nam co
Recently Published Documents


TOTAL DOCUMENTS

323
(FIVE YEARS 168)

H-INDEX

33
(FIVE YEARS 4)

2022 ◽  
Vol 509 (2) ◽  
Author(s):  
Võ Thảo Nguyên ◽  
Nguyễn Thị Thu Thủy
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Dược sĩ cộng đồng (DSCĐ) là nhân tố quan trọng trong vận hành hệ thống y tế đảm bảo sức khỏe cộng đồng nên cần đảm bảo kiến thức chuyên môn và trau dồi kỹ năng thực hành nghề nghiệp (KNTHNN). Tổng quan hệ thống các kết quả đánh giá kỹ năng thực hành nghề nhiệp của nhân viên bán hàng tại các nhà thuốc tư nhân trên thế giới là cần thiết nhằm cung cấp bức tranh toàn cảnh về đặc điểm, kỹ năng hành nghề cũng như các yếu tố liên quan đến KNTHNN của dược sĩ cộng đồng. Phân tích tổng quan hệ thống được thực hiện theo tiêu chuẩn PRISMA trên cơ sở dữ liệu Pubmed, Cochrane và Research Gate bằng câu lệnh, từ khóa và tiêu chí lựa chọn, loại trừ phù hợp. Dữ liệu về đặc điểm các nghiên cứu và đánh giá KNTHNN của DSCĐ được trích xuất và tổng hợp. Trong 6 nghiên cứu được chọn, có 4 nghiên cứu sử dụng phương pháp mô phỏng đóng vai người mua, 2 nghiên cứu khảo sát tự đánh giá và quan sát bí mật. Kỹ năng hỏi thu thập thông tin từ người bệnh có tỉ lệ chênh lệch cao 1,7% - 73,3% giữa các quốc gia. Kỹ năng tư vấn - cung cấp thông tin của DSCĐ ở Việt Nam có kết quả thấp nhất với chỉ 10% và không một DSCĐ nào khuyên khách hàng đến chuyên gia sức khỏe, trong khi đó kỹ năng này ở các quốc gia châu Âu và Úc là khá cao. Kỹ năng tư vấn của DSCĐ rất cao ở Đức và yếu kém ở Việt Nam và Jordan. Kết quả này giúp định hướng những nhận định phù hợp hơn trong công tác giáo dục đào tạo cũng như quản lý dược sĩ cộng đồng tại Việt Nam.


2022 ◽  
Vol 509 (1) ◽  
Author(s):  
Phạm Thị Duyên ◽  
Lê Xuân Cung ◽  
Dương Mai Nga ◽  
Phạm Ngọc Đông
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân loạn dưỡng nội mô Fuchs. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 40 mắt của 23 bệnh nhân trong 15 gia đình được chẩn đoán loạn dưỡng nội mô Fuchs từ tháng 8/2020 đến tháng 7/2021. Kết quả: Có 10 bệnh nhân nam và 13 bệnh nhân nữ. Tuổi trung bình tại thời điểm phát hiện bệnh là 58,0±14,6 tuổi. 100% bệnh nhân bị bệnh cả 2 mắt. Có 6 bệnh nhân được phát hiện bệnh do đi khám tình cờ hoặc khám sàng lọc, 17 bệnh nhân đi khám vì có triệu chứng cơ năng như nhìn mờ hoặc chói, cộm, chảy nước mắt từng đợt. Khám lâm sàng thấy 25 mắt giác mạc còn trong, 15 mắt phù giác mạc. 33 mắt có hình ảnh guttae ở mặt sau giác mạc, 7 mắt không quan sát được mặt sau giác mạc gồm 5 mắt giác mạc phù, bọng biểu mô nhiều và 2 mắt giác mạc đục, sẹo xơ ở giai đoạn cuối. Số lượng tế bào nội mô trung bình của 9 mắt đếm được nội mô là 2310 ± 515 tế bào/mm2. Độ dày giác mạc trung bình của 40 mắt là 593,8±67,9µm. Kết luận: Bệnh loạn dưỡng nội mô Fuchs tại Việt Nam có các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng điển hình như mô tả trong y văn. Chụp tế bào nội mô và đo độ dày giác mạc là hai xét nghiệm cận lâm sàng quan trọng trong chẩn đoán và theo dõi bệnh.


2022 ◽  
Vol 508 (2) ◽  
Author(s):  
Nguyễn Thị Lệ Mỹ ◽  
Đặng Thị Việt Hà ◽  
Đỗ Gia Tuyển
Keyword(s):  

Mục tiêu: Khảo sát nồng độ acid uric máu ở bệnh nhân viêm thận Lupus và tìm hiểu mối liên quan giữa tăng acid uric máu và một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng ở nhóm bệnh nhân. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu và tiến cứu trên 117 bệnh nhân viêm thận lupus điều trị tại Trung tâm Thận – Tiết niệu và lọc máu bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2020 đến 08/2021. Kết quả: 117 bệnh nhân nghiên cứu có tuổi trung bình là 34.6 ± 1.11, với tỷ lệ nam/nữ là 1/9.64 và 35.9% bệnh nhân phát hiện bệnh trong 1 tháng. Tỷ lệ tăng acid uric máu chiếm 75.2%, nồng độ trung bình là 463.60 ± 1.03. Tỷ lệ tăng acid uric ở nữ cao hơn nam có ý nghĩa thống kê (p<0.01) nhưng nồng độ acid uric ở 2 giới thì không có sự khác biệt (p>0.05). Các triệu chứng như tràn dịch màng tim (57.7%), tăng huyết áp (56.4%), hội chứng thận hư (57.3%), thiếu máu (87.2%) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm tăng acid uric và không tăng acid uric (p<0.05). Trên sinh thiết thận ở 46 bệnh nhân, tỷ lệ class III, IV là 30.6%, 61.1%, nồng độ acid uric trung bình: 415.18±102.025 và 503.76±105.190, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0.019. Acid uric có mối tương quan thuận với chỉ số huyết áp tâm thu, tâm trương, áp lực động mạch phổi, creatinine máu, ferritin, anti-ANA, protein niệu với r = 0.188; 0.210; 0.242, 0.476; 0.265; 0.206; 0.226 (p<0.05) và tương quan nghịch với mức lọc cầu thận, pH niệu, hemoglobin, protein, C3 với r = -0.457; -0.241; -0.204, -0.261, -0.331 (p<0.05). Acid uric và mức độ hoạt động bệnh dựa trên thang điểm SLEDAI có mối tương quan thuận với với với hệ số tương quan r =0,388 (p<0,001). Nồng độ acid uric ở những bệnh nhân có tăng áp động mạch phổi >40mmHg cao hơn không có tăng ALĐMP là 560.1±173.03; 464.3 ±131.31 với p<0.05. Kết luận: Tăng acid uric gặp ở 75.2% bệnh nhân viêm thận lupus, dự báo tiến triển xấu của viêm thận lupus và các biến chứng của bệnh (mức MLCT thấp hơn, thiếu máu hơn, huyết áp tăng, mức độ hoạt động bệnh SLEDAI cao hơn…). Việc giữ nồng độ acid uric thấp được khuyến cáo giúp tránh các biến chứng trong viêm thận lupus và nồng độ acid uric huyết thanh nên được áp dụng trong thực hành y tế khi đánh giá bệnh nhân VTL.


2022 ◽  
Vol 508 (2) ◽  
Author(s):  
Tăng Tuấn Hải ◽  
Trần Phủ Mạnh Siêu ◽  
Ngô Quốc Đạt

Đặt vấn đề: Nhiễm vi nấm ngoài da (dermatophytosis) là một trong những bệnh  phổ biến và khó điều trị. Vấn đề chẩn đoán tác nhân gây bệnh chưa được quan tâm triệt để, cộng với tình trạng kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần thiết phải có nghiên cứu khảo sát các chủng vi nấm ngoài da hiện đang lưu hành trên các bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Da Liễu, từ đó có cơ sở chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Mục tiêu: Phân lập, định danh và tìm hiểu tỷ lệ của các chủng vi nấm ngoài da. Khảo sát độ nhạy cảm với các thuốc khám nấm hiện nay trên các bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả, đối tượng từ 339 mẫu bệnh phẩm da, tóc, móng nghi ngờ do vi nấm ngoài da đến khám ngoại trú tại Khoa Khám bệnh Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2021 có chỉ định soi tươi tìm vi nấm của bác sĩ lâm sàng. Các bệnh phẩm được cấy vào môi trường Dermatophyte test medium (DTM) và Sabouraud dextrose Agar (SDA) để phân biệt và định danh. Các chủng vi nấm ngoài da được thực hiện kháng nấm bằng phương pháp đĩa khuếch tán để đánh giá hiệu lực gồm các chất kháng nấm: fluconazole, griseofulvin, itraconazole, ketoconazole. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm nấm ngoài da là 47,2%. Trên 107 mẫu bệnh phẩm nuôi cấy phân lập được vi nấm ngoài da, Trichophyton rubrum chiếm tỉ lệ cao nhất là 63,55%, kế đến là Trichophyton mentagrophytes với tỉ lệ 28,04%, Microsporum gypseum chiếm tỉ lệ 4,67%, và cuối cùng là Microsporum canis có tỉ lệ thấp nhất là 3,74%. Tất cả vi nấm ngoài da đều nhạy với thuốc kháng nấm itraconazole (100%); trong khi đó, mức độ nhạy cảm với griseofulvin là 98%. Đối với thuốc kháng nấm ketoconazole, mức độ nhạy với thuốc đạt 52,9%, và có 30,4% mẫu vi nấm ngoài da kháng với ketoconazole. Kết luận: Tỉ lệ nhiễm nấm da do vi nấm ngoài da của bệnh nhân còn cao; trong đó, loài Trichophyton rubrum là loài thường gặp nhất. Kết quả kháng nấm đồ cho thấy tình trạng đề kháng ngày càng tăng của vi nấm, có thể giảm hiệu quả điều trị.


2022 ◽  
Vol 508 (2) ◽  
Author(s):  
Nguyễn Thị Mai ◽  
Vũ Hồng Thăng
Keyword(s):  

Mục tiêu:Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô đại tràng ở bệnh nhân trẻ tuổi tại bệnh viện K.  Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu trên bệnh nhân từ 30 tuổi trở xuống được chẩn đoán ung thư đại tràng và điều trị tại Bệnh viện K từ tháng 1/2016 đến tháng 12/2020.  Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn, tái phát sau điều trị lần lượt là 65,3% và 20,4%. Tỷ lệ bệnh nhân tái phát liên quan có ý nghĩa với nồng độ CEA trước điều trị. Tỷ lệ sống thêm toàn bộ 5 năm là 37% và trung vị thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm là 28,1±8,26 tháng. Tỷ lệ sống thêm toàn bộ 5 năm có sự khác biệt giữa các giai đoạn bệnh, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết luận:Tỷ lệ sống thêm 5 năm toàn bộ là 37%, liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng di căn hạch và giai đoạn bệnh.


2022 ◽  
Vol 508 (1) ◽  
Author(s):  
Nguyễn Ngọc Hòa ◽  
Nguyễn Thị Hồng Điệp
Keyword(s):  

Nấm Candida là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm nấm ở trẻ em nhập viện. Do trẻ nhỏ có một hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, các triệu chứng của bệnh do nấm có thể nặng hơn và khó kiểm soát. Các tổn thương ảnh hưởng tới đời sống và sức khỏe của trẻ em. Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích được thực hiện tại Khoa khám bệnh của Bệnh viện trường Đại học Y khoa Vinh từ 01/2021 đến 04/2021 trên 42 bệnh nhân là trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm nấm. Kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm nấm C.albicans ở trẻ em (88,1%). Chủ yếu nhiễm ở miệng. Có sự ảnh hưởng của huyết thanh có chứa kháng sinh, kháng nấm liên quan đến thời gian sinh ống mầm.


2021 ◽  
Author(s):  
Vương Quân Hoàng
Keyword(s):  

Những giờ khắc cuối của năm 2021 được thấy việc còn lại khóa sổ khiến cho sự cố gắng suốt cả năm có ý nghĩa bội phần lớn hơn.


2021 ◽  
Author(s):  
Vương Quân Hoàng ◽  
Lã Việt Phương ◽  
Huyen Thanh Thanh Nguyen ◽  
Manh-Toan Ho
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Việt Nam có hai chương trình nổi bật ở cấp trung ương là Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia NAFOSTED và Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2010 đến 2020 (gọi tắt là Chương trình), lần lượt khởi động vào năm 2008 và 2010. Hai chương trình đều đặt bệ phóng cho ngành toán trong giai đoạn 2010-2020, dù có sự khác biệt về đối tượng ngành. Quỹ NAFOSTED nhắm tới tất cả các ngành khoa học, còn Chương trình thì được thiết kế riêng cho ngành toán. Dù vậy, đã có hơn 300 đề tài toán học được quỹ NAFOSTED tài trợ từ năm 2009 đến 2020. *** Preprint No. ViAsM21.29 (VIASM); December 31, 2021.


2021 ◽  
Author(s):  
Lê Văn Út
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Thống kê mới nhất, năm 2021 Việt Nam có 65 đại diện nội lực vào top nhà khoa học trích dẫn hàng đầu thế giới.


2021 ◽  
Vol 507 (2) ◽  
Author(s):  
Nguyễn Thị Tân ◽  
Lê Thị Hồng Nhung
Keyword(s):  

Mục tiêu: Khảo sát tình trạng mô gân bảo quản tại Lab Công nghệ mô ghép – Trường Đại học Y Hà Nội giai đoạn 2010 – 2020. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang trên tất cả các mẫu gân được bảo quản tại Lab công nghệ mô ghép -  Trường Đại học Y Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2010 – 2020. Kết quả: Có 2139 mẫu mô gân được bảo quản trong đó có 2012 (94,1%) mẫu đã được sử dụng. Tỉ lệ bảo quản gân Achille và gân bánh chè chiếm cao nhất 2 năm 2010 và 2011 (60% và 32%), nhưng giảm dần trong những năm gần đây (năm 2020 là 9,7% và 4,3%). Trong khi đó, gân cẳng tay, từ năm 2010 và 2011 còn chưa được bảo quản tới năm 2020 tỷ lệ này tăng lên là 29,7%. Gân cẳng chân có sự tăng mạnh từ 4% trong năm 2010 lên 56,2% năm 2020 đặc biệt năm 2019 còn chiếm tới 80,9%. Tỷ lệ các loại mô gân được sử dụng qua các năm có sự thay đổi lớn, gân Achille và gân bánh chè năm 2010 (64% và 32%), năm 2011 (69,9% và 18,5%) có tỷ lệ được sử dụng cao thì tới năm 2020 tỷ lệ này giảm đáng kể chỉ còn 6% gân Achille và 0% gân bánh chè được sử dụng. Trái lại, năm 2010 chỉ có 4% gân cẳng chân, chưa có gân cẳng tay được sử dụng, thì tới năm 2020 tỷ lệ này lần lượt là 60,7% và 33,3%. Kết luận: Trong giai đoạn 2010 – 2020, các mẫu mô gân đồng loại được bảo quản theo quy trình lạnh sâu tại Lab Công nghệ mô ghép - Trường đại học Y Hà Nội khá đa dạng, nhiều loại mô gân được thu nhận, xử lý bảo quản và tỉ lệ sử dụng mô gân được sử dụng cao. Mô gân Achille và gân bánh chè bảo quản và sử dụng có xu hướng giảm, trong khi gân cẳng tay và đặc biệt là gân cẳng chân ngày càng được bảo quản và sử dụng nhiều do những thay đổi về quan điểm trong thực hành lâm sàng ngoại khoa.


Sign in / Sign up

Export Citation Format

Share Document