scholarly journals Sử dụng các ứng dụng họp hội nghị để dạy học trong mùa dịch Covid-19 tại Việt Nam

2021 ◽  
Vol 16 (2) ◽  
pp. 77-87
Author(s):  
Nguyễn Thanh Khương
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Ứng dụng họp hội nghị là một công cụ được sử dụng phổ biến trong đào tạo từ xa. Sử dụng các ứng dụng họp hội nghị đã giải quyết được nhu cầu giảng dạy và học tập liên tục trong đại dịch Covid-19 tại Việt Nam. Với khung lý thuyết về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT), nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố tác động đến việc sử dụng các ứng dụng họp hội nghị cho việc giảng dạy trong thời gian dịch Covid-19 diễn ra tại Việt Nam bởi các thầy, cô giáo. Bằng công cụ bảng hỏi trực tuyến trên Google Docs, nghiên cứu thu thập được 215 mẫu với 203 mẫu đạt yêu cầu được sử dụng, các biên quan sát và các mối quan hệ trong mô hình được phân tích qua từng bước gồm phân tích khám phá (EFA), phân tích khẳng định (CFA) và phân tích bằng kỹ thuật mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Các yếu tố bao gồm: kỳ vọng nổ lực, thói quen, động lực thụ hưởng tác động tích cực đến ý định sử dụng các ứng dụng họp trực tuyến và ý định sử dụng đồng thời giải thích được 65.5% về hành vi sử dụng các ứng họp hội nghị (R2 = 0.655) để giảng dạy.

2021 ◽  
Vol 16 (1) ◽  
pp. 156-168
Author(s):  
Nguyễn Hoàng Thảo Phương ◽  
Trương Thị Như Ngọc
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Mô hình học tập trải nghiệm của Kolb (1984) đã được các nhà nghiên cứu ứng dụng rất nhiều ở các môn học và ngành học khác nhau và ở nhiều cấp bậc học khác nhau. Tuy nhiên, đối với môn học Đồ án trong chương trình đào tạo bậc đại học ngành kiến trúc thì hiện nay mô hình này vẫn chưa được áp dụng rộng rãi. Do đó, bài viết này là bài viết đầu tiên đề cập chi tiết cách thức vận dụng lý thuyết của mô hình học tập trải nghiệm của Kolb vào việc xây dựng các bước thiết kế khóa học trải nghiệm, giúp nâng cao chất lượng môn học Đồ án của sinh viên ngành kiến trúc tại Việt Nam và tìm hiểu tính hiệu quả của việc áp dụng mô hình này để thiết kế một chuyến đi trải nghiệm cụ thể. Chuyến đi học tập trải nghiệm đến thành phố Đà Lạt cụ thể bao gồm 40 sinh viên đến từ ba trường đại học khác nhau, ba kiến trúc sư hàng đầu của Việt Nam và bốn Giảng viên có kinh nghiệm. Sau chuyến đi học tập trải nghiệm, sinh viên được yêu cầu chiêm nghiệm về chuyến đi và viết suy nghĩ của họ vào một trang văn bản của ứng dụng Google Docs được tạo ra cho từng cá nhân và chia sẻ trong một thư mục chung trên Google Drive cho những người tham gia. Kết quả nghiên cứu từ dữ liệu định tính thu thập ngẫu nhiên từ sự chiêm nghiệm được trình bày trên trang cá nhân Google Docs của 07 trong số 40 sinh viên tham gia chuyến đi học tập trải nghiệm cho thấy chuyến đi học tập trải nghiệm gia tăng sự hứng thú và hài lòng về việc học tập của cá nhân, tạo cảm xúc tích cực, tăng cường kỹ năng giao tiếp và networking, khả năng cảm nhận về tư duy thiết kế và nâng cao niềm tin về năng lực của bản thân.


2010 ◽  
Vol 13 (3) ◽  
pp. 5-20
Author(s):  
Loc Duc Nguyen

The Vietnamese Catholic community is not only a religious community but also a traditional village with relationships based on kinship and/or sharing the same residential area, similar economic activities, and religious activities. In this essay, we are interested in examining migrating Catholic communities which were shaped and reshaped within the historical context of Viet Nam war in 1954. They were established after the migration of millions of Catholics from Northern to Southern Viet Nam immediately after Geneva Agreement in 1954. Therefore, by examining the particular structural traits of the emigration Catholic Communities we attempt to reconstruct the reproducing process of village structure based on the communities’ triple structure: kinship structure, governmental structure and religious organization.


Keyword(s):  

Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu thứ cấp, bài viết đưa ra một số vấn đề lý luận về hoạt động giáo dục kỹ năng và tư duy sáng tạo (GDKN&TDST), đồng thời tìm hiểu thực trạng công tác giáo dục, phát triển kỹ năng, tư duy sáng tạo hiện nay ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đang diễn ra mạnh mẽ với những yêu cầu ngày càng cao về đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, các trường đại học, các tổ chức trong nước đã bắt đầu quan tâm đến việc phát triển các kỹ năng, tư duy sáng tạo. Điều này được thể hiện ở việc đã có nhiều trung tâm, viện nghiên cứu được thành lập tại các trường đại học. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, bài viết đưa ra một số đề xuất cho hoạt động GDKN&TDST trong các trường đại học ở Việt Nam.


2019 ◽  
Vol 5 (1b) ◽  
pp. 41-53
Keyword(s):  

Matsusaka momen (松阪木綿) là loại vải bông nổi tiếng của vùng Ise, Nhật Bản. Với đặc điểm là hoa văn sọc dọc lấy màu chàm làm chủ đạo, trong thế kỷ XVIII, chỉ riêng ở Edo, số lượng vải chàm Matsusaka được tiêu thụ hằng năm tương đương với một nửa dân số sống trong thành. Nhiều thương nhân xuất thân từ Matsusaka, nhờ buôn bán vải chàm và thuốc nhuộm, đã phát triển thành các tập đoàn thương mại lớn, tiêu biểu là dòng họ Mitsui. Một số nhà nghiên cứu Nhật Bản cho rằng nguồn gốc của hoa văn sọc trên vải chàm Matsusaka liên quan đến “liễu điều bố” do thương nhân Kadoya Shichirobee (角屋七郎兵衛,1610 -1672) gửi về từ Hội An. Bài viết này tổng kết nghiên cứu của tác giả trong 5 năm (2013-2018) liên quan đến nguồn gốc hoa văn trên vải chàm Matsusaka và trình bày giả thuyết về mối quan hệ của hoa văn này với vải thổ cẩm của Việt Nam Ngày nhận 29/3/2019; ngày chỉnh sửa 06/5/2019; ngày chấp nhận đăng 31/5/2019


2019 ◽  
Vol 5 (1) ◽  
pp. 118-127 ◽  
Keyword(s):  

Việt Nam học là một ngành khoa học có mã số độc lập, có đối tượng và phương pháp tiếp cận mang đặc thù tương đối. Cũng như các khái niệm “Huế học”, “Hà Nội học”, Việt Nam học chọn hướng nghiên cứu, khai thác những khía cạnh đặc trưng của đất nước, con người và văn hóa Việt Nam ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Tôn giáo, tín ngưỡng là một bộ phận cấu thành nền văn hóa Việt Nam. Dù là tôn giáo ngoại nhập hay tôn giáo nội sinh thì các tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam đều đã mang những đặc trưng riêng gắn với đặc điểm vị trí địa lý, tâm thức cũng như văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Xác định Việt Nam học là một chuyên ngành độc lập, việc lựa chọn công trình nghiên cứu (của cả giảng viên, sinh viên) và nội dung giảng dạy học phần về tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam cho chuyên ngành Việt Nam học hiện nay cần phải chọn góc tiếp cận chủ yếu là chuyên ngành này để làm rõ, nổi bật yếu tố “Việt Nam” ẩn chứa trong văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay, góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa. Đồng thời, thông qua đó, chúng ta khẳng định thêm Việt Nam học là một hướng nghiên cứu có lối đi riêng. Bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu và khái quát hóa, bài viết này sẽ trình bày một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan, trong đó trực tiếp đề cập đến vấn đề khái niệm, hướng tiếp cận chuyên ngành Việt Nam học, từ đó đề xuất những nội dung nghiên cứu và giảng dạy tôn giáo và tín ngưỡng Việt Nam trong đào tạo chuyên ngành này hiện nay. Ngày nhận 07/11/2018; ngày chỉnh sửa 13/01/2019; ngày chấp nhận đăng 28/02/2019


2019 ◽  
Vol 5 (1) ◽  
pp. 37-53

Trên thế giới, nhiều nghiên cứu về tự trọng đã được tiến hành trên nhóm khách thể là trẻ em và trẻ vị thành niên, tuy nhiên nhóm người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên lại chưa nhận được sự quan tâm thích đáng. Ở Việt Nam, tình hình cũng tương tự, đặc biệt, các nghiên cứu về sự thỏa mãn nhu cầu tự trọng (Self- Esteem) tiếp cận dựa trên khung lý thuyết của Abraham Maslow còn rất thiếu vắng. Mục đích của nghiên cứu này nhằm mô tả sự thỏa mãn nhu cầu tự trọng của 301 người trưởng thành, độ tuổi 18 - 60 (Mean = 34.6, SD = 0.77) tại Việt Nam tiếp cận theo lý thuyết về Tháp nhu cầu của A. Maslow. Thang đo sự thỏa mãn nhu cầu tâm lý (Psychological Needs Satisfaction) của David Lester và cộng sự (1990), được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (i) Sự thỏa mãn nhu cầu tự trọng của người trưởng thành tại Việt Nam có điểm số trung bình cao nhất trong số 5 nhu cầu theo lý thuyết của A.Maslow; (ii) Các nhu cầu trong năm nhu cầu theo khung lý thuyết đều có mối tương quan mạnh với nhau, trong đó tương quan mạnh nhất là sự thỏa mãn nhu cầu tự trọng với nhu cầu hiện thực hóa bản thân; (iii) Có sự khác biệt về sự thỏa mãn nhu cầu tự trọng giữa các nhóm tuổi khác nhau và giữa các nhóm trình độ học vấn khác nhau, tuy nhiên chưa đủ bằng chứng để kết luận có sự khác biệt theo tiêu chí giới tính, địa bàn nghiên cứu, kiểu tính cách và mức thu nhập. Ngày nhận 01/10/2018; ngày chỉnh sửa 5/12/2018; ngày chấp nhận đăng 28/2/2019


Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Vùng biên giới Lào Cai (Việt Nam) - Vân Nam (Trung Quốc) là một bộ phận quan trọng của vùng biên giới Việt - Trung. Hai tỉnh này đều có một vị trí địa chính trị quan trọng và có những đặc trưng của vùng, trong đó có những đặc trưng về văn hóa. Nhìn chung, điều dễ nhận thấy là cả hai tỉnh đều có những nét văn hóa rất nổi trội. Cụ thể, đây là vùng có sự đa dạng về tộc người, do đó có sự đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ tộc người. Tuy nhiên, vẫn có sự thống nhất trong đa dạng ở khu vực này. Bên cạnh đó, giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa các tộc người cũng là quy luật tất yếu và xu hướng chung của các tộc người ở vùng biên giới. Trong đó, nổi bật là sự giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc thiểu số (DTTS) với tộc người đa số, giữa các DTTS ở nội vùng biên giới và xuyên biên giới. Điều này vừa góp phần tạo nên sự đa sắc của văn hóa vùng biên và hội nhập của các dân tộc nhưng đồng thời nó cũng có thể gây ra sự phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định về an ninh, chính trị ở vùng biên giới.


2019 ◽  
Vol 5 (3) ◽  
pp. 370-382
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Bài báo tóm tắt kết quả nghiên cứu đối sánh giữa các chương trình đào tạo của ngành khoa học Thông tin thư viện (TTTV) tại Việt Nam với bản hướng dẫn của Liên đoàn Quốc tế các Hội và Cơ quan thư viện (IFLA) về phát triển các chương trình đào tạo chuyên gia TTTV. Nghiên cứu tập trung vào hai khía cạnh cụ thể của các khung chương trình đó là cấu trúc tổng quan và các nội dung chính của các chương trình này. Kết quả cho thấy có sự mất cân bằng giữa lý thuyết và thực hành trong các chương trình đào tạo với việc tập trung quá nhiều vào lý thuyết, và các chương trình không được cấu trúc một cách linh hoạt với quá ít môn học tự chọn. Nghiên cứu chỉ rõ rằng chỉ có một vài nội dung trong các chương trình đào tạo của Việt Nam có tính tương đồng với bản hướng dẫn của IFLA, còn lại các nội dung khác đang có một khoảng cách lớn so với tiêu chuẩn mà IFLA đưa ra. Ngày nhận 24/8/2018; ngày chỉnh sửa 17/5/2019; ngày chấp nhận đăng 28/6/2019


Sign in / Sign up

Export Citation Format

Share Document