Tạp chí Y học Việt Nam
Latest Publications


TOTAL DOCUMENTS

1539
(FIVE YEARS 1539)

H-INDEX

1
(FIVE YEARS 1)

Published By Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association

1859-1868

2022 ◽  
Vol 509 (2) ◽  
Author(s):  
Nguyễn Ngọc Anh ◽  
Lê Thị Thanh Xuân ◽  
Lê Thị Hương ◽  
Phậm Thị Quân ◽  
Nguyễn Thị Quỳnh

Bệnh bụi phổi silic cho đến hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bệnh thường vào viện điều trị bởi những ảnh hưởng của bệnh lên cơ quan hô hấp với các triệu chứng không khác biệt so với các bệnh hô hấp thông thường khác. Nhằm giúp cho các bác sỹ lâm sàng có những nhìn nhận về bụi phổi silic một cách rõ ràng hơn, từ đó giúp cho hướng chẩn đoán bệnh sớm, một nghiên cứu hồi cứu mô tả các triệu chứng lâm sàng thu nhận được ở 103 bệnh nhân bụi phổi silic được điều trị  tại Bệnh viện Phổi trung ương năm 2019-2020. Kết quả cho thấy:  98% bệnh nhân bụi phổi silic điều trị tại Bệnh viện Phổi trung ương là nam giới; 33,7% lao động khai thác vàng; 25,5%khai thác đá. Khó thở là triệu chứng cơ năng thường gặp nhất (98,8%). Triệu chứng thực thể:  Rì rào phế nang giảm chiếm 91,2%, rale nổ là 75,7%, rale ẩm là 73,8%.  Cần khai thác tiền sử nghề nghiệp để có thể chẩn đoán sớm bệnh bụi phổi silic tại các cơ sở điều trị bệnh hô hấp. Cần thực hiện giám sát phát hiện và quản lý bệnh nhân bụi phổi silic suốt đời theo hướng dẫn của ngành y tế.


2022 ◽  
Vol 509 (2) ◽  
Author(s):  
Dương Minh Tâm ◽  
Trần Nguyễn Ngọc
Keyword(s):  

Chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục tiêu mô tả thực trạng hội chứng sảng ở người bệnh từ 60 tuổi trở lên tại Khoa cấp cứu bệnh viện Lão khoa Trung ương. Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 106  bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên đến khám và điều trị tại Khoa cấp cứu bệnh viện Lão khoa Trung ương và được chẩn đoán hội chứng sảng theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD 10. Kết quả: Người bệnh có hội chứng sảng thường gặp là nhóm tuổi 80 – 89, tuổi trung bình là 78,3 ± 10,9, nam giới gặp nhiều hơn nữ giới (52,8% và 47,2%). Phần lớn bệnh nhân đang sống cùng gia đình (68,9%), chỉ có  2 trường hợp sống trong nhà dưỡng lão  (1,9%). Đa số người bệnh có biểu hiện suy giảm thị giác (87,7%) và suy giảm thính giác (81,1%). Triệu chứng gặp nhiều nhất là biểu hiện rối loạn định hướng không gian và giảm trí nhớ gần với tỉ lệ là 89,6%. Tiếp đó đến biểu hiện giảm khả năng duy trì sự chú ý (61,3%). Ít gặp nhất là biểu hiện đảo ngược chu kì thức ngủ (24,5%).


2022 ◽  
Vol 509 (2) ◽  
Author(s):  
Nguyễn Đình Linh ◽  
Hồ Thị Kim Ngân ◽  
Trần Đức Hùng

Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân-cánh tay (Ankle Brachial Index – ABI), tốc độ lan truyền sóng mạch (pulse wave velocity - PWV) với mức độ tổn thương động mạch vành (ĐMV) ở bệnh nhân (BN) nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 2 nhóm: nhóm bệnh gồm 60 người bị NMCT cấp và nhóm chứng gồm 33 người có cùng độ tuổi và các yếu tố nguy cơ và chụp ĐMV không tổn thương. Cả 2 nhóm đều  được đo ABI, PWV, chụp ĐMV, nhóm bệnh được đánh giá mức độ tổn thương theo thang điểm SYNTAX II. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm bệnh và nhóm chứng tương ứng là 67,05 ± 12,04 và 67,67 ± 6,80 năm. ABI của nhóm bệnh (1,04 ± 0,10) thấp hơn nhóm chứng (1,12 ± 0,13), p<0,01. PWV của nhóm bệnh (15,90 ±1,49 m/s) cao hơn nhóm chứng (13,32 ± 1,98 m/s), p<0,01. PWV ở nhóm tổn thương 1 nhánh và ≥2 nhánh tương ứng là 15,25 ± 1,09 m/s và 16,22 ± 1,57 m/s. Có sự tương quan chặt chẽ giữa PWV với điểm SYNTAX (r = 0,477; p<0,01). Kết luận: ở nhóm NMCT cấp PWV cao hơn và ABI thấp hơn nhóm chứng có ý nghĩa. PWV tương quan chặt chẽ với mức độ tổn thương ĐMV theo thang điểm SYNTAX II.


2022 ◽  
Vol 509 (2) ◽  
Author(s):  
Trần Thị Thanh Hương ◽  
Lê Việt Hạnh

Mục tiêu: Mô tả thực trạng và các yếu tố liên quan đến kiến thức tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Xây dựng thời kỳ Covid 19. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đã được thực hiện với cỡ mẫu 300 người bệnh đái tháo đường type 2 đáp ứng tiêu chuẩn phỏng vấn bằng bộ câu hỏi chuẩn bị trước. Kết quả: Tỷ lệ người bệnh chưa có kiến thức tốt về tự chăm sóc chiếm 40,3%, với điểm trung bình của các nội dung về tự chăm sóc đạt 20,25 ± 3,49 trên tổng điểm 30, trong đó chủ yếu là thiếu kiến thức về kiểm soát đường máu. Nghiên cứu của chúng tôi đã tìm ra mối liên quan giữa kiến thức với trình độ học vấn; thời gian mắc bệnh; thuốc điều trị đái tháo đường. Kết luận: Kiến thức tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2 còn hạn chế.


2022 ◽  
Vol 509 (2) ◽  
Author(s):  
Hồ Thị Kim Ngân ◽  
Nguyễn Đình Linh ◽  
Trần Đức Hùng

Mục tiêu: Đánh giá độ cứng động mạch bằng chỉ số vận tốc lan truyền sóng mạch (pulse wave velocity - PWV) ở bệnh nhân (BN) bị bệnh động mạch vành mạn tính (BĐMVMT). Đối tượng và phương pháp: Nhóm bệnh gồm 61 người bị BĐMVMT được chẩn đoán xác định bằng phương pháp chụp động mạch vành qua da có hẹp ≥50% đường kính lòng mạch và nhóm chứng gồm 31 người nghi ngờ bị BĐMVMT nhưng chụp động mạch vành không tổn thương hoặc tổn thương <50%. Cả 2 nhóm đều  được đo PWV. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm chứng và nhóm bệnh lần lượt là 68,26 ± 6,66 và 70,1 ± 7,15 năm. Tuổi  ≥65 chiếm tỷ lệ cao (nhóm chứng và nhóm bệnh lần lượt là 74,2%; 77,0%). Nhóm bệnh nam chiếm tỷ lệ cao (60,7%) hơn nữ (39,3%). PWV tăng (≥14 m/s) ở nhóm bệnh và nhóm chứng tương ứng là: Bên phải (82,0%; 32,3%). Bên trái (67,2%; 22,6%) p<0,05. PWV ở người bị THA của nhóm bệnh và chứng tương ứng là: 15,05 ± 0,61 m/s; 11,47 ± 1,53 m/s, ở người bị ĐTĐ: 15,89 ± 2,07 m/s; 14,06 ± 1,29 m/s, người hút thuốc lá: 15,76 ± 1,97; 13,82 ± 1,45 m/s, người thừa cân: 15,69 ± 1,79 m/s; 13,59 ± 2,12m/s. Kết luận: Nhóm bệnh có PWV tăng (≥14 m/s) chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm chứng. Ở cùng độ tuổi, giới tính và các yếu tố nguy cơ (THA, ĐTĐ, hút thuốc lá, thừa cân) thì PWV ở nhóm bệnh đều cao hơn ở nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p<0,05.


2022 ◽  
Vol 509 (2) ◽  
Author(s):  
Nguyễn Công Long ◽  
Nguyễn Hanh Thiện

Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả lâm sàng và biến chứng của phương pháp điều trị không phẫu thuật với trĩ mức độ trung bình (I, II và III) bằng phương pháp nội soi thắt vòng cao su (ERBL). Đối tượng và phương pháp: Tổng số nghiên cứu trên 34 bệnh nhân tuổi trung bình 45,7 tuổi được sử dụng phương pháp ERBL bằng máy nội soi ống mềm và bộ thắt vòng cao su dùng cho thắt tĩnh mạch thực quản, tất cả bệnh nhân được theo dõi đánh giá kết quả lâm sàng và biến chứng.  Kết quả: Kết quả nghiên cứu có 16 bệnh nhân trĩ nội độ I, 10 bệnh nhân trĩ nội độ II, 8 bệnh nhân trĩ nội độ III. Tất cả bệnh nhân đều có trĩ chảy máu, 4(19%) bệnh nhân có ngứa hậu môn và 10(47.6%) bệnh nhân có dấu hiệu sa búi trĩ đẩy lên được. Sau điều trị ERBL triệu chứng chảy máu được cải thiện ở 30(88.1%) bệnh nhân. Tất cả bệnh nhân cần phải thực hiện điều trị 1 lần, hoặc 2 lần, số vòng trung bình sử dụng 2,9 vòng, triệu chứng đau sau thắt vòng là thường gặp 21(61.8%) bệnh nhân, hầu hết giảm nhẹ sau đó. Kết luận: Phương pháp thắt vòng cao su có sử dụng máy nội soi mềm là phương pháp dễ thực hiện, an toàn và hiệu quả trong điều trị bệnh lý trĩ có triệu chứng.


2022 ◽  
Vol 509 (2) ◽  
Author(s):  
Lê Thị Vũ Huyền

Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ nguy cơ trầm cảm và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở sinh viên năm thứ nhất hệ bác sĩ y khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2020-2021. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 345 sinh viên, công cụ để đánh giá trầm cảm là thang DASS 21. Kết quả cho thấy 52,8%% sinh viên có nguy cơ mắc trầm cảm. Trong đó trầm mức độ nhẹ: 20,6%, trầm cảm mức độ vừa: 18,6%, trầm cảm mức độ nặng: 6,7%, rất nặng: 7,0%. Các yếu tố liên quan đến nguy cơ trầm cảm ở sinh viên năm thứ nhất hệ bác sĩ Y khoa là: không hài lòng với ngoại hình, khó khăn với tài chính, tập thể dục, xung đột với bạn cùng phòng, giảm sức khỏe bản thân, chấn thương ốm nặng, một thành viên trong gia đình bị bệnh nặng, điểm học không như mong đợi, thích nghi với việc học ở trường đại học


2022 ◽  
Vol 509 (2) ◽  
Author(s):  
Bùi Thị Huyền ◽  
Đỗ Văn Chiến

Mục tiêu: tìm hiểu một số yếu tố có liên quan đến kiến thức và thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) của phụ nữ xã Đại Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Đối tượng và phương pháp: phỏng vấn 384 phụ nữ tuổi 15-49 tuổi trong giai đoạn sinh sản. Kết quả: có mối liên quan giữa học vấn với kiến thức CSSKSS (OR= 1,79; p= 0,01), giữa nghề nghiệp với kiến thức CSSKSS (OR= 3,16; p= 0,02); giữa kiến thức về SKSS và thực hành (OR=3,6; p<0,01), giữa tiếp cận dịch vụ với thực hành CSSKSS (OR= 3,16;p< 0,01); giữa tuổi kết hôn với thực hành CSSKSS (OR= 2,02; p= 0,02); giữa nghề nghiệp với thực hành CSSKSS (OR= 3,7; p= 0,03); giữa tuổi với thực hành CSSKSS (OR= 1,9; p= 0,03). Kết luận: Kiến thức về SKSS, nghề nghiệp (công chức, viên chức), tuổi (30-39), khả năng tiếp cập dịch vụ có liên quan đến kiến thức và thực hành SKSS ở phụ nữ tuổi 15-49.


2022 ◽  
Vol 509 (2) ◽  
Author(s):  
Phạm Thị Thư ◽  
Trương Tuyết Mai ◽  
Nguyễn Ngọc Sáng ◽  
Hoàng Thị Hằng

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả bổ sung lợi khuẩn Lactobacillus casei Shirota lên cải thiện tình trạng táo bón của trẻ 3 – 5 tuổi bị táo bón chức năng. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp cộng đồng, ngẫu nhiên, có đối chứng trên 216 trẻ bị táo bón chức năng tại 4 xã thuộc 2 huyện Yên Định và Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa được chia làm 2 nhóm (nhóm can thiệp và nhóm chứng). Các triệu chứng táo bón được thu thập trước, trong và sau can thiệp. Kết quả: Sau 12 tuần can thiệp: số lần đại tiện/1 tuần ở nhóm can thiệp tăng lên 0,5 lần so với ban đầu, ở nhóm chứng không có sự cải thiện. Tỷ lệ trẻ có phân dạng 2 ở nhóm can thiệp là 5,6% và 35,2% phân dạng 3, nhóm chứng là 8,3% phân dạng 2 và 41,7% phân dạng 3. Tỷ lệ són phân của trẻ ở nhóm can thiệp là 2,8% và 3,7% ở nhóm chứng, có sự cải thiện tốt hơn về tỷ lệ nhịn đi đại tiện ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng. Tỷ lệ trẻ có triệu chứng phân cứng, phân to giảm rõ rệt so với nhóm chứng. Kết luận: Tình trạng táo bón của trẻ 3 - 5 tuổi bị mắc táo bón chức năng được cải thiện sau can thiệp bằng lợi khuẩn Lactobacillus casei Shirota.


2022 ◽  
Vol 509 (2) ◽  
Author(s):  
Nguyễn Huy Hoàng ◽  
Nguyễn Thị Đoan Trinh ◽  
Hoàng Thị Minh Hòa ◽  
Lê Nguyễn Nguyên Hạ ◽  
Nguyễn Thị Anh Chi ◽  
...  
Keyword(s):  
E Coli ◽  

Đặt vấn đề: Nhiễm trùng tiết niệu là một bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt cao ở nữ giới và nhóm tuổi đang hoạt động sinh dục, ở người có thai, phụ nữ mãn kinh. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm trùng tiết niệu ở phụ nữ mang thai đến khám tại bệnh viện Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến nhiễm trùng tiết niệu ở thai phụ. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 149 phụ nữ mang thai đến khám tại bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng từ 01- 06/2020. Các thai phụ được phỏng vấn, thăm khám và làm xét nghiệm nước tiểu nhằm xác định tỉ lệ nhiễm trùng tiết niệu, khảo sát tác nhân gây bệnh và các yếu tố liên quan. Kết quả: Tỷ lệ NTTN ở thai phụ là 13,4% trong đó đều là nhiễm trùng niệu không triệu chứng. Tác nhân gây NTTN là Staphylococcus 60,0%; tiếp theo là S. aureus 25,0%; E. coli 5,0%; K. pneumoniae 5,0% và Candida sp 5,0%. Kết quả nghiên cứu cho thấy NTTN không có mối liên quan với tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thai kỳ, số lần mang thai, số lần vệ sinh sinh dục trong ngày. Kết luận: Tỷ lệ NTTN không triệu chứng ở phụ nữ mang thai đến khám tại bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng là 13,4%  và chưa tìm thấy các yếu tố liên quan đến nhiễm trùng niệu ở thai phụ.


Sign in / Sign up

Export Citation Format

Share Document