
Author(s):  
Nguyễn Xuân Trung ◽  
Dương Văn Lập

Có thể khẳng định chất lượng đào tạo và sát hạch lý thuyết lái xe phụ thuộc vào chất lượng bộ đề. Dù có một số thay đổi so với bộ đề sát hạch cũ, nhưng qua phân tích độ khó và cách thức biên soạn, có thể nhận định rằng bộ 200 câu hỏi sát hạch lý thuyết lái xe hạng A1 vẫn chưa có chất lượng hơn bộ cũ và khó có thể đánh giá việc học tập lý thuyết lái xe một cách hiệu quả. Cụ thể là chỉ có 0.5% câu hỏi khó, 3.5% trung bình và 96% dễ, trong đó, có đến 43.5% số câu hỏi là hoàn toàn dễ dàng, ai dự sát hạch cũng trả lời đúng. Có 74.5% vi phạm nguyên tắc viết câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, từ thể thức đến nội dung. Ngoài ra, có thể khẳng định rằng câu hỏi “điểm liệt” chỉ là một cách thức gây khó, chứ không giúp nâng cao hiệu quả. Để cải thiện chất lượng đào tạo và sát hạch lái xe, sửa đổi và hoàn thiện các bộ câu hỏi sát hạch lái xe của tất cả các hạng là một việc làm cấp thiết.


2021 ◽  
Vol 16 (2) ◽  
pp. 45-53
Author(s):  
Trần Đình Vũ Hải
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng thân thiết, nhân dân hai nước có quan hệ hữu nghị truyền thống, thủy chung, son sắt, gắn bó lâu đời. Mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trong những năm qua được lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp. Thành phố Hồ Chí Minh coi trọng, thúc đẩy hợp tác hiệu quả, thiết thực với các địa phương Lào. Quan hệ này trở thành điển hình của công tác đối ngoại, ngoại vụ địa phương, góp phần vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.


2021 ◽  
Vol 16 (2) ◽  
pp. 36-44
Author(s):  
Vũ Hớn Vũ
Keyword(s):  

Trên cơ sở Kho ngữ liệu ngôn ngữ trung gian tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam, với hai tiêu chí thứ tự tần suất sử dụng chính xác và thứ tự theo ma trận Guttman, bài viết đã xây dựng thứ tự thụ đắc các hình thức “li” từ li hợp tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam. Kết quả như sau: hình vị “động” + định ngữ mang tính vị từ + hình vị “tân” > hình vị “động” + hình vị “động” + hình vị “tân” > hình vị “động” + bổ ngữ chỉ khả năng + hình vị “tân” > hình vị “động” + bổ ngữ chỉ số lượng + hình vị “tân” > hình vị “động” + trợ từ động thái 了/着/过 + hình vị “tân” > hình vị “động” + bổ ngữ chỉ kết quả + hình vị “tân” > hình vị “động” + định ngữ mang tính thể từ + hình vị “tân” > hình vị “động” + bổ ngữ chỉ hướng + hình vị “tân” > hình vị “tân” + hình vị “động” > hình vị “động” + bổ ngữ chỉ mức độ + hình vị “tân” > hình vị “động” + trợ từ 的 + hình vị “tân” > hình vị “động” + bổ ngữ chỉ tình thái + hình vị “tân”. Kết quả nghiên cứu này có giá trị tham khảo nhất định trong việc biên soạn giáo trình và đề thi tiếng Trung Quốc cho sinh viên Việt Nam.


2021 ◽  
Vol 16 (2) ◽  
pp. 102-112
Author(s):  
Lê Hữu Nghĩa
Keyword(s):  

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra sôi nổi trên phạm vi toàn cầu cùng với sự phát triển vượt bậc và không ngừng của khoa học kỹ thuật được ứng dụng trong mọi mặt đời sống, kinh tế, pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật điều chỉnh về giao dịch bằng hợp đồng điện tử vẫn còn một số bất cập có thể dẫn đến rủi ro cho các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng như: khó khăn và tốn nhiều chi phí trong việc thu thập và kiểm tra tính xác thực của chứng cứ từ thông điệp dữ liệu; thiếu quy định cụ thể về hình thức chữ ký scan và chữ ký hình ảnh; chưa có quy định về công chứng hợp đồng điện tử. Những bất cập này lần lượt được chỉ ra qua các phương pháp tra cứu, so sánh và phân tích luật viết nhằm đưa ra các gợi ý điều chỉnh và cải thiện hiệu quả và khả thi tương ứng với từng vấn đề pháp lý hiện còn tồn tại.


2021 ◽  
Vol 16 (2) ◽  
pp. 20-35
Author(s):  
Võ Hồng Tú ◽  
Nguyễn Thuỳ Trang

Xây dựng nông thôn mới là một trong những chương trình trọng điểm với mục tiêu phát triển toàn diện khu vực nông thôn. Hậu Giang là tỉnh đi đầu ở Đồng bằng sông Cửu Long về thực hiện nông thôn mới. Do vậy, nghiên cứu thực hiện điều tra 458 quan sát tại Hậu Giang để tìm hiểu nguồn vốn sinh kế và so sánh sánh nguồn vốn sinh kế ở các nhóm xã có kết quả xây dựng nông thôn mới khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn chung năm nguồn vốn sinh kế nông hộ ở nhóm xã hoàn thành tốt là cao hơn so với các nhóm xã còn lại. Kết quả hồi quy đa biến cho thấy có 04 yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa và tỷ lệ thuận đến thu nhập nông hộ, gồm diện tích đất của nông hộ, tình hình vốn vay, nhân khẩu trong gia đình và nhóm xã hoàn thành tốt xây dựng nông thôn mới.


2021 ◽  
Vol 16 (2) ◽  
pp. 88-101
Author(s):  
Đoàn Bảo Sơn

Nghiên cứu này khám phá các nhân tố làm tiền đề cho hành vi chia sẻ tri thức ẩn trong khu vực công. Dữ liệu được thu thập bằng bảng hỏi và theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Đối tượng khảo sát là cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các cơ quan hành chính nhà nước ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bằng sự hỗ trợ của các lãnh đạo, tác giả thu được 477 bảng trả lời từ các đáp viên. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) cho thấy 03 chiểu kích vốn xã hội cấu trúc, vốn xã hội quan hệ và vốn xã hội tri nhận đều ảnh hưởng tích cực đến sự cam kết với tổ chức. Đến lượt nó, sự cam kết của nhân viên sẽ thúc đẩy hành vi chia sẻ tri thức ẩn. Dựa vào các kết quả này, các hàm ý chính sách thúc đẩy nhân viên chia sẻ tri thức ẩn cũng được tác giả đề xuất trong bài báo.


2021 ◽  
Vol 16 (2) ◽  
pp. 5-19
Author(s):  
Dương Văn Huy

Bài viết phân tích thực trạng đại dịch Covid-19 ở khu vực năm 2020. Tiếp đến, bài viết phân tích những tác động của chúng, trên các chiều kích khác nhau, đối với ASEAN năm 2020. Trong đó, bài viết nhấn mạnh rằng, ASEAN cũng như toàn thế giới chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, tăng trưởng kinh tế các nước suy giảm mạnh mẽ, hoạt động du lịch ngưng trệ, tỷ lệ thất nghiệp tăng. Các kế hoạch phát triển của từng quốc gia cũng như các cam kết của ASEAN bị đảo lộn, hoạt động đầu tư, thương mại và chuỗi cung ứng bị tác động mạnh mẽ. Trong khi đó, năng lực chống chọi với diễn biến phức tạp của đại dịch của nhiều quốc gia trong khu vực còn yếu, sức đề kháng về mặt kinh tế - xã hội ngày càng suy giảm. Tuy nhiên, khu vực ASEAN đang đứng trước những thời cơ phát triển, có điều kiện tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và thúc đẩy tiến trình số hóa nền kinh tế. Quan trọng là cần có tiếp tục hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước để ASEAN để tận dụng cơ hội. Cuối cùng, bài viết khẳng định rằng, ASEAN năm 2020 vừa phải đối diện với những thách thức lớn do tác động của đại dịch Covid-19, đồng thời cũng đón nhận những cơ hội phát triển mới.


2021 ◽  
Vol 16 (2) ◽  
pp. 5-19
Author(s):  
Dương Văn Huy

Bài viết phân tích thực trạng đại dịch Covid-19 ở khu vực năm 2020. Tiếp đến, bài viết phân tích những tác động của chúng, trên các chiều kích khác nhau, đối với ASEAN năm 2020. Trong đó, bài viết nhấn mạnh rằng, ASEAN cũng như toàn thế giới chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, tăng trưởng kinh tế các nước suy giảm mạnh mẽ, hoạt động du lịch ngưng trệ, tỷ lệ thất nghiệp tăng. Các kế hoạch phát triển của từng quốc gia cũng như các cam kết của ASEAN bị đảo lộn, hoạt động đầu tư, thương mại và chuỗi cung ứng bị tác động mạnh mẽ. Trong khi đó, năng lực chống chọi với diễn biến phức tạp của đại dịch của nhiều quốc gia trong khu vực còn yếu, sức đề kháng về mặt kinh tế - xã hội ngày càng suy giảm. Tuy nhiên, khu vực ASEAN đang đứng trước những thời cơ phát triển, có điều kiện tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và thúc đẩy tiến trình số hóa nền kinh tế. Quan trọng là cần có tiếp tục hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước để ASEAN để tận dụng cơ hội. Cuối cùng, bài viết khẳng định rằng, ASEAN năm 2020 vừa phải đối diện với những thách thức lớn do tác động của đại dịch Covid-19, đồng thời cũng đón nhận những cơ hội phát triển mới.


2021 ◽  
Vol 16 (2) ◽  
pp. 77-87
Author(s):  
Nguyễn Thanh Khương
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Ứng dụng họp hội nghị là một công cụ được sử dụng phổ biến trong đào tạo từ xa. Sử dụng các ứng dụng họp hội nghị đã giải quyết được nhu cầu giảng dạy và học tập liên tục trong đại dịch Covid-19 tại Việt Nam. Với khung lý thuyết về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT), nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố tác động đến việc sử dụng các ứng dụng họp hội nghị cho việc giảng dạy trong thời gian dịch Covid-19 diễn ra tại Việt Nam bởi các thầy, cô giáo. Bằng công cụ bảng hỏi trực tuyến trên Google Docs, nghiên cứu thu thập được 215 mẫu với 203 mẫu đạt yêu cầu được sử dụng, các biên quan sát và các mối quan hệ trong mô hình được phân tích qua từng bước gồm phân tích khám phá (EFA), phân tích khẳng định (CFA) và phân tích bằng kỹ thuật mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Các yếu tố bao gồm: kỳ vọng nổ lực, thói quen, động lực thụ hưởng tác động tích cực đến ý định sử dụng các ứng dụng họp trực tuyến và ý định sử dụng đồng thời giải thích được 65.5% về hành vi sử dụng các ứng họp hội nghị (R2 = 0.655) để giảng dạy.


2021 ◽  
Vol 16 (2) ◽  
pp. 123-133
Author(s):  
Trần Mậu Chung

Dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác là một hướng tiếp cận dạy học hiện đại, đã và đang thu hút được nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục trong và ngoài nước nghiên cứu. Để làm cơ sở, tiền đề cho nghiên cứu vấn đề vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn đạt hiệu quả thiết thực. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tổng quan về dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác qua các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước trên các hướng như sau: Nghiên cứu về vai trò và mối quan hệ tương tác các thành tố của quá trình dạy học; nghiên cứu về cơ sở lý thuyết, phương pháp và kỹ thuật dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác; Nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác và nghiên cứu về vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong các môn học ở các nhà trường.


Sign in / Sign up

Export Citation Format

Share Document