TNU Journal of Science and Technology
Latest Publications


TOTAL DOCUMENTS

445
(FIVE YEARS 445)

H-INDEX

1
(FIVE YEARS 1)

Published By Thai Nguyen University - Journal Of Science And Technology

2615-9562, 2734-9098

2021 ◽  
Vol 226 (16) ◽  
pp. 260-265
Author(s):  
Đào Sơn Lâm ◽  
Đinh Chí Linh ◽  
Đặng Đức Dũng ◽  
Nguyễn Thị Dung ◽  
Lê Thị Giang ◽  
...  

Vật liệu nano tổ hợp đa pha điện từ có công thức thành phần xNi0.6 Zn0.4Fe2O4/(1-x)BaTiO3 (x = 0; 0,1; 0,3; 0,5) (xNZFO/(1-x) BTO) với kích thước hạt cỡ 80-100 nm được chế tạo bằng phương pháp nghiền cơ năng lượng cao kết hợp xử lý nhiệt. Các đặc trưng cấu trúc, tính chất điện, từ và quang đã được khảo sát. Giản đồ nhiễu xa tia X thể hiện vật liệu tồn tại hai pha độc lập của Ni0.6Zn0.4Fe2O4 (NZFO) và  BaTiO3 (BTO). Ở nhiệt độ phòng, do ảnh hưởng của việc tăng hàm lượng của pha sắt từ NZFO từ x = 0 đến x = 0,5, trong dải điện trường cực đại cỡ 10 kV/cm, giá trị của độ phân cực điện dư (Pr), lực kháng điện (Ec) và độ từ hóa bão hòa (Ms) tăng mạnh, có giá trị tương ướng từ 0,0055-0,0158 µC/cm2, 1,05-3,2 kV/cm, và 0,6 -31,2 emu/g. Bên cạnh đó, những ảnh hưởng của hàm lượng pha sắt từ NZFO đến tính chất quang của vật liệu đã được nghiên cứu hệ thống. Khi hàm lượng NZFO tăng từ  x = 0 đến x = 0,5, giá trị năng lượng vùng cấm của vật liệu đã suy giảm từ 3,2 xuống 2,65 eV.


2021 ◽  
Vol 226 (15) ◽  
pp. 76-82
Author(s):  
Đặng Thị Thái Hà ◽  
Hoàng Quý Nhân ◽  
Cao Thị Nhung Trang ◽  
Đàm Hà Lương Thanh ◽  
Hà Trọng Quỳnh

Trà là một trong những đồ uống được ưa chuộng nhất trên thế giới vì mùi vị, hương thơm và tác dụng đối với sức khỏe. Việt Nam được xếp hạng là nước sản xuất chè lớn thứ bảy toàn cầu vào năm 2016 với sản lượng 240.000 tấn cũng như 96,825 triệu đô la thu được từ 73.571 tấn xuất khẩu (FAOSTAT 2018). Nghiên cứu này đã khảo sát các đặc tính lý hóa chung của đất vườn chè tại xã Tân Cương,Thái nguyên, Việt Nam. Ba địa điểm được chọn làm địa điểm nghiên cứu. Các mẫu đất được thu thập từ bề mặt (0–10 cm) và dưới bề mặt (20–30 cm), xác định và phân tích hàm lượng đạm (N), lân (P), kali (K) trong đất ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây chè tại xã Tân Cương - Thái Thành phố Nguyễn trong từng thời kỳ. Rất quan trọng và là tiền đề để cây chè cho năng suất cao, chất lượng tốt. Kết quả nghiên cứu này đã đánh giá và phân tích hàm lượng Đạm (N), Phốt pho (P), Kali (K) của một số mẫu đất phù hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển tốt tại xã Tân Cương.


2021 ◽  
Vol 226 (16) ◽  
pp. 271-279
Author(s):  
Đinh Xuân Lâm ◽  
Dương Thúy Hường

Sự xuất hiện của mô hình NFV đã trở thành một giải pháp tiềm năng đối phó với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của lưu lượng Internet toàn cầu trong những thập kỷ qua. Ở đó, các thiết bị mạng được chuyển đổi thành chức năng mạng ảo (VNF) chạy trên một máy chủ tiêu chuẩn. Ngoài ra, một chuỗi chức năng mạng dựa trên phần cứng được thay thế bằng một chuỗi VNF, được gọi là chuỗi chức năng dịch vụ (SFC). Lợi ích của SFC là giảm độ phức tạp khi triển khai các dịch vụ mạng không đồng nhất. Trong bài báo này, tác giả đã nghiên cứu và xây dựng bốn thuật toán nhằm sắp xếp và đặt SFC một cách hiệu quả trong các máy chủ nhằm đến việc giảm thiểu thời gian đáp ứng dịch vụ và sử dụng tài nguyên. Ở đây, các thuật toán truyền thống được so sánh với một mô hình tính toán tối ưu dựa trên quy hoạch tuyến tính số nguyên. Tác giả đánh giá và so sánh các chiến lược phân bố vị trí này trong một chương trình mô phỏng. Kết quả cho thấy, các giải pháp tối ưu tạo ra thời gian đáp ứng dịch vụ thấp nhất và sử dụng máy chủ ít nhất trong tất cả các kịch bản mô phỏng. Mặt khác, các thuật toán truyền thống cũng có thể chấp nhận được bằng các quy tắc phân bổ dựa trên thuật toán sắp xếp đơn giản. 


2021 ◽  
Vol 226 (16) ◽  
pp. 252-259
Author(s):  
Phạm Văn Ngọc ◽  
Nguyễn Thanh Tùng

Máy phát xung là thiết bị đo được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành như giáo dục, truyền hình vệ tinh, sản xuất, sửa chữa và bảo dưỡng thuộc lĩnh vực điện, điện tử, viễn thông. Các bộ tạo hàm bị giới hạn bởi phần cứng và thang đo sẽ không đáp ứng được tín hiệu đa dạng về dạng sóng, độ phân giải trong công tác đo lường, khảo sát, phân tích, thử nghiệm và kiểm định. Bài báo đưa ra kết quả của quá trình nghiên cứu, triển khai ứng dụng của FPGA và VHDL vào việc tạo ra một số bộ phát xung linh động, có khả năng tái cấu hình khi cần nâng cấp, hiệu chỉnh, có thể lập trình để tạo ra vi mạch mà không cần sử dụng thêm các ngoại vi, linh kiện điện tử. Kết quả của bài báo đóng góp giải pháp ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, đồng thời có thể được sử dụng làm nền tảng kiến thức, tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên cứu, giảng dạy thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.


2021 ◽  
Vol 226 (16) ◽  
pp. 230-237
Author(s):  
Nguyễn Văn Trịnh ◽  
Phạm Văn Minh

Dữ liệu đếm thường xuất hiện trong nhiều lĩnh vực thực tế như y tế, kinh tế, dịch tễ học... Để xử lý loại dữ liện này, nhiều mô hình hồi quy đã phát triển như hồi quy Poisson, hồi quy Nhị thức hay tổng quát hơn là mô hình hồi quy tổng quát hóa (GLMs). Khi dữ liệu đếm chứa nhiều số không, các mô hình giãn nở số không (ZI) ra đời. Tuy nhiên nếu dữ liệu cần kiểm duyệt thì các mô hình trên không còn phù hợp. Vì vậy, Saffar i and Adnan (2001) đã đề cập đến mô hình này bằng nghiên cứu mô phỏng đơn giản. Tuy nhiên, tác giả chưa chứng minh cho sự tồn tại, tính vững và tính tiệm cận chuẩn của đại lượng hợp lí cực đại (MLE). Với nhận định đó, bài báo này phát tr iển lý thuyết đưa ra chứng minh chặt chẽ cho các vấn đề trên dựa vào lý thuyết tiệm cận chuẩn.


2021 ◽  
Vol 226 (16) ◽  
pp. 238-245
Author(s):  
Nguyễn Chí Ngôn ◽  
Cao Thị Yến ◽  
Trương Thị Thanh Tuyền
Keyword(s):  

Do đặc điểm phi tuyến, hệ động lực học robot luôn là chủ đề thu hút nhiều nghiên cứu. Các giải thuật điều khiển robot từ cổ điển đến hiện đại và thông minh, đã được triển khai. Tuy nhiên, để tiếp cận một kỹ thuật điều khiển robot cụ thể, người đọc gặp phải rất nhiều tài liệu mang nặng tính học thuật. Bài báo này nhằm mục tiêu tổng hợp tài liệu, trình bày chi tiết quá trình trình xây dựng mô hình và mô phỏng kiểm nghiệm giải thuật điều khiển trượt mờ thích nghi cho hệ robot, đồng thời minh họa trên mô hình tay máy 2 bậc tự do, trong môi trường MATLAB/Simulink. Thành phần khó kiểm soát trong mô hình đối tượng, cũng như trong luật trượt kinh điển là ma sát, nhiễu và các yếu tố bất định khác, được xấp xỉ bằng các hệ mờ. Với cơ chế thích nghi được áp dụng, luật điều khiển trượt đủ linh hoạt để thích ứng với sự biến đổi tham số của robot và ổn định theo lý thuyết Lyapunov. Mô phỏng trên mô hình tay máy 2 bậc tự do cho thấy bộ điều khiển trượt mờ thích nghi cho đáp ứng không xuất hiện vọt lố, thời gian xác lập nhỏ (0,15 giây) và sai số xác lập không đáng kể (0,0012 rad). Trường hợp tăng tải trọng của tay máy lên 100% cũng cho thấy quỹ đạo đáp ứng bám tốt quỹ đạo tham khảo và không xuất hiện dao động đáng kể trong tín hiệu điều khiển.


2021 ◽  
Vol 226 (16) ◽  
pp. 266-270
Author(s):  
Trần Huy Thái ◽  
Nguyễn Thị Hiền ◽  
Đinh Thị Thu Thủy ◽  
Đào Việt Hùng ◽  
Vũ Thị Thu Lê

Tinh dầu từ lá và cành của loài Bách tán Đài Loan (Taiwania crypomerioides) thu mẫu tại Văn Bàn, Lào Cai, được chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước hồi lưu. Hàm lượng tinh dầu từ lá và cành loài Bách tán Đài Loan đạt 0,14 % và 0,18% (theo nguyên liệu khô không khí). Tinh dầu có màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước. Bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS), 47 hợp chất từ tinh dầu lá loài Bách tán Đài Loan đã được xác định, những thành phần chính của tinh dầu gồm: α-pinene (36,84%), limonene (27,04%), α-terpinyl acetate (3,44%), spathulenol (3,48%) và δ-cadinene (1,83%);  44 hợp chất từ tinh dầu của cành loài Bách tán Đài Loan đã được xác định, những thành phần chính của tinh dầu gồm: α-pinene (44,24%), limonene (27,19%), α-terpinyl acetate (2,64%), spathulenol (2,58%) và epi-α-cadinol (1,34%). Đây là dẫn liệu mới về thành phần hóa học của tinh dầu lá và cành loài Bách tán Đài Loan ở Việt Nam.


2021 ◽  
Vol 226 (15) ◽  
pp. 60-67
Author(s):  
Phạm Thị Thu Hằng

Bài báo này đưa ra hướng tiếp cận mới đối với bài toán xây dựng trình thực thi cho một lớp các phương pháp Runge-Kutta dạng ẩn. Phương pháp Runge-Kutta dạng ẩn được nghiên cứu cụ thể ở đây được phát triển dựa trên các đa thức Gauss-Legendre, phương pháp xuất hiện đầu tiên trong bài báo của J. C. Butcher (2009). Sự cải tiến mà hướng tiếp cận mới mang lại là rất hữu ích. Điều này có được do những lợi thế của phương pháp một bước dạng ẩn chỉ có ba bước, đặc biệt phù hợp với các bài toán stiff, với khối lượng tính toán nhỏ mà độ chính xác cao của một phương pháp bậc sáu, một bậc tương đối cao của sự hội tụ mà vẫn đảm bảo điều kiện bền vững. Chứng minh cho sự hội tụ của phương pháp này được ra. Hướng tiếp cận này cũng có thể áp dụng cho một phương pháp Runge-Kutta dạng ẩn khác được đưa ra với bậc thấp hơn được xây dựng dựa trên các đa thức Gauss-Legendre. Sự kết hợp giữa hướng tiếp cận mới và phương pháp sai phân dạng khối Off-step bậc sáu có thể mang đến sự hợp lý trong việc xấp xỉ các bài toán stiff. Phương pháp này cũng được nghiên cứu trong bài báo. Sau cùng, các so sánh thực nghiệm đưa ra nhằm minh họa cho sự ưu việt của hướng tiếp cận đạt được.


2021 ◽  
Vol 226 (16) ◽  
pp. 246-251
Author(s):  
Nguyễn Hồng Tân ◽  
Lê Khánh Dương ◽  
Trần Thị Ngân

Phân cụm mờ được sử dụng nhiều trong thời gian gần đây để phân nhóm dữ liệu. Phân cụm mờ thường được nghiên cứu nhiều trong lĩnh vực phát hiện điểm nóng tội phạm, phân biệt mô trong ảnh y tế, dự đoán chất lượng phần mềm... Các nghiên cứu phân cụm mờ tập trung chủ yếu vào việc cải tiến hàm mục tiêu để tăng hiệu năng của quá trình phân cụm. Tuy nhiên để tăng hiệu năng của quá trình phân cụm, một yếu tố có ảnh hưởng lớn đó là tham số mờ. Khi đó, tham số mờ được sử dụng để phản ảnh mức độ mờ hóa. Do vậy, trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu tập trung cải tiến từ thuật toán phân cụm mờ với tham số mờ cho từng cụm dữ liệu. Đóng góp chính của bài báo: i) Xây dựng một thuật toán cải tiến từ thuật toán phân cụm mờ; ii) Xây dựng hàm tính tham số mờ cho từng cụm dữ liệu; iii) Cài đặt, đánh giá thuật toán cái tiến so với các thuật toán cùng loại. Kết quả thực nghiệm của nghiên cứu cũng cho thấy thuật toán cải tiến cho hiệu năng tốt hơn so với thuật toán gốc ban đầu.


2021 ◽  
Vol 226 (15) ◽  
pp. 68-75
Author(s):  
Nguyễn Hoài Nam ◽  
Lê Ngọc Quỳnh ◽  
Phạm Tuấn Nhật Minh

Xe tự hành đã được sử dụng rộng rãi trong thực tế và chúng thu hút được nhiều sự quan tâm từ những nhà nghiên cứu do tính ràng buộc không tích phân được, tính phi tuyến và tải bất định của chúng. Trong bài báo này một phương pháp điều khiển bám mới được đề xuất cho xe tự hành với mô hình bất định và có nhiễu đầu vào. Phương pháp mới này dựa trên một bộ quan sát nhiễu đầu vào và bộ điều khiển có thời gian đáp ứng tùy ý. Bất định của mô hình và nhiễu đầu vào sẽ được bù bằng bộ quan sát nhiễu trong khi đó sai lệch tốc độ sẽ tiến đến không trong một khoảng thời gian xác lập cho trước bởi bộ điều khiển thời gian hữu hạn tùy ý, bộ điều khiển này sẽ cải thiện chất lượng điều khiển của hệ kín. Tính hiệu quả của phương pháp được kiểm chứng thông qua mô phỏng số.


Sign in / Sign up

Export Citation Format

Share Document