Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology
Latest Publications


TOTAL DOCUMENTS

122
(FIVE YEARS 122)

H-INDEX

0
(FIVE YEARS 0)

Published By Vietnam Association Of Diabetes And Endocrinology

1859-4727

Author(s):  
Thị Thu Hiền Văn ◽  
Bích Nga Vũ ◽  
Đình Tùng Lê

Bệnh thần kinh tự chủ tim mạch là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhưng ít được chẩn đoán ở bệnh nhân đái tháo đường. Tỷ lệ bệnh thần kinh tự chủ tim mạch thay đổi từ 2% đến 91% ở đái tháo đường típ 1 (ĐTĐ típ 1) và 25% đến 75% ở đái tháo đường típ 2 (ĐTĐ típ 2). Kết quả có sự khác nhau đáng kể giữa các nghiên cứu là do thiếu sự thống nhất giữa các tiêu chuẩn chẩn đoán. Biểu hiện bệnh bao gồm hạ huyết áp tư thế, nhịp tim nhanh khi nghỉ, và có thể có nhồi máu cơ tim thầm lặng. Có nhiều phương pháp để chẩn đoán bênh, bao gồm sử dụng các nghiệm pháp để đánh giá chức năng thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Đây là một biến chứng muộn, và một khi đã xảy ra thì việc đảo ngược tình trạng này là không thể. Điều trị bệnh thần kinh tự chủ tim mạch còn rất hạn chế, chủ yếu điều trị kiểm soát triệu chứng hạ huyết áp tư thế. Bài viết này trình bày về phương pháp thăm dò phát hiện sớm biến chứng thần kinh tự chủ tim mạch bằng các xét nghiệm không xâm lấn đơn giản để đo chức năng tự chủ của tim dựa trên đáp ứng của nhịp tim và huyết áp với vận động sinh lý. Thăm dò này được Ewing và cộng sự mô tả đầu tiên vào năm 1980  và đã được áp dụng hiệu quả trong việc phát hiện sớm những thay đổi trong chức năng thần kinh tự chủ ở bệnh nhân đái tháo đường.


Author(s):  
Tuấn Dương Phạm ◽  
Thị Hoa Đặng
Keyword(s):  

Trong thời kỳ mang thai, tuyến giáp thay đổi rõ rệt. Những sự thay đổi này đôi khi là sinh lý, nhưng đôi khi xuất hiện hoặc làm thúc đẩy những rối loạn chức năng tuyến giáp( RLCNTG), để lại những hậu quả nặng nề cho cả mẹ và thai nhi nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, khi thai nhi chưa tự sản xuất được hormon tuyến giáp mà phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, nhưng ở Việt Nam còn rất ít quan tâm. Mục tiêu: Nhận xét thực trạng rối loạn chức năng tuyến giáp ở phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu tại bệnh viện 19-8. Phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên 123 thai phụ mang thai 3 tháng đầu. Các thai phụ được khám lâm sàng, xét nghiệm máu định lượng FT4, TSH, anti-TPO. Kết quả: Dựa trên khoảng tham chiếu khuyến cáo của Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ (ATA) 2011 tỷ lệ RLCNTG là 31,7%. Trong đó, cường giáp 13,0%, suy giáp 16,3%, tình trạng giảm hormon FT4 2,4%.


Author(s):  
Trọng Trí Mai ◽  
Thị Kiều Nga Nguyễn

Đặt vấn đề: Tư vấn giáo dục cá thể đái tháo đường có vai trò nhất định độc lập với phương pháp tư cộng đồng hoặc tư vấn nhóm nhỏ. Khoa Nội tiết bệnh viện Nhân dân 115 đã triển khai chương trình Góc tư vấn nhằm cá nhân hóa tư vấn và giáo dục cho bệnh nhân đái tháo đường theo từng chủ đề cụ thể. Mục tiêu: Nghiên cứu được tiến hành để khảo sát sự cải thiện kiến thức và sự hài lòng của người bệnh đái tháo đường sau chương trình tư vấn và giáo dục cá thể. Phương pháp nghiên cứu: Các bệnh nhân nội trú và ngoại trú nhập viện sẽ được sàng lọc để đưa vào nghiên cứu khi có chỉ định tư vấn từ các bác sĩ. Có 4 chủ đề chính được lựa chọn gồm: (1) Dinh dưỡng đái tháo đường, (2) Xử trí hạ đường huyết, (3) Hướng dẫn thay băng vết thương tại nhà và (4) Hướng dẫn tiêm insulin. Một điều dưỡng đã được huấn luyện về tư vấn và giáo dục sẽ tư vấn theo chỉ định. Kết quả: Trong thời gian 2 tháng từ tháng 12/2019-01/2020, có 86 đối tượng tham gia vào nghiên cứu. Bệnh nhân có tuổi trung bình là 57,93 ± 13.04, nữ giới chiếm 68,97% tổng lượt tư vấn. 95,24% bệnh nhân cải thiện kiến thức sau tư vấn, 99% bệnh nhân tự tin áp dụng các kiến thức vào cuộc sống và tất cả người bệnh đều hài lòng với chương trình tư vấn cá thể. Kết luận: Chương trình tư vấn giáo dục cá thể có được một số kết quả tích cực bước đầu như góp phần cải thiện kiến thức và sự tự tin cho người bệnh đái tháo đường trong thực hiện một số kỹ năng quan trọng khi sống chung với bệnh. Mặc dù vậy, lợi ích lâu dài và thực sự vẫn còn chưa được rõ ràng và cần phải được nghiên cứu thêm.


Author(s):  
Thị Phola Thạch
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Đặt vấn đề: Để ngăn ngừa và làm giảm các biến chứng của bệnh đái tháo đường, việc kiểm soát đường huyết theo mục tiêu cho bệnh nhân là điều bắt buộc. Tại Việt Nam, có một số nghiên cứu khảo sát tỷ lệ đạt mục tiêu HbA1c trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2, nhìn chung tỷ lệ đạt còn thấp, dao động khoảng 30 - 40%. Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về tỷ lệ này tại Phòng khám Nội tiết, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long. Mục tiêu:         1) Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng; 2) Xác định tỷ lệ đạt mục tiêu điều trị và một số yếu tố liên quan sau 06 tháng ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị tại phòng khám Nội tiết, bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, được tiến hành trên 514 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đang điều trị tại Phòng khám Nội tiết, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long từ tháng 03 năm 2019 đến tháng 12 năm 2019. Kết quả: Có 64% đối tượng là nữ, độ tuổi < 65 chiếm 71%, tuổi trung bình 59 ± 11,88, nhỏ nhất 17 và lớn nhất 93 tuổi; 41,4% có thời gian mắc bệnh < 5 năm, thời gian trung bình mắc bệnh 6,92 ± 5,06. Thể trạng bình thường: 43,8%, thừa cân 28,2%. Có 50% đối tượng mắc bệnh THA, 45,5% bệnh mạch vành, 77,6% rối loạn lipid máu. Tuân thủ chế độ ăn tốt 28,6%, kém 30,9%. Tuân thủ vận động thể lực < 3 lần/tuần đạt 39,5%, không vận động 42%. Điều trị phối hợp 02 nhóm thuốc viên 31,1%, dùng phối hợp insulin và thuốc viên 28%. Kết quả đường huyết đói và HbA1c đạt mục tiêu sau 6 tháng lần lượt là 54,9% và 44,9%. Nhóm tuổi < 65 tuổi có hiệu quả kiểm soát HbA1c ≤ 7%  cao gấp 1,82 lần so nhóm ≥ 65 tuổi. Nhóm đối tượng tuân thủ chế độ ăn tốt kiểm soát HbA1c ≤ 7% so với các nhóm còn lại lần lượt: 5,04 lần và 9,39 lần. Nhóm đối tượng trước can thiệp có HbA1c ≤ 7% duy trì tỷ lệ HbA1c cao gấp 5,27 lần. Kết luận: HbA1c đạt mục tiêu sau 6 tháng điều trị chiếm tỷ lệ cao. Bệnh nhân nhỏ tuổi, tuân thủ chế độ ăn tốt và mức HbA1c ban đầu là các yếu tố liên quan độc lập đến kiểm soát HbA1c ≤ 7% sau 6 tháng điều trị.


Author(s):  
Trọng Nghĩa Nguyễn ◽  
Thị Nhạn Nguyễn ◽  
Thị Dừa Đào ◽  
Thừa Nguyên Trần ◽  
Trung Hiếu Phạm ◽  
...  

Đặt vấn đề: Hội chứng chuyển hóa là một tập hợp của các yếu tố nguy cơ chuyển hóa tim, có khuynh hướng nhóm lại với nhau ở các đối tượng bị ảnh hưởng hơn là dự đoán một cách tình cờ. Sự hiện diện của hội chứng chuyển hóa làm tăng đáng kể nguy cơ xuất hiện đái tháo đường típ 2, bệnh tim mạch, từ đó liên quan chặt chẽ đến quá trình lão hóa và một loạt các kết cục xấu. Các nghiên cứu gần đây cho thấy thiếu vitamin D rất phổ biến trên thế giới và là một yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyển hóa. Mục tiêu nghiên cứu: (1). Đặc điểm nồng độ 25-hydroxyvitamin D huyết tương ở đối tượng có hội chứng chuyển hóa. (2). Mối liên quan giữa nồng độ 25-hydroxyvitamin D huyết tương và các yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyển hóa. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có đối chứng ở 275 đối tượng người trưởng thành đến khám sức khỏe tại Trung tâm điều trị theo yêu cầu và quốc tế–Bệnh viện Trung ương Huế, trong đó nhóm bệnh gồm 94 đối tượng có hội chứng chuyển hóa và nhóm chứng gồm 181 người khỏe mạnh. Hội chứng chuyển hóa được chẩn đoán theo đồng thuận của các tổ chức IDF, NHLBI, AHA, WHF, IAS, IASO năm 2009. Nồng độ 25-hydroxyvitamin D được đo bằng phương pháp xét nghiệm miễn dịch vi hạt hóa phát quang. Kết quả: Nồng độ 25-hydroxyvitamin D huyết tương ở đối tượng có hội chứng chuyển hóa là 27,8 ng/mL, tỷ lệ giảm 25-hydroxyvitamin D huyết tương là 87,2% cao hơn nhóm chứng là 24,9% có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Có mối tương quan nghịch giữa nồng độ 25-hydroxyvitamin D huyết tương với vòng bụng, BMI, cholesterol toàn phần, triglycerid, giảm HDL-C, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và HbA1C (p <0,05 đến p <0,001). Kết luận: Nồng độ 25-hydroxyvitamin D huyết tương ở đối tượng có hội chứng chuyển hóa là 27,8 ng/mL, tỷ lệ giảm 25-hydroxyvitamin D huyết tương là 87,2%. Có mối tương quan nghịch giữa nồng độ 25-hydroxyvitamin D huyết tương với vòng bụng, BMI, cholesterol toàn phần, triglycerid, giảm HDL-C, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và HbA1C.


Author(s):  
Thu Hương Nguyễn

Điều trị bệnh nhân đái tháo đường típ 2 (BN ĐTĐT2) bao gồm giáo dục, đánh giá biến chứng mạch máu nhỏ và mạch máu lớn, cố gắng đạt được glucose máu bình thường hoặc gần bình thường, giảm thiểu tối đa và duy trì trong thời gian dài các yếu tố nguy cơ (YTNC) tim mạch, tránh dùng các thuốc có thể gây trầm trọng những khiếm khuyết đã có của chuyển hóa insulin hoặc lipid. Tất các các biện pháp điều trị cần được cá thể hóa dựa trên tuổi bệnh nhân, tuổi thọ dự tính và bệnh kết hợp. Mặc dù đã có những thành tựu đạt được dựa trên các nghiên cứu tích cực như thay đổi mức độ hấp thu dạ dày bằng cách can thiệp phẫu thuật cũng như sử dụng insulin tích cực giúp ĐTĐ được ổn định hơn song đa số BN tuổi trưởng thành vẫn cần được điều chỉnh thường xuyên dựa vào mục tiêu đạt được của glucose máu. Các biện pháp điều trị nhằm giảm nồng độ glucose dựa vào sự gia tăng hiệu lực của insulin (ví dụ thông qua việc sử dụng insulin hoặc các tác nhân kích thích tiết insulin), cải thiện tính nhạy cảm của insulin, kéo dài thời gian phóng thích và hấp thu glucose từ ống tiêu hóa, gia tăng bài xuất glucose qua đường niệu hoặc phối hợp các tác dụng trên để đạt được mục tiêu. Biện pháp kiểm soát glucose ở  BN ĐTĐT2 mới chẩn đoán sẽ được trình bày trong bài tổng quan sau. Hơn thế nữa bài viết còn đề cập đến biện pháp điều trị tăng glucose bền bỉ (khó kiểm soát) và một số nội dung khác như theo dõi và xác định các biến chứng mạch máu nhỏ và mạch máu lớn cũng được bàn luận riêng rẽ.


Author(s):  
Thị Hoa Nguyễn

Mục tiêu: Đánh giá được lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa và xác định được tỷ lệ các mức độ gan nhiễm mỡ độ I, II, III bằng máy Fibroscan Touch. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, khám sàng lọc 100 bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa (theo tiêu chuẩn AHA / NHLBI + IDF (2009)) từ 600 bệnh nhân đến khám tại khoa điều trị Cao cấp, Bệnh viện 19-8, bộ Công An. Kết quả: 100 đối tượng nghiên cứu có hội chứng chuyển hóa được đo độ nhiễm mỡ gan bằng máy Fibroscan Touch 502, kết quả cho thấy 92% số bệnh nhân trong nghiên cứu có gan nhiễm mỡ ở các mức độ khác nhau.


Author(s):  
Thu Phương Nguyễn ◽  
Trung Vinh Hoàng

Mục tiêu: Khảo sát nồng độ thiamin huyết tương và tỷ lệ biến đổi của chỉ số ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 (BN ĐTĐT2). Đối tượng và phương pháp: 254 đối tượng chia thành 2 nhóm bao gồm 161 BN ĐTĐT2 và 93 đối tượng thuộc nhóm chứng được xét nghiệm nồng độ thiamin huyết tương bằng phương pháp ELISA. Kết quả: Nồng độ thiamin ở BN thấp ở có ý nghĩa so với nhóm chứng. Tỷ lệ BN giảm thiamin là 86,3%. Nồng độ thiamin và tỷ lệ giảm thiamin ở BN nam và nữ, giữa các nhóm tuổi tương đương nhau. Kết luận: BN ĐTĐT2 biểu hiện giảm nồng độ thiamin. Tỷ lệ đối tượng giảm gặp ở mức cao. Không có sự khác biệt về nồng độ thiamin giữa nam và nữ cũng như giữa các nhóm tuổi.


Author(s):  
Chí Dũng Vũ ◽  
Trọng Thành Nguyễn
Keyword(s):  

Hạ canxi máu nặng là tình trạng cấp cứu có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong ở trẻ em. Nồng độ canxi trong máu thấp làm rối loạn điện thế màng tế bào, đặc biệt là tế bào cơ tim dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim – hay gặp nhất là QT kéo dài. Trên lâm sàng, các biểu hiện của hội chứng QT kéo dài gồm nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp, cơn ngất hoặc ngừng tim đột ngột. Do vậy, rối loạn nhịp tim do hạ canxi máu nặng là một tình trạng cấp cứu cần được phát hiện và xử trí kịp thời. Chúng tôi báo cáo  trường hợp bệnh nhi 12 tuổi có biểu hiện lâm sàng co giật và cơn ngất. Trẻ được chẩn đoán rối loạn nhịp tim QT kéo dài do hạ canxi máu nặng – suy tuyến cận giáp. Bệnh nhân được điều trị bổ sung canxi, vitamin D và magie đường uống. Tình trạng bệnh nhân ổn định hoàn toàn sau điều trị.


Author(s):  
Trọng Trí Mai ◽  
Quang Nam Trần

Đặt vấn đề: Dạng muối kali của sucrose octasulfate cho thấy khả năng ức chế các matrix metalloproteinase cũng như tương tác với các yếu tố tăng trưởng làm tăng khả năng lành thương và rút ngắn thời gian điều trị. Mặc dù vậy, chưa có nhiều nghiên cứu về hiệu quả gạc sucrose octasulfate (SO) trên những loại vết loét bàn chân đái tháo đường (VLBCĐTĐ) chỉ do nguyên nhân thần kinh hoặc chưa có biến chứng thần kinh hoặc mạch máu trong điều kiện đời thực. Mục tiêu: Đánh giá tính hiệu quả và an toàn của gạc SO trên trên nhiều loại VLBCĐTĐ trong điều kiện thực tế lâm sàng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát, nhãn mở, đa trung tâm được tiến hành với tiêu chuẩn chọn vào gồm 1) Có đái tháo đường; 2) Trên 18 tuổi; 3) Có vết loét bàn chân đái tháo đường không có dấu hiệu nhiễm khuẩn trên lâm sàng và 4) Đồng ý tham gia nghiên cứu. Các VLBCĐTĐ không nhiễm trùng sử dụng gạc SO dạng lưới phủ vết thương. Các kết cục bao gồm: kết cục vết thương lần khám cuối, diện tích vết thương trước và sau điều trị, thời gian điều trị, nhiễm trùng, đoạn chi, quá phát mô hạt. Kết quả: Có 5 trung tâm tham gia nghiên cứu (bệnh viện Bạch Mai, Đà Nẵng, Nguyễn Tri Phương, Đại học Y dược TP HCM, Nhân dân 115) thu tuyển được 36 đối tượng từ 06/2019 đến 06/2020. Kết cục gồm lành hoàn toàn, giảm đáng kể kích thước, mất dấu chiếm lần lượt 12 ca (33,3%), 21 ca (58,4%) và 3 ca (8,3%). Các vết thương giảm kích thương khoảng 90% trong thời gian trung vị là 31,5 ngày. Kích thước vết thương trước nghiên cứu là 11,3 cm giảm còn 1,5 cm sau nghiên cứu (p=0,0002). Có 3 trường hợp nhiễm trùng (8,3%) và 5 trường hợp quá phát mô hạt (15,6%) nhưng không có trường hợp nào phải đoạn chi. Kết luận: Nghiên cứu mang tính chất đời thực này, dựa trên những thực hành lâm sàng hàng ngày cho thấy tính hiệu quả và an toàn của sử dụng gạc SO trong chăm sóc VLBCĐTĐ. Kết quả từ nghiên cứu này củng cố thêm các bằng chứng từ các nghiên cứu mù đôi, có nhóm chứng và ủng hộ việc xem xét sử dụng gạc SO như là phương pháp đầu tay khi điều trị VLBCĐTĐ không có tình trạng nhiễm trùng như các khuyến cáo trong các Hướng dẫn thực hành trên thế giới.


Sign in / Sign up

Export Citation Format

Share Document