Tạp chí Khoa học
Latest Publications


TOTAL DOCUMENTS

1042
(FIVE YEARS 1042)

H-INDEX

1
(FIVE YEARS 1)

Published By Ho Chi Minh University Of Education

2734-9918

2021 ◽  
Vol 18 (12) ◽  
pp. 2297
Author(s):  
Trần Sỹ Nam ◽  
Hồ Minh Nhựt ◽  
Nguyễn Ngọc Bảo Trân ◽  
Huỳnh Văn Thảo ◽  
Nguyễn Hữu Chiếm ◽  
...  

  Sử dụng biochar được xem là một giải pháp mới có nhiều tiềm năng trong việc ứng dụng để giảm phát thải khí nhà kính,, giảm nhẹ sự biến đổi khí hậu từ hoạt động trồng lúa. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá và so sánh ảnh hưởng của bổ sung biochar tre và biochar trấu vào đất phù sa trong điều kiện ngập nước đến sự phát thải CH4 và N2O. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trong điều kiện đất duy trì ẩm độ 90%, gồm 7 nghiệm thức với 2 loại biochar: (i) biochar tre (BB) và (ii) biochar trấu (RB), 3 tỉ lệ là 0,2%, 0,5% và 1% và đối chứng (NTĐC, không bổ sung biochar). Kết quả cho thấy CH4 là khí phát thải chính và khí N2O phát thải không đáng kể. Bổ sung BB tỉ lệ 0,2%, 0,5% và 1% vào đất làm giảm tổng lượng khí CH4 lần lượt là 19,10%; 27,74% và 25,65% so với nghiệm thức đối chứng. Tương tự, bổ sung RB với tỉ lệ 0,2%, 0,5% và 1% có tổng lượng CH4 phát thải thấp hơn lần lượt 35,29%; 29,53% và 38,54% so với NTĐC. Tổng lượng phát thải GHG (CO2eq) các nghiệm thức bổ sung BB thấp hơn 19,15-27,71% và RB là 29,56-38,49% so với NTĐC. Bổ sung biochar trấu và biochar tre có tác dụng trong việc cắt giảm lượng CH4, N2O sinh ra, trong đó với tỉ lệ 1% bichar trấu cho hiệu quả giảm phát thải tốt nhất trong thí nghiệm.   


2021 ◽  
Vol 18 (12) ◽  
pp. 2236
Author(s):  
Trương Trường Sơn

 Phân tích kích hoạt neutron (NAA) là một phương pháp phân tích vật lí hạt nhân không hủy mẫu với độ nhạy và độ chính xác cao có khả năng giải quyết nhiều bài toán thực tế trong nghiên cứu địa chất, khảo cổ, nông – sinh – y, vật liệu, môi trường… Trong NAA, có 3 loại nguồn neutron thường được sử dụng: nguồn đồng vị, máy gia tốc và lò phản ứng. Sử dụng nguồn neutron từ lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu có thông lượng neutron cao, vì vậy đây là nguồn neutron cho NAA có nhiều ưu điểm nhất trong 3 loại nguồn kể trên. NAA có các phương pháp chuẩn hoá khác nhau: tuyệt đối, tương đối, chuẩn đơn và k-zero, trong đó phương pháp k-zero của NAA (k0-NAA) được đánh giá là phương pháp ổn định (về mặt sai số hệ thống) có độ nhạy và độ chính xác cao, đặc biệt khi nghiên cứu một số đối tượng như bài toán môi trường, địa chất, khảo cổ… quan tâm đặc biệt đến mối tương quan giữa các nguyên tố cho nhiều mẫu nghiên cứu thì thể hiện sự ưu việt vượt trội của phương pháp. Chính vì vậy mà phương pháp k0-NAA đã được chọn và sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới như một phương pháp chuẩn (tham khảo) dùng để phê chuẩn (validation) cho các mẫu chuẩn – tham khảo (standard reference materials) và cũng là phương pháp chính trong nhiều đối tượng nghiên cứu. 


2021 ◽  
Vol 18 (12) ◽  
pp. 2213
Author(s):  
Lê Thái Bảo Thiên Trung ◽  
Trần Đình Khải
Keyword(s):  

 Hiện nay, điện thoại thông minh (ĐTTM) đang trở thành một thiết bị phổ biến của M – learning (hay Mobile learning – học tập bằng cách truy cập các nội dung dạy học thông qua thiết bị di động), nhất là trong bối cảnh các trường học buộc phải đóng cửa vì đại dịch. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận ĐTTM của 285 giáo viên toán tại các trường trung học ở tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đơn để phân tích ảnh hưởng của các biến giải thích lên sự chấp nhận ĐTTM như là công cụ dạy học. Kết quả cho thấy, sự tự tin khi sử dụng phần mềm dạy học (PMDH) toán, cảm nhận về sự khả thi của việc sử dụng PMDH toán và giới tính ảnh hưởng lên sự chấp nhận ĐTTM. Ngoài ra, kết quả kiểm định Chi – square cho thấy không có sự chênh lệch về mặt thống kê suy diễn giữa tổng thể các nhóm chấp nhận, phân vân và không chấp nhận ĐTTM trong dạy học toán mặc dù tỉ lệ mẫu của nhóm chấp nhận là lớn nhất.  


2021 ◽  
Vol 18 (12) ◽  
pp. 2255
Author(s):  
Nguyễn Ngọc Thùy Trang ◽  
Nguyễn Hữu Toàn Phan ◽  
Nguyễn Thị Thu Hiền ◽  
Nguyễn Minh Hiệp
Keyword(s):  
1H Nmr ◽  
13C Nmr ◽  
Tween 80 ◽  

 Axit ursolic (UA) là một hoạt chất sinh học thiên nhiên, chiếm hàm lượng lớn trong cây Aralia hiepiana J.Wen & Lowry, loài đặc hữu ở vùng cao nguyên phía Tây Việt Nam. Tuy nhiên, việc ứng dụng UA trong thực tiễn gặp nhiều khó khăn do độ tan trong nước kém, chính vì vậy việc ứng dụng hệ tiểu phân nanolipid (NLC) giúp tăng khả năng hòa tan trong nước và độ sinh khả dụng của UA. Hệ tiểu phân nano lipid chứa axit ursolic (NLC-UA) đã được tổng hợp bằng cách sử dụng nguyên liệu rẻ tiền như lecithin đậu nành, Tween- 80, sáp ong (pha lipid rắn), dầu đậu nành (pha lipid lỏng). Hợp chất phân lập được xác định cấu trúc bằng các phương pháp hóa lí (phổ FTIR, 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT, HMBC) cho thấy UA đã được phân lập với độ tinh khiết cao. Ngoài ra, kết quả cũng đã cho thấy NLC-UA sử dụng 50% pha lipid lỏng là tối ưu nhất với kích thước hạt trung bình là 137,50 ± 0,49 nm, chỉ số phân tán (PDI) là 0,153 ± 0,03, hiệu suất đóng gói đạt 89,13± 0,33% và sức tải đạt 15,04 ± 0,31 %. Kết quả khảo sát độ bền cũng cho thấy hệ ổn định trong một thời gian dài lưu trữ. Từ đó cho thấy việc đóng gói vào hệ NLC sẽ giúp mở rộng tiềm năng ứng dụng thực tiễn cho UA trong lĩnh vực dược phẩm, y sinh.  


2021 ◽  
Vol 18 (12) ◽  
pp. 2267
Author(s):  
Phạm Trần Thùy Linh

 Từ năm 2005 đến nay, người dân sống dọc 56km đường bờ biển tỉnh Bạc Liêu luôn lo lắng khi triều cường có xu hướng dâng cao vượt mức báo động III, gây thiệt hại nặng nề đến đời sống và sản xuất, đặc biệt là người nghèo – đối tượng dễ bị tổn thương. Bằng việc khảo sát dựa vào phỏng vấn bán cấu trúc 233 hộ nghèo, họp dân và tham vấn chuyên gia, nghiên cứu đã cho cái nhìn toàn diện về thực trạng triều cường, xác định 05 tình trạng dễ bị tổn thương, đánh giá năng lực ứng phó với với tình trạng ngập lụt do triều cường của các hộ nghèo ven biển tỉnh Bạc Liêu. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp giúp cộng đồng nâng cao năng lực ứng phó, đảm bảo sinh kế, sức khỏe, ổn định cuộc sống. Kết quả nghiên cứu là thông tin hữu ích cho các nhà quản lí các sở ban ngành trong việc hoạch định chính sách, tăng cường các biện pháp nhằm hướng đến phát triển bền vững cho các hộ nghèo vùng ven biển Bạc Liêu. 


2021 ◽  
Vol 18 (12) ◽  
pp. 2178
Author(s):  
Lê Vĩnh Phong ◽  
Nguyễn Thị Kim Anh
Keyword(s):  

            Công trình sử dụng vỏ trấu – một dạng phế phẩm nông nghiệp như một nguồn nguyên liệu tiềm năng để chiết xuất silica, nhằm tổng hợp zeolite 4A có khả năng hấp phụ ammonia trong khí thải, ứng dụng xử lí môi trường. Trong bài báo này, mẫu tro trấu thu được có độ tinh khiết cao, với tỉ lệ SiO2 chiếm 97,10% theo khối lượng. Kết quả phân tích XRD và SEM cho thấy, mẫu zeolite 4A tổng hợp được kết tinh dưới dạng những khối lập phương đặc trưng, cùng diện tích bề mặt riêng được phân tích bằng phương pháp BET là 2,549 m2/g. Đồng thời, nghiên cứu còn đánh giá khả năng xử lí ammonia của mẫu zeolite 4A đã tổng hợp bằng cách thiết lập mô hình thí nghiệm. Dưới các điều kiện tối ưu của mô hình, mẫu zeolite 4A cho hiệu suất xử lí ammonia lên đến 70,16%, cùng dung lượng hấp phụ tích lũy và thời gian đạt đến điểm cân bằng và điểm bão hòa lần lượt là: 5,75 mg/g và 180 phút; 7,26 mg/g và 330 phút.  


2021 ◽  
Vol 18 (12) ◽  
pp. 2221
Author(s):  
Nguyễn Duy Sang ◽  
Lê Ngọc Hóa

 Phổ nhiệt phát quang (TL) là những đường cong phức tạp không tuân theo những phân bố thông thường mà theo mô hình bậc một, hai, tổng quát, một bẫy một tâm tái hợp hoặc mô hình trộn. Bài báo này đưa ra phương pháp sử dụng phần mềm Python để mô phỏng và làm khớp đường cong thực nghiệm của phổ TL theo các mô hình khác nhau. Phương pháp mô phỏng  phổ TL dựa vào thông số bẫy hoặc thông số đỉnh phổ theo các phương trình động học. Việc xử lí và phân tích phổ TL tìm ra được các thông số đặc trưng của phổ TL của vật liệu như năng lượng bẫy, tần số thoát và thời gian sống ở bẫy. Kết quả cho thấy, phổ TL được mô phỏng và làm khớp phù hợp nhất với mô hình bậc tổng quát. Hệ số khớp phổ nhỏ cho thấy phổ TL mô phỏng và thực nghiệm là tương đồng nhau.  


2021 ◽  
Vol 18 (12) ◽  
pp. 2201
Author(s):  
Nguyễn Thị Mai ◽  
Nguyễn Thị Thúy ◽  
Trần Thị Thu Hường ◽  
Ngô Duy Đông ◽  
Lê Minh Quang ◽  
...  

 Dung môi đóng vai trò rất quan trọng trong việc trích li các hợp chất tự nhiên bởi dung môi ảnh hưởng lớn đến thành phần của dịch chiết. Nghiên cứu này nhằm so sánh sự khác nhau về thành phần các hoạt chất nhóm iridoid trong các dịch chiết nước và ethanol của rễ củ địa hoàng (Rehmannia glutinosa Libosch.) bằng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (UHPLC) và sắc kí lỏng ghép khối phổ (LC-MSD-Trap-SL). Theo các số liệu của LC-MSD-Trap-SL, Jioglutoside B, Leonuride và Jioglutin E là những iridoid phân biệt sự khác nhau giữa hai dịch chiết. Trong khi đó, phân tích UHPLC cũng chứng minh rằng hàm lượng catalpol, 8-epiloganic axit và glutinoside trong dịch chiết nước cao hơn nhiều so với của dịch chiết ethanol (lớn hơn lần lượt là 126; 4,46 và 11,14 lần). Vì vậy, nghiên cứu này đề xuất sử dụng nước để chiết các hoạt chất iriodid có hoạt tính sinh học cao từ rễ củ địa hoàng, trong đó có catalpol, một iridoic glycoside nổi trội trong rễ củ địa hoàng.


2021 ◽  
Vol 18 (12) ◽  
pp. 2283
Author(s):  
Đỗ Thị Nhung ◽  
Nguyễn Thị Diễm My ◽  
Nguyễn Thị Hồng ◽  
Bùi Quang Thành ◽  
Lưu Thị Phương Mai ◽  
...  
Keyword(s):  

  Ô nhiễm nước mặt là một trong những vấn đề môi trường mà các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt. Khu vực Uông Bí – Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh hiện đang phải đối mặt với những thách thức như vậy. Dữ liệu viễn thám có khả năng cung cấp nhanh những thông tin về chất lượng nước và giám sát nước mặt hiệu quả hơn. Nghiên cứu phân tích liên quan đến: (1) Phân tích sự thay đổi chất lượng nước mặt ở khu vực Uông Bí – Đông Triều giai đoạn 2000-2020; (2) Lựa chọn mô hình ước tính chỉ số đánh giá chất lượng nước từ dữ liệu viễn thám; và (3) Đánh giá định lượng rủi ro ô nhiễm nước mặt tại khu vực nghiên cứu. Kết quả cho thấy, các chỉ số (BOD5, COD, TSS) dự đoán có hệ số R2 tương đối tốt đều có giá trị trên 0,75. Trong đó, mức độ Rủi ro cao đối với ô nhiễm nước mặt tăng từ 8% năm 2000 lên 16% năm 2020 và tỉ lệ gia tăng của khu vực Rủi ro rất cao lần lượt từ 3% lên 10%. Nghiên cứu này nhấn mạnh việc sử dụng dữ liệu viễn thám đa thời gian kết hợp với số liệu đo đạc hiện trường có thể  theo dõi các chỉ số đánh giá chất lượng mặt ở sông suối và ao hồ. Hơn nữa, nghiên cứu hiện tại có thể áp dụng cho các khu vực nước mặt ở quy mô rộng hơn. 


2021 ◽  
Vol 18 (12) ◽  
pp. 2124
Author(s):  
Lương Lê Hải ◽  
Nguyễn Minh Nhựt ◽  
Lưu Kim Liên ◽  
Gusev Alexander Alexandrovich

            Trong bài báo này chúng tôi trình bày sơ đồ thuật toán và kết quả tính toán hàm sóng tán xạ đối với các trạng thái siêu bền của phân tử lưỡng nguyên tử Beryli trong quang phổ laser. Nghiệm của bài toán biên được tính toán bằng chương trình phần mềm được biên soạn bởi tác giả bài báo cùng các cộng sự khoa học ở Viện Liên hiệp Nghiên cứu Hạt nhân Dubna, Thành phố Dubna, Liên bang Nga. Các thuật toán của chương trình tính toán này dựa trên phương pháp phần tử hữu hạn với độ chính xác cao. Hàm thế năng được cho ở dạng bảng giá trị được nối với hàm thế năng tiệm cận Waals bằng cách sử dụng đa thức nội suy Hermite và đảm bảo tính liên tục của nghiệm hàm cùng đạo hàm của nó. Sự hiệu quả của chương trình tính toán này được thể hiện bằng việc tính toán các giá trị năng lượng cộng hưởng ở dạng phức của các trạng thái siêu bền trong phổ xung động quay của phân tử lưỡng nguyên tử Beryli. Với các trạng thái siêu bền này, các hàm sóng tán xạ tương ứng với năng lượng cộng hưởng mang giá trị thực được tính toán và biểu diễn dưới dạng đồ thị. 


Sign in / Sign up

Export Citation Format

Share Document