scholarly journals Kỹ thuật bảo dưỡng bê tông tự lèn hiệu quả trong điều kiện khí hậu Việt Nam

Author(s):  
Nguyễn Hùng Cường ◽  
Hồ Ngọc Khoa ◽  
Bùi Danh Đại
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm từ đó đề xuất kỹ thuật bảo dưỡng bê tông tự lèn hiệu quả trong điều kiện khí hậu Việt Nam. Thí nghiệm được thực hiện trên các mẫu bê tông cấp phối khác nhau (N/B = 0,35 và N/B = 0,3) ở các điều kiện thời tiết khác nhau với 4 phương pháp bảo dưỡng: che phủ ni lông, tưới nước, không bảo dưỡng và bảo dưỡng tiêu chuẩn. Các giá trị về lượng nước bay hơi, biến dạng mềm và cường độ nén của bê tông được xác định và đánh giá. Kết quả đánh giá cho thấy phương pháp bảo dưỡng bằng che phủ ni lông là phương pháp hiệu quả nhất. Do vậy, quy trình và chỉ dẫn kỹ thuật bảo dưỡng bê tông tự lèn bằng phương pháp che ni lông được đề xuất. Theo đó thời gian bảo dưỡng ban đầu bằng cách kiểm soát quá trình bay hơi nước tự do của bê tông không quá 1 giờ, thời gian bảo dưỡng tiếp theo từ 5 – 7 ngày phụ thuộc vào điều kiện thời tiết cụ thể ở giai đoạn đầu đóng rắn của bê tông. Từ khóa: bê tông tự lèn; phủ ni lông; bảo dưỡng; mất nước bê tông; biến dạng mềm.

2021 ◽  
Vol 16 (3) ◽  
Author(s):  
Đỗ Ngọc Ánh
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  
Nam Co ◽  

Mục tiêu: Phân tích đặc điểm đa hình đoạn giao gen ITS1 thuộc hệ gen nhân của sán lá gan lớn tại Việt Nam. Đối tượng và phương pháp: 16 cá thể sán lá gan lớn thu thập từ 5 vật chủ khác nhau gồm trâu (05 cá thể), bò (06 cá thể), dê (02 cá thể), cừu (02 cá thể) và người (1 cá thể) tại các lò mổ trên địa bàn các tỉnh/thành gồm Hà Nội (4 cá thể), Vĩnh Phúc (1 cá thể), Nghệ An (2 cá thể), Quảng Nam (1 cá thể), Ninh Thuận (4 cá thể), Tây Ninh (1 cá thể), Cần Thơ (1 cá thể) và Đồng Tháp (02 cá thể) theo phương pháp mổ khám trong thời gian từ 2009 đến 2016. Trình tự của cả 16 cá thể được giải trình tự các chỉ thị gen ty thể nad1, gen nhân ITS1 để giám định loài và phân tích đặc điểm đa hình phân tử. Kết quả: Bằng các chỉ thị gen ty thể nad1 và đoạn giao gen, 11 cá thể sán lá gan lớn có kiểu gen phù hợp với F. gigantica và 5 cá thể có kiểu gen phù hợp với dạng trung gian. Trên trình tự đoạn giao gen ITS1 có 5 vị trí biến đổi ở các vị trí khác nhau với 4 kiểu gen đơn bội được xác định. Kết luận: Trình tự đoạn giao gen ITS1 của sán lá gan lớn tại Việt Nam có sự thay đổi đáng kể so với các trình tự tham chiếu trên thế giới.               Từ khóa: Đa hình, đoạn giao gen ITS1, sán lá gan lớn, Việt Nam.


Author(s):  
Ngô Quốc Hưng ◽  
Vũ Hữu Vĩnh ◽  
Lê Nữ Hòa Hiệp
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Đặt vấn đề: Nội soi trung thất (NSTT) là một phương pháp được sử dụng để chẩn đoán bệnhtrung thất và xếp giai đoạn của ung thư phổi. Kể từ khi được giới thiệu bởi Carlens năm 1959, hiện nay trên thế giới NSTT đã trở thành tiêu chuẩn dùng để so sánh với các phương pháp can thiệp khác trong đánh giá bản chất mô học của u trung thất và đánh giá giai đoạn ung thư phổi. Tại Việt Nam, phương pháp này chưa được ứng dụng rộng rãi để chẩn đoán bệnh của lồng ngực.Mục tiêu: Xác định giá trị của NSTT trong xác định bản chất mô học của khối u trung thất và giai đoạn của ung thư phổi.Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, can thiệp lâm sàng, không đối chứng. Thực hiện tại bệnh viện Bệnh viện Chợ Rẫy từ 5/2010 đến 2/2013Kết quả: Chúng tôi NSTT sinh thiết chẩn đoán mô học 24 trường hợp xác định có u vùng trung thất hay hạch trung thất trong ung thư phổi có độ tuổi trung bình 44 ± 2 tuổi. Thời gian thực hiện trung bình là 47 phút. Tỉ lệ u trung thất ác tính cao 12/12 (100%), đa phần là u lymphoma nonHogkin. Có 7/11 trường hợp ung thư phổi di căn hạch trung thất (tương ứng với N2,N3), 2/12 trường hợp ung thư phổi nhưng chưa có di căn hạch trung thất (tương ứng với N0, N1). 1 trường hợp hạch lympho ác tính Non-Hodgkin. Không ghi nhận có trường hợp tai biến hay tử vong.Kết luận: NSTT là một phương pháp chẩn đoán hiệu quả và an toàn. NSTT cần được sử dụng thường quy trong đánh giá giai đoạn ung thư phổi.


2014 ◽  
Vol 6 (3) ◽  
pp. 293-297
Author(s):  
Thi Quyen Ha ◽  
Duy Khang Dinh

Whole cells of Vibrio cholerare serotype Inaba and serotype Ogawa (strains I389 and O395) were injected into rabbits to obtain antiserum. The antiserums were used for immune reaction with antigenic components of 25 strains of V. cholerae isolated from five provinces of Vietnam and the two standard strains I389 and O395 by Western-blot technique. Analysis of immune hybrid results showed that there were 11 antigenic components with molecular weights approximately 79kDa, 62kDa, 52kDa, 45kDa, 42kDa, 38kDa, 35kDa, 31kDa, 26kDa, 23kDa and 20kDa. In which the antigens of 45kDa, 42kDa, 31kDa and 20kDa were similar to OmpT, OmpS, Omp-31kDa and TcpA that have been considered as vaccine-candidate antigens. Among 25 V. cholerae strains, there were 6 antigenic components in common including 79kDa, 62kDa, 45kDa, 35kDa, 31kDa and 20kDa. 23/25 strains contained 42kDa antigen; 5/25 strains contained 38kDa and 23kDa antigens; 11/25 had 26kDa antigen. In addition, 7/25 strains contained antigens identical to V. cholerae I389 serotype Inaba; 6/25 strains contained antigens of I389 and O395; 12/25 strains had changes of antigenic components. These changes were actually the lack of antigens, not appearing new antigens. These results are considered as basis for researches about immune response and prevention of cholera disease. Toàn bộ tế bào của các chủng Vibrio cholerare typ huyết thanh Inaba và typ huyết thanh Ogawa (chủng I389 và O395) được sử dụng để gây miễn dịch trên thỏ để thu kháng huyết thanh. Các kháng huyết thanh được dùng để thực hiện phản ứng miễn dịch với các thành phần kháng nguyên của 25 chủng V. cholerae phân lập từ 5 tỉnh thành của Việt Nam và hai chủng chuẩn I389 và O395 bằng kỹ thuật Western-blot. Phân tích kết quả lai miễn dịch cho thấy, có tổng số 11 thành phần kháng nguyên có kích thước khoảng 79kDa, 62kDa, 52kDa, 45kDa, 42kDa, 38kDa, 35kDa, 31kDa, 26kDa, 23kDa và 20kDa. Các kháng nguyên này chủ yếu là các protein màng ngoài (Omp) và kháng nguyên lông (TcpA). Trong đó các kháng nguyên 45kDa, 42kDa, 31kDa và 20kDa trùng với các kháng nguyên OmpS, OmpT, Omp-31kDa và TcpA được xem là những kháng nguyên dự tuyển vacxin tả. Có 6 kháng nguyên chung giữa 25 chủng với kích thước 79kDa, 62kDa, 45kDa, 35kDa, 31kDa và 20kDa. 7/25 chủng có các kháng nguyên giống với kháng nguyên của chủng V. cholerae I389 typ huyết thanh Inaba; 6/25 chủng có các kháng nguyên giống với kháng nguyên của cả hai chủng V. cholerae I389 và O395; 12/25 chủng có sự biến đổi thành phần kháng nguyên. Tuy nhiên, sự biến đổi này thực chất là sự thiếu hụt chứ không phải là sự xuất hiện các thành phần kháng nguyên mới. Các kết quả nghiên cứu này có thể được xem là nền tảng ban đầu cho các nghiên cứu về miễn dịch và dự phòng bệnh tả.


Author(s):  
Nguyen Van Tuan ◽  
Nguyen Ngoc Lam ◽  
Nguyen Cong Thang
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã áp dụng nhiều dạng công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng không nung, nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, sản xuất và đã mang lại nhiều kết quả tích cực như: tận dụng được nhiều nguồn nguyên liệu rẻ tiền hiện có tại các vùng miền, tạo ra được nhiều loại vật liệu xây dựng (VLXD) có giá thành thấp... Các đề tài nghiên cứu về gạch không nung ở Việt Nam chủ yếu đề cập đến việc tối ưu hóa cấp phối, còn các nghiên cứu về ảnh hưởng của các thông số công nghệ lại ít được đề cập. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ của dây chuyền sản xuất thực tế như lực rung ép, thời gian rung ép tạo hình và số lần rải liệu đến cường độ nén của gạch bê tông. Kết quả nghiên cứu trên dây chuyền sản xuất công nghiệp QT 10-15 theo công nghệ rung ép cho thấy khi lực ép rung gạch tối thiểu từ 11-13 MPa, thời gian rung ép từ 5-7 giây, số lần rải liệu khoảng 3-4 lần thì gạch bê tông đạt mác M7,5, độ thấm nước thấp. Nhận ngày 15/01/2018; sửa xong 5/02/2018; chấp nhận đăng 28/02/2018


Author(s):  
Ngô Đắc Chứng ◽  
Hoàng Thị Thương ◽  
Phùng Thị Huyền Trang ◽  
Ngô Văn Bình
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Các đặc điểm sinh sản và tăng trưởng của Thằn lằn bóng hoa Eutropis multifasciatus (Kuhl, 1820) (Reptilia, Squamata, Scincidae) đã được nghiên cứu ngoài tự nhiên và trong điều kiện nuôi từ tháng III năm 2013 đến tháng IX năm 2014 tại Quảng Trị và Thừa Thiên Huế (Việt Nam).Mẫu vật được thu thập bằng tay hoặc bằng lưỡi câu (15-30 cá thể cả đực và cái hàng tháng), cân và đo các đặc điểm của tinh hoàn và buồng trứng, mô tả phôi và con non. Nuôi con trưởng thành và con non mới đẻ để theo dõi hiệu suất tăng trưởng. Kết quả cho thấy Thằn lằn bóng hoa (E. multifasciatus) là loài noãn thai sinh, đẻ mỗi năm một lứa từ 5-8 con và tháng IV-V. Con non khi mới đẻ có chiều dài trung bình 3.87±0.09 mm và khối lượng trung bình 1.26±0.04 g. Sau bốn tháng nở, trọng lượng trung bình của con non là 7.25g/con, tăng trung bình 5.96g/con. Chiều dài thân trung bình là 7.46cm, tăng trung bình 3.6cm/con. Từ khóa: Thằn lằn bóng hoa, Eutropis multifasciatus, sinh sản và tăng trưởng, noãn thai sinh.


2010 ◽  
Vol 13 (3) ◽  
pp. 5-20
Author(s):  
Loc Duc Nguyen

The Vietnamese Catholic community is not only a religious community but also a traditional village with relationships based on kinship and/or sharing the same residential area, similar economic activities, and religious activities. In this essay, we are interested in examining migrating Catholic communities which were shaped and reshaped within the historical context of Viet Nam war in 1954. They were established after the migration of millions of Catholics from Northern to Southern Viet Nam immediately after Geneva Agreement in 1954. Therefore, by examining the particular structural traits of the emigration Catholic Communities we attempt to reconstruct the reproducing process of village structure based on the communities’ triple structure: kinship structure, governmental structure and religious organization.


Keyword(s):  

Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu thứ cấp, bài viết đưa ra một số vấn đề lý luận về hoạt động giáo dục kỹ năng và tư duy sáng tạo (GDKN&TDST), đồng thời tìm hiểu thực trạng công tác giáo dục, phát triển kỹ năng, tư duy sáng tạo hiện nay ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đang diễn ra mạnh mẽ với những yêu cầu ngày càng cao về đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, các trường đại học, các tổ chức trong nước đã bắt đầu quan tâm đến việc phát triển các kỹ năng, tư duy sáng tạo. Điều này được thể hiện ở việc đã có nhiều trung tâm, viện nghiên cứu được thành lập tại các trường đại học. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, bài viết đưa ra một số đề xuất cho hoạt động GDKN&TDST trong các trường đại học ở Việt Nam.


2019 ◽  
Vol 5 (1b) ◽  
pp. 41-53
Keyword(s):  

Matsusaka momen (松阪木綿) là loại vải bông nổi tiếng của vùng Ise, Nhật Bản. Với đặc điểm là hoa văn sọc dọc lấy màu chàm làm chủ đạo, trong thế kỷ XVIII, chỉ riêng ở Edo, số lượng vải chàm Matsusaka được tiêu thụ hằng năm tương đương với một nửa dân số sống trong thành. Nhiều thương nhân xuất thân từ Matsusaka, nhờ buôn bán vải chàm và thuốc nhuộm, đã phát triển thành các tập đoàn thương mại lớn, tiêu biểu là dòng họ Mitsui. Một số nhà nghiên cứu Nhật Bản cho rằng nguồn gốc của hoa văn sọc trên vải chàm Matsusaka liên quan đến “liễu điều bố” do thương nhân Kadoya Shichirobee (角屋七郎兵衛,1610 -1672) gửi về từ Hội An. Bài viết này tổng kết nghiên cứu của tác giả trong 5 năm (2013-2018) liên quan đến nguồn gốc hoa văn trên vải chàm Matsusaka và trình bày giả thuyết về mối quan hệ của hoa văn này với vải thổ cẩm của Việt Nam Ngày nhận 29/3/2019; ngày chỉnh sửa 06/5/2019; ngày chấp nhận đăng 31/5/2019


Sign in / Sign up

Export Citation Format

Share Document