Một số yếu tố liên quan đến hiệu giá kháng thể phòng bệnh sởi ở trẻ từ 5 đến 7 tuổi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2020

2021 ◽  
Vol 31 (8) ◽  
pp. 30-39
Author(s):  
Trần Trung Thành ◽  
Nguyễn Bá Đoàn ◽  
Đặng Thị Thanh Huyền ◽  
Hoàng Hồng Mai ◽  
Dương Thị Hồng ◽  
...  
Keyword(s):  

Hiệu giá kháng thể kháng sởi là chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng bảo vệ của cơ thể ngăn ngừa nguy cơ mắc sởi. Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm mô tả một số yếu tố liên quan đến hiệu giá kháng thể phòng bệnh sởi của 271 trẻ từ 5 - 7 tuổi, không thuộc đối tượng được triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi-rubella cho trẻ 1 - 5 tuổi giai đoạn 2018 - 2019, tại 5 xã (Việt Hồng, Y Can, Cổ Phúc, Quy Mông, Hồng Ca) thuộc huyện Trấn Yên, Yên Bái từ tháng 1 - 10/2020. Kết quả mô hình hồi quy đơn biến, các yếu tố nhân khẩu học, tiền sử tiêm vắc xin sởi, nghề nghiệp và trình độ học vấn của mẹ có liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) với mức nồng độ kháng thể sởi của trẻ. Kết quả mô hình hồi quy đa biến cho thấy, nơi ở (xã) và tiền sử tiêm vắc xin sởi liên quan với hiệu giá kháng thể phòng bệnh sởi có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Các trẻ đã tiêm từ 2 mũi vắc xin sởi có Hiệu giá kháng thể bảo vệ gấp 3,7 lần trẻ chưa tiêm chủng hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin với OR = 3,7; 95%CI: 1,62 - 8,54. Các trẻ tại Thị trấn Cổ Phúc có Hiệu giá kháng thể sởi cao gấp 2,2 lần so với các trẻ sống tại các xã khác với OR = 2,2; 95%CI: 1,22 - 3,89.

2021 ◽  
Vol 16 (3) ◽  
Author(s):  
Đỗ Ngọc Ánh
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  
Nam Co ◽  

Mục tiêu: Phân tích đặc điểm đa hình đoạn giao gen ITS1 thuộc hệ gen nhân của sán lá gan lớn tại Việt Nam. Đối tượng và phương pháp: 16 cá thể sán lá gan lớn thu thập từ 5 vật chủ khác nhau gồm trâu (05 cá thể), bò (06 cá thể), dê (02 cá thể), cừu (02 cá thể) và người (1 cá thể) tại các lò mổ trên địa bàn các tỉnh/thành gồm Hà Nội (4 cá thể), Vĩnh Phúc (1 cá thể), Nghệ An (2 cá thể), Quảng Nam (1 cá thể), Ninh Thuận (4 cá thể), Tây Ninh (1 cá thể), Cần Thơ (1 cá thể) và Đồng Tháp (02 cá thể) theo phương pháp mổ khám trong thời gian từ 2009 đến 2016. Trình tự của cả 16 cá thể được giải trình tự các chỉ thị gen ty thể nad1, gen nhân ITS1 để giám định loài và phân tích đặc điểm đa hình phân tử. Kết quả: Bằng các chỉ thị gen ty thể nad1 và đoạn giao gen, 11 cá thể sán lá gan lớn có kiểu gen phù hợp với F. gigantica và 5 cá thể có kiểu gen phù hợp với dạng trung gian. Trên trình tự đoạn giao gen ITS1 có 5 vị trí biến đổi ở các vị trí khác nhau với 4 kiểu gen đơn bội được xác định. Kết luận: Trình tự đoạn giao gen ITS1 của sán lá gan lớn tại Việt Nam có sự thay đổi đáng kể so với các trình tự tham chiếu trên thế giới.               Từ khóa: Đa hình, đoạn giao gen ITS1, sán lá gan lớn, Việt Nam.


2021 ◽  
Vol 142 (6) ◽  
pp. 37-44
Author(s):  
Trần Hiếu Học ◽  
Nguyễn Huy Du ◽  
Trần Quế Sơn
Keyword(s):  

Thủng ổ loét tá tràng là một trong những bệnh lý ngoại khoa thường gặp, cần mổ cấp cứu. Phẫu thuật nội soi khâu thủng ngày càng phổ biến trên những đối tượng được lựa chọn mang lại kết quả tốt như nằm viện ngắn ngày, ít đau, giảm nguy cơ dính ruột, nhiễm trùng vết mổ. Nghiên cứu nhằm mô tả kết quả mổ nội soi và mổ mở khâu thủng ổ loét tá tràng bằng phương pháp mô tả hồi cứu các bệnh nhân được phẫu thuật tại Bệnh viện Bạch Mai trong 2 năm từ 1/2018 đến 12/2019. Kết quả: 93 bệnh nhân được phẫu thuật gồm 31 ca mổ mở và 62 ca mổ nội soi. Nhóm mổ nội soi, loét non (72,6%), kích thước ổ loét từ 5-10mm (85,5%), khâu đơn thuần (77,3%), đính mạc nối (22,7%). Nhóm mổ nội soi sử dụng ít dịch rửa hơn nhóm mổ mở. Thời gian mổ nội soi là 69,3 ± 20,1 phút, mổ mở là 59,7 ± 5,4 phút. Biến chứng sau mổ chỉ gặp ở nhóm mổ mở gồm 3 nhiễm trùng vết mổ, 1 rò vết khâu thủng và 1 nặng xin về. Thời gian nằm viện nhóm mổ nội soi 6,0 ± 1,1 ngày và nhóm mổ mở 8,5 ± 4,0 ngày. Kết luận: phẫu thuật nội soi là phương pháp điều trị hiệu quả thủng ổ loét hành tá tràng, nằm viện ngắn ngày, không có biến chứng và tử vong.


Author(s):  
Nguyễn Hùng Cường ◽  
Hồ Ngọc Khoa ◽  
Bùi Danh Đại
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm từ đó đề xuất kỹ thuật bảo dưỡng bê tông tự lèn hiệu quả trong điều kiện khí hậu Việt Nam. Thí nghiệm được thực hiện trên các mẫu bê tông cấp phối khác nhau (N/B = 0,35 và N/B = 0,3) ở các điều kiện thời tiết khác nhau với 4 phương pháp bảo dưỡng: che phủ ni lông, tưới nước, không bảo dưỡng và bảo dưỡng tiêu chuẩn. Các giá trị về lượng nước bay hơi, biến dạng mềm và cường độ nén của bê tông được xác định và đánh giá. Kết quả đánh giá cho thấy phương pháp bảo dưỡng bằng che phủ ni lông là phương pháp hiệu quả nhất. Do vậy, quy trình và chỉ dẫn kỹ thuật bảo dưỡng bê tông tự lèn bằng phương pháp che ni lông được đề xuất. Theo đó thời gian bảo dưỡng ban đầu bằng cách kiểm soát quá trình bay hơi nước tự do của bê tông không quá 1 giờ, thời gian bảo dưỡng tiếp theo từ 5 – 7 ngày phụ thuộc vào điều kiện thời tiết cụ thể ở giai đoạn đầu đóng rắn của bê tông. Từ khóa: bê tông tự lèn; phủ ni lông; bảo dưỡng; mất nước bê tông; biến dạng mềm.


2021 ◽  
Vol 30 (8) ◽  
pp. 58-65
Author(s):  
Nguyễn Bá Đoàn ◽  
Đặng Thị Thanh Huyền ◽  
Hoàng Thị Hải Vân ◽  
Hoàng Hồng Mai ◽  
Dương Thị Hồng ◽  
...  
Keyword(s):  

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 271 trẻ có độ tuổi 5 đến 7 tuổi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2020 với mục tiêu xác định tỷ lệ trẻ có nồng độ kháng thể đạt ngưỡng bảo vệ phòng bệnh sởi. Kết quả cho thấy, 100% trẻ có kháng thể bảo vệ phòng bệnh sởi (nồng độ IgG ≥200 mIU/ml), nồng độ IgG thấp nhất là 522 mIU/ml và cao nhất là 1.740,5 mIU/ml, giá trị trung bình nhân của nồng độ IgG sởi (GMC IgG) là 1.132,3 mIU/ml, trong đó 76% đối tượng đạt mức kháng thể cao (nồng độ IgG ≥1.000 mIU/ml). Trẻ từ 5 đến 7 tuổi tiêm đủ 2 mũi vắc xin có thành phần sởi có tỷ lệ đạt mức kháng thể cao nhiều hơn so với trẻ chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin này. Cần duy trì tỷ lệ tiêm 2 mũi vắc xin sởi trong tiêm chủng thường xuyên vàtriển khai rà soát tiền sử tiêm chủng vắc xin sởi khi nhập học.


2021 ◽  
Vol 16 (7) ◽  
Author(s):  
Phạm Đình Thọ ◽  
Vũ Hồng Vân ◽  
Nguyễn Hải Hà ◽  
Nguyễn Nhật Đức
Keyword(s):  

Mục tiêu: Đánh giá các chỉ số kê đơn của đơn thuốc ngoại trú và tính hợp lệ của đơn thuốc ngoại trú theo quy định của Bộ Y tế. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 1200 đơn thuốc được lấy từ 10 phòng khám thuộc các chuyên khoa khác nhau tại Khoa Khám bệnh đa khoa - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tháng 3 năm 2021. Đánh giá các chỉ số trong đơn thuốc như số lượng thuốc, kháng sinh, vitamin và khoáng chất, thực phẩm chức năng đồng thời đối chiếu đơn thuốc với các quy định của Bộ Y tế về kê đơn thuốc ngoại trú. Kết quả:  Số thuốc trung bình trong một đơn thuốc là 3,89 thuốc. Số đơn thuốc sử dụng từ 5 - 8 thuốc là 69,75 %, số đơn có sử dụng kháng sinh 43,5%, tỷ lệ sử dụng vitamin và khoáng chất chiếm 71,4%. Các đơn thuốc đều kê đúng theo quy định của Bộ Y tế. Kết luận: Số thuốc trong một đơn thuốc vẫn còn khá cao và tỷ lệ sử dụng vitamin và khoáng chất vẫn còn phổ biến. Các đơn thuốc đều đã thực hiện đúng quy định của Bộ Y tế.


2021 ◽  
Vol 30 (4 Phụ bản) ◽  
pp. 147-154
Author(s):  
Trần Quỳnh Anh ◽  
Hoàng Thị Thu Hà ◽  
Nguyễn Thị Liên Hương ◽  
Đoàn Văn Hiếu ◽  
Cao Thị Tuyết Hạnh
Keyword(s):  

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả kiến thức và thực hành rửa tay với xà phòng của bà mẹ có con dưới 11 tuổi ở 3 tỉnh Điện Biên, Tuyên Quang, Đắk Lắk sau 2 năm can thiệp truyền thông. Thiết kế nghiên cứu là mô tả cắt ngang, so sánh với số liệu điều tra trước can thiệp. Tại mỗi tỉnh có 100 bà mẹ có con dưới 11 tuổi từ 5 xã được chọn ngẫu nhiên vào mẫu. Kiến thức về rửa tay với xà phòng được đo lường qua phỏng vấn bằng bộ câu hỏi. Thực hành được đo lường bằng phương pháp ‘Nhật ký hoạt động” và quan sát điểm rửa tay. Thay đổi trong kiến thức và thực hành được so sánh với số liệu điều tra trước can thiệp. Kết quả: Kiến thức và thực hành của bà mẹ/người chăm sóc trẻ về rửa tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh là 86,5% và 54%, tăng 12% và 33,1% so với trước can thiệp; sau khi vệ sinh cho trẻ là 23,4% và 26,3%, tăng 9,6% và 24,5% so với trước can thiệp; tỷ lệ hộ có nơi rửa tay có nước và xà phòng là 85%, tăng 8,8% so với trước can thiệp. Hoạt động truyền thông đã đem lại những thay đổi trong kiến thức, thực hành vệ sinh tay của bà mẹ và cần được tiếp tục để cải thiện hơn nữa hành vi vệ sinh trong cộng đồng.


2018 ◽  
Vol 8 (2) ◽  
Author(s):  
Thanh Xuân Nguyễn

Tóm tắt Đặt vấn đề: Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong phẫu thuật nội soi cắt nang ống mật chủ. Phương pháp nghiên cứu: Gồm 70 người bệnh nang ống mật chủ được chẩn đoán và điều trị bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng1/2012 đến tháng 12/2017. Kết quả: Thuận lợi: Thời gian phẫu thuật trung bình (219,79 ± 64,88 phút) ngắn hơn so với thời gian phẫu thuật của nhiều nghiên cứu khác. Không có người bệnh tái khám sau mổ từ 10 ngày đến 3 tháng có đánh giá kết quả điều trị trung bình hoặc xấu. 94,1% người bệnh được rút dẫn lưu trong vòng 1 - 4 ngày sau mổ. 71,4% số người bệnh nằm viện sau mổ từ 5 - 10 ngày. Có 94,9% người bệnh hài lòng với kết quả điều trị sau mổ từ 10 ngày đến 3 tháng. Khó khăn: Có 5 trường hợp dò mật sau mổ trong đó 3 trường hợp theo dõi sau 5 ngày người bệnh ổn định, 2 trường hợp dò mật kéo dài phải mổ lại để làm lại miệng nối. Có 2 người bệnh phải truyền máu do kích thước nang lớn, dính nhiều tổ chức xung quanh và thời gian phẫu thuật kéo dài. Kết luận: Phẫu thuật nội soi trong điều trị cắt nang ống mật chủ là phương pháp an toàn, hiệu quả và khả thi ở các trung tâm y tế lớn, tuy nhiên đòi hỏi cao về kỹ năng của phẫu thuật viên, trình độ gây mê cũng như trang thiết bị phòng mổ. Abstract Introduction: Evaluating the advantage and disadvantage of the laparoscopic choledochal cyst excision. Material and Methods: We analysed 70 patients who were treated at the Hue Central Hospital from January 2012 to December 2017 with statistical analysis of epidemiological data, clinical manifestations, diagnosis, treatment and postoperative outcome. Results: Advantages: Average operation duration (219.79 ± 64.88 minutes) was shorter than typical intervention. Postoperative treatment results were evaluated from 10 days to 3 months after surgery: No average or bad result. 94.1% of patients were withdrawn drains within 1- 4 days after surgery. There were 71.4% of patients who hospitalized from 5 - 10 days postoperatively and 94.9% of patients were satisfied with the results. Disadvantages: 5 cases of postoperative biliary leakage were found, including 3 cases that were stabilized after 5 days of medical treatment and 2 cases requiring surgical intervention for prolonged anastomotic leakage. Blood transfusions were seen in 2 cases because the large size of the cyst, adherences to surrounding tissues and prolonged operation duration. Conclusion: Laparoscopic surgery for choledochal cyst resection is a safe and effective method. However, it requires a high level of anaesthesia and operating room equipment. Keyword: Laparoscopic choledochal cyst excision, Advantage and disadvantage.


Sign in / Sign up

Export Citation Format

Share Document