Can Tho University Journal of Science
Latest Publications


TOTAL DOCUMENTS

1978
(FIVE YEARS 866)

H-INDEX

2
(FIVE YEARS 1)

Published By Can Tho University

1859-2333

2021 ◽  
Vol 57 (6) ◽  
pp. 42-52
Author(s):  
Lưu Ngọc Hạnh Cao ◽  
Thị Bích Thuyền Nguyễn ◽  
Huỳnh Vủ Thanh Lương ◽  
Võ Phú Toàn Mai ◽  
Nguyễn Phương Lan Trần
Keyword(s):  

Vật liệu composite nền polyethylen tỷ trọng cao tái chế (r-HDPE) gia cường bằng sợi cuống dừa nước (Nypa fruticans flower stalk - NFFS) được chế tạo bằng phương pháp ép nóng. Đầu tiên, các sợi sau khi tách từ NFFS được xử lý hoá học và ép tạo tấm sợi ngẫu nhiên. Tiếp theo, thùng nhựa từ HDPE được thu gom, rửa sạch, cắt nhỏ, và ép nóng để tạo tấm phẳng mỏng. Cuối cùng, tấm composite được tạo hình từ các lớp nhựa và sợi xen kẽ nhau. Cấu trúc và thành phần sợi NFFS trước và sau xử lý hoá học lần lượt được quan sát qua ảnh SEM và phân tích qua TGA. Ảnh hưởng của tỷ lệ thể tích sợi NFFS đến độ co ngót, độ bền kéo, độ bền uốn, và độ bền va đập cũng được khảo sát. Kết quả là sợi NFFS có hàm lượng cellulose ~34% với các vi sợi xếp song song. Điều thú vị là sợi NFFS không có lỗ rỗng to ở trung tâm đã tạo nên khác biệt lớn về cơ tính so với một số sợi thực vật khác. Cơ tính của vật liệu đạt cao nhất ở tỷ lệ thể tích sợi 60%, có độ bền kéo ~45 MPa, độ bền uốn ~46  MPa, và độ bền va đập ~19 KJ.m-2. Như mong đợi, kết quả này cao hơn gần gấp đôi so với kết quả cơ tính của vật liệu composite từ sợi xơ dừa ở cùng điều kiện.


2021 ◽  
Vol 57 (6) ◽  
pp. 169-177
Author(s):  
Văn Toàn Nguyễn ◽  
Hải Sơn Phạm ◽  
Thị Liễu Nguyễn ◽  
Thị Huyền Lê ◽  
Nguyễn Thanh Thảo Võ ◽  
...  
Keyword(s):  

Catechin là một hợp chất quan trọng được chiết xuất từ lá trà xanh (Camellia sinensis), có khả năng phòng ngừa và điều trị một số bệnh ung thư, bệnh tim mạch, bệnh cao huyết áp, bệnh đường ruột, bệnh răng miệng và có tác dụng làm chậm quá trình lão hoá và gia tăng tuổi thọ. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm khảo sát, đánh giá một số điều kiện phối trộn tạo sản phẩm trà hòa tan từ catechin. Kết quả tách chiết cao catechin và cỏ ngọt ở điều kiện gia nhiệt 80oC trong 1 giờ sử dụng dung môi là nước thu được hiệu suất lần lượt là 30,91% và 31,76%. Hàm lượng polyphenol tổng trong mẫu cao chiết catechin đạt 327,47 mg GAE/g cao chiết. Hàm lượng catechin tổng của mẫu cao chiết catechin là 537,65 mg/g GAE. Công thức phối trộn của sản phẩm trà hòa tan cho điểm đánh giá cảm quan cao nhất với tỷ lệ phối trộn giữa cao catechin: cao cỏ ngọt : maltodextrin là 2:1:27. Nồng độ chất khô sử dụng trong quá trình sấy phun cho hiệu suất thu hồi cao nhất (83,20%) và chất lượng sản phẩm không đổi là 15%. Sản phẩm trà hòa tan catechin đạt tiêu chuẩn chất lượng, các chỉ tiêu phân tích sản phẩm đều nằm trong khoảng giới hạn cho phép dựa trên các TCVN hiện hành.


2021 ◽  
Vol 57 (6) ◽  
pp. 254-261
Author(s):  
Thị Huế Doãn
Keyword(s):  

Tư tưởng Lão – Trang (thể hiện qua Đạo đức kinh và Nam hoa kinh) vốn mang đậm tinh thần sinh thái phương Đông thời cổ đại. Triết thuyết này cung cấp cho chúng ta những gợi ý thú vị khi khai thác mối quan hệ giữa tự nhiên và con người gắn liền với thiên thai – một biểu tượng văn hoá, văn học cổ xưa độc đáo xuất hiện trong văn học trung đại Trung Hoa và Việt Nam. Trên cơ sở tinh thần sinh thái trong học thuyết Lão – Trang, chúng tôi sẽ tập trung khai thác biểu tượng thiên thai gắn với hai ý nghĩa lớn: biểu tượng thiên thai – nơi lưu giữ tâm thức về một hệ sinh thái nguyên thuỷ và biểu tượng thiên thai – nơi con người học cách thích nghi với tự nhiên. Việc nghiên cứu biểu tượng thiên thai từ góc nhìn này sẽ giúp phát hiện thêm các giá trị mới của văn học trung đại Trung Hoa và Việt Nam, đồng thời giúp nâng cao ý thức về vai trò quan trọng của tự nhiên đối với đời sống con người và chứng minh rằng học thuyết Lão – Trang là một học thuyết cổ xưa nhưng không lỗi thời.


2021 ◽  
Vol 57 (6) ◽  
pp. 125-131
Author(s):  
Thanh Đạo Bùi ◽  
Thanh Phong Ngô ◽  
Ngọc Điệp Cao

Một trăm chín mươi mốt dòng vi khuẩn được phân lập từ 93 mẫu nốt sần, rễ, thân cây đậu phộng (lạc) trồng tại 03 huyện miền núi tỉnh Bình Định (Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão). Các dòng vi khuẩn phân lập được đều tạo màng mỏng (pellicle), đều có khả năng cố định đạm, hòa tan lân và tổng hợp IAA. Trong nghiên cứu, 15 dòng vi khuẩn có đặc tính tốt được tuyển chọn để nhận diện bằng kỹ thuật PCR. Kết quả cho thấy 15 dòng này đều là vi khuẩn nội sinh. Các dòng vi khuẩn được nhận diện thuộc 6 chi, bao gồm chi Acinetobacter (5 dòng), chi Bacillus (4 dòng), chi Burkholderia (2 dòng), chi Klebsiella (2 dòng), chi Enterobacter (1 dòng) và chi Sphingomonas (1 dòng) với tỷ lệ tương đồng DNA từ 98-99%.


2021 ◽  
Vol 57 (6) ◽  
pp. 284-293
Author(s):  
Thị Phượng Đặng ◽  
Thanh Long Nguyễn ◽  
Việt Khải Huỳnh

Bài viết ước lượng hiệu quả kỹ thuật của nghề lưới kéo ở vùng biển Đông Đồng bằng sông Cửu Long bằng mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên dạng translog. Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 60 ngư dân của nghề lưới kéo ở tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu. Kết quả cho thấy sản lượng thủy sản khai thác của nghề lưới kéo bình quân là 643 kg/chuyến biển và 18,9 tấn/năm với thời gian cho mỗi chuyến biển là khoảng 4 ngày. Tổng chi phí cho nghề lưới kéo là 316 triệu đồng/năm và doanh thu là 608 triệu đồng/năm. Mức hiệu quả kỹ thuật của nghề lưới kéo trung bình là 86,3%. Các yếu tố liên quan đến thuyền trưởng như kinh nghiệm, trình độ học vấn và tuổi; tuổi của tàu và nguồn vốn sản xuất có tác động đến hiệu quả kỹ thuật của nghề lưới kéo. Để cải thiện hiệu quả kỹ thuật của nghề lưới kéo cần chú trọng việc đào tạo người thuyền trưởng, nâng cấp, hoán đổi tàu lớn và liên kết kênh thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản khai thác.


2021 ◽  
Vol 57 (6) ◽  
pp. 98-107
Author(s):  
Phước Thành Lâm

Mục tiêu đề tài nhằm đánh giá năng suất, thành phần sữa, tình trạng dinh dưỡng và đề xuất khẩu phần (KP) điều chỉnh phù hợp cho bò sữa nuôi tại nông hộ ở thành phố Cần Thơ. Khảo sát được tiến hành trên 35 hộ, trong đó chọn 10 hộ để lấy mẫu. Kết quả cho thấy đàn bò thuộc giống lai HF, từ F2 trở lên, năng suất sữa 13,2 kg/ngày và tỉ lệ mỡ sữa cao (4,03-4,84%), nhưng biến động lớn giữa các cá thể bò và nông hộ. Bò tiêu thụ lượng DM, CP và NEL, lần lượt là 15,4 kg/ngày, 2,38 kg/ngày và 19,7 MCal/ngày. Chi phí thức ăn của bò còn khá cao (73.254 VND/ngày). Sáu KP điều chỉnh đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bò sữa theo tiêu chuẩn của NRC năm 2001 và giảm 7,17-20,8% chi phí thức ăn. Kết luận, đàn bò có năng suất và chất lượng sữa khá tốt, tiêu thụ dưỡng chất đáp ứng nhu cầu, nhưng chi phí thức ăn còn tương đối cao. Các KP điều chỉnh được áp dụng có thể giúp ổn định tốt năng suất, chất lượng sữa và giảm chi phí thức ăn.


2021 ◽  
Vol 57 (6) ◽  
pp. 178-188
Author(s):  
Thị Mộng Thu Trương ◽  
Đỗ Quỳnh Nguyễn ◽  
Thanh Trúc Trần ◽  
Thị Minh Thủy Lê

Nghiên cứu điều kiện tiền xử lý và chiết tách collagen từ da cá lóc bằng pepsin đã được thực hiện. Kết quả cho thấy da cá lóc được xử lý với 10% butyl alcohol trong 72 giờ thì hàm lượng lipid còn lại thấp nhất là 15,3%. Collagen từ da cá lóc được chiết tách với 0,45% pepsin trong 24 giờ cho hiệu suất thu hồi 13,7% và độ hòa tan cực đại ở pH  1 - 4 và nồng độ NaCl từ 0,2 - 0,6 M. Bên cạnh đó, phổ FTIR cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa số bước sóng trong vùng amide I và vùng amide III đặc biệt là sự ổn định của cấu trúc xoắn ba, cho thấy collagen từ da cá lóc có đầy đủ nhóm chức năng của collagen loại I. Collagen có màu sáng với giá trị L* là 62,4 và hàm lượng imino acid là 204 (đơn vị/1000 đơn vị). Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể sử dụng pepsin để thay thế hoá chất nhằm giảm thiểu lượng hoá chất thải ra môi trường, tận dụng da cá lóc như nguồn nguyên liệu để sản xuất collagen.


2021 ◽  
Vol 57 (6) ◽  
pp. 104-114
Author(s):  
Phước Thành Lâm ◽  
Thị Thu Hà Nguyễn ◽  
Trần Tuyết Mai Dương ◽  
Thị Phượng Tiên Võ ◽  
Châu Khánh Vân Nguyễn ◽  
...  

Thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng lá mít (LM) và trái mít non phụ phẩm (TM) thay thế cho cỏ voi (CV) đến tỷ lệ tiêu hoá, lên men dạ cỏ và sinh khí methane (CH4) in vitro sử dụng dịch dạ cỏ từ 4 con dê đực lai Saanen F2 (♂ Saanen × ♀ Bách Thảo). Thí nghiệm được thiết kế theo mô hình hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức (NT) và 4 lần lặp lại. Ở tất cả các NT, thức ăn hỗn hợp được cố định ở mức 40% DM. Năm NT thí nghiệm được xây dựng từ sự thay thế LM và/hoặc TM cho CV trong khẩu phần, cụ thể như sau: 60% CV (NT1), 30% CV + 30% TM (NT2), 30% CV + 30% LM (NT3), 30% CV + 15% TM + 15% LM (NT4), và 30% TM + 30% LM (NT5). Kết quả cho thấy acid béo bay hơi (VFA) tổng số thấp nhất ở NT1 (57,7%) và cao hơn ở NT3 (73,0%) và NT5 (74,8%) (P<0,05). Tỷ lệ tiêu hóa thật in vitro cao nhất ở NT5 (78,5%) và thấp nhất ở NT1 (68,5%) (P<0,001). Tỷ lệ tiêu hóa xơ trung tính in vitro cao nhất ở NT5 (45,0%) và thấp nhất ở NT2 (42,0%) (P<0,001). Hàm lượng khí CH4 (mL/g DM) giảm 17,3% ở NT5 so với NT1 (P<0,01). Kết quả cho thấy NT5 là khẩu phần phù hợp cho việc cải thiện tỷ lệ tiêu hóa, VFA dạ cỏ và giảm sinh khí CH4 ở dê trong điều kiện in vitro.


2021 ◽  
Vol 57 (6) ◽  
pp. 231-241
Author(s):  
Văn Hóa Âu ◽  
Thị Kim Liên Nguyễn ◽  
Trường Giang Huỳnh ◽  
Ngọc Út Vũ

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định sự xuất hiện lớp Gastropoda ở khu vực nuôi trồng thủy sản trên tuyến sông Hậu thuộc tỉnh An Giang và Cần Thơ làm cơ sở đánh giá chất lượng nguồn nước. Nghiên cứu được thực hiện qua việc thu mẫu động vật đáy tại 19 điểm trên sông chính và sông nhánh vào thời điểm tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12 năm 2019. Kết quả ghi nhận được 24 loài lớp chân bụng thuộc 17 giống, 11 họ và 7 bộ.  Số lượng loài ở An Giang (19 loài) thấp hơn Cần Thơ (21 loài). Số loài thu được trên sông chính là 22 loài và sông nhánh là 19 loài. Mật độ Gastropoda dao động từ 0 đến 5.447 cá thể/m2 và không tìm thấy cá thể nào ở điểm AG4 vào đợt 2; số cá thể trên sông chính và sông nhánh biến động từ 42-1.341 cá thể/m2. Thành phần loài và mật độ lớp Gastropoda phân bố rất rộng và có sự khác biệt giữa các điểm thu, theo từng đợt và kể cả trên sông chính và sông nhánh tại khu vực nghiên cứu. Chỉ số đa dạng Shannon (H’), độ giàu loài (d) và chỉ số đồng đều (J’) trên tuyến sông Hậu dao động lần lượt là 0,9-2,0, 0,7-3,5 và 0,4-0,9. Chỉ số H’ cho thấy các vị trí thu mẫu ở mức ô nhiễm trung bình đến ô nhiễm nặng. Kết quả nghiên cứu còn là nguồn dữ liệu cơ bản để xây dựng chương trình quan trắc sinh học trong khu vực nuôi trồng thủy sản trên sông Hậu.


2021 ◽  
Vol 57 (6) ◽  
pp. 242-253
Author(s):  
Thị Ngọc Thu Trương ◽  
Trung Tín Nguyễn ◽  
Văn Thắng Trần ◽  
Văn Việt Trần

Nghiên cứu về sự đa dạng thành phần loài cá ở vùng lõi Vườn Quốc gia U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang được thực hiện từ năm 2020 đến năm 2021 nhằm xác định (i) hiện trạng quản lý nước và nguồn lợi cá, (ii) thành phần loài cá, và (iii) chỉ số đa dạng sinh học. Trong đó, 15 điểm thu mẫu trong 4 sinh cảnh khác nhau ở vùng lõi và một vùng đệm được tiến hành với 4 đợt thu mẫu vào các tháng 5, tháng 7, tháng 10 năm 2020 và tháng 01 năm 2021. Nhiều loại ngư cụ cố định và di động được sử dụng để đảm bảo thu được nhiều loài cá. Các mẫu cá được định danh, cân (g/cá thể) và đo chiều dài (cm). Bên cạnh đó, các chỉ số phong phú loài Margalef (d), chỉ số đa dạng Simpson (1-D) và chỉ số đa dạng loài Shannon – Wiener (H’) được tính toán để đánh giá mức độ đa dạng sinh học. Kết quả cho thấy việc thiếu nước ngọt trong mùa khô là mối đe dọa cá ở vùng lõi. Tổng số 32 loài cá thuộc 6 bộ và 17 họ được xác định. Vùng lõi có tính đa dạng, ổn định hơn so với vùng đệm ở các sinh cảnh và thời gian khác nhau, nhưng có sự biến động theo mực nước.


Sign in / Sign up

Export Citation Format

Share Document