scholarly journals ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN LOẠN DƯỠNG NỘI MÔ FUCHS

2022 ◽  
Vol 509 (1) ◽  
Author(s):  
Phạm Thị Duyên ◽  
Lê Xuân Cung ◽  
Dương Mai Nga ◽  
Phạm Ngọc Đông
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân loạn dưỡng nội mô Fuchs. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 40 mắt của 23 bệnh nhân trong 15 gia đình được chẩn đoán loạn dưỡng nội mô Fuchs từ tháng 8/2020 đến tháng 7/2021. Kết quả: Có 10 bệnh nhân nam và 13 bệnh nhân nữ. Tuổi trung bình tại thời điểm phát hiện bệnh là 58,0±14,6 tuổi. 100% bệnh nhân bị bệnh cả 2 mắt. Có 6 bệnh nhân được phát hiện bệnh do đi khám tình cờ hoặc khám sàng lọc, 17 bệnh nhân đi khám vì có triệu chứng cơ năng như nhìn mờ hoặc chói, cộm, chảy nước mắt từng đợt. Khám lâm sàng thấy 25 mắt giác mạc còn trong, 15 mắt phù giác mạc. 33 mắt có hình ảnh guttae ở mặt sau giác mạc, 7 mắt không quan sát được mặt sau giác mạc gồm 5 mắt giác mạc phù, bọng biểu mô nhiều và 2 mắt giác mạc đục, sẹo xơ ở giai đoạn cuối. Số lượng tế bào nội mô trung bình của 9 mắt đếm được nội mô là 2310 ± 515 tế bào/mm2. Độ dày giác mạc trung bình của 40 mắt là 593,8±67,9µm. Kết luận: Bệnh loạn dưỡng nội mô Fuchs tại Việt Nam có các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng điển hình như mô tả trong y văn. Chụp tế bào nội mô và đo độ dày giác mạc là hai xét nghiệm cận lâm sàng quan trọng trong chẩn đoán và theo dõi bệnh.

2019 ◽  
Vol 5 (1) ◽  
pp. 37-53

Trên thế giới, nhiều nghiên cứu về tự trọng đã được tiến hành trên nhóm khách thể là trẻ em và trẻ vị thành niên, tuy nhiên nhóm người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên lại chưa nhận được sự quan tâm thích đáng. Ở Việt Nam, tình hình cũng tương tự, đặc biệt, các nghiên cứu về sự thỏa mãn nhu cầu tự trọng (Self- Esteem) tiếp cận dựa trên khung lý thuyết của Abraham Maslow còn rất thiếu vắng. Mục đích của nghiên cứu này nhằm mô tả sự thỏa mãn nhu cầu tự trọng của 301 người trưởng thành, độ tuổi 18 - 60 (Mean = 34.6, SD = 0.77) tại Việt Nam tiếp cận theo lý thuyết về Tháp nhu cầu của A. Maslow. Thang đo sự thỏa mãn nhu cầu tâm lý (Psychological Needs Satisfaction) của David Lester và cộng sự (1990), được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (i) Sự thỏa mãn nhu cầu tự trọng của người trưởng thành tại Việt Nam có điểm số trung bình cao nhất trong số 5 nhu cầu theo lý thuyết của A.Maslow; (ii) Các nhu cầu trong năm nhu cầu theo khung lý thuyết đều có mối tương quan mạnh với nhau, trong đó tương quan mạnh nhất là sự thỏa mãn nhu cầu tự trọng với nhu cầu hiện thực hóa bản thân; (iii) Có sự khác biệt về sự thỏa mãn nhu cầu tự trọng giữa các nhóm tuổi khác nhau và giữa các nhóm trình độ học vấn khác nhau, tuy nhiên chưa đủ bằng chứng để kết luận có sự khác biệt theo tiêu chí giới tính, địa bàn nghiên cứu, kiểu tính cách và mức thu nhập. Ngày nhận 01/10/2018; ngày chỉnh sửa 5/12/2018; ngày chấp nhận đăng 28/2/2019


2019 ◽  
Vol 5 (3) ◽  
pp. 370-382
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Bài báo tóm tắt kết quả nghiên cứu đối sánh giữa các chương trình đào tạo của ngành khoa học Thông tin thư viện (TTTV) tại Việt Nam với bản hướng dẫn của Liên đoàn Quốc tế các Hội và Cơ quan thư viện (IFLA) về phát triển các chương trình đào tạo chuyên gia TTTV. Nghiên cứu tập trung vào hai khía cạnh cụ thể của các khung chương trình đó là cấu trúc tổng quan và các nội dung chính của các chương trình này. Kết quả cho thấy có sự mất cân bằng giữa lý thuyết và thực hành trong các chương trình đào tạo với việc tập trung quá nhiều vào lý thuyết, và các chương trình không được cấu trúc một cách linh hoạt với quá ít môn học tự chọn. Nghiên cứu chỉ rõ rằng chỉ có một vài nội dung trong các chương trình đào tạo của Việt Nam có tính tương đồng với bản hướng dẫn của IFLA, còn lại các nội dung khác đang có một khoảng cách lớn so với tiêu chuẩn mà IFLA đưa ra. Ngày nhận 24/8/2018; ngày chỉnh sửa 17/5/2019; ngày chấp nhận đăng 28/6/2019


Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Công nhận tổ chức tôn giáo là một nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo, thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và tôn giáo, nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, đồng thời tạo điều kiện cho các tôn giáo tham gia đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Các tổ chức tôn giáo sau khi được công nhận sẽ có địa vị pháp lý, được đảm bảo mọi hoạt động theo khuôn khổ của pháp luật. Mặt khác công nhận tổ chức cho tôn giáo cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà nước trong việc quản lý tín ngưỡng, tôn giáo. Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ khi thành lập (1981) đến nay đã phát triển và đồng hành cùng dân tộc. Sự phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có sự trợ giúp, ủng hộ to lớn của Đảng, Nhà nước Việt Nam trên mọi lĩnh vực về tinh thần và vật chất. Thành quả tốt đẹp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thời gian qua là do sự chung tay góp sức nhất tâm đoàn kết của tăng ni, Phật tử không phân biệt tổ chức, hệ phái; một phần cũng là nhờ sự đồng tình ủng hộ của Đảng, Nhà nước Việt Nam và các cấp chính quyền. Ngược lại, Giáo hội cũng đã và đang đồng hành cùng dân tộc theo phương châm: Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội.


2021 ◽  
Vol 16 (3) ◽  
Author(s):  
Đỗ Ngọc Ánh
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  
Nam Co ◽  

Mục tiêu: Phân tích đặc điểm đa hình đoạn giao gen ITS1 thuộc hệ gen nhân của sán lá gan lớn tại Việt Nam. Đối tượng và phương pháp: 16 cá thể sán lá gan lớn thu thập từ 5 vật chủ khác nhau gồm trâu (05 cá thể), bò (06 cá thể), dê (02 cá thể), cừu (02 cá thể) và người (1 cá thể) tại các lò mổ trên địa bàn các tỉnh/thành gồm Hà Nội (4 cá thể), Vĩnh Phúc (1 cá thể), Nghệ An (2 cá thể), Quảng Nam (1 cá thể), Ninh Thuận (4 cá thể), Tây Ninh (1 cá thể), Cần Thơ (1 cá thể) và Đồng Tháp (02 cá thể) theo phương pháp mổ khám trong thời gian từ 2009 đến 2016. Trình tự của cả 16 cá thể được giải trình tự các chỉ thị gen ty thể nad1, gen nhân ITS1 để giám định loài và phân tích đặc điểm đa hình phân tử. Kết quả: Bằng các chỉ thị gen ty thể nad1 và đoạn giao gen, 11 cá thể sán lá gan lớn có kiểu gen phù hợp với F. gigantica và 5 cá thể có kiểu gen phù hợp với dạng trung gian. Trên trình tự đoạn giao gen ITS1 có 5 vị trí biến đổi ở các vị trí khác nhau với 4 kiểu gen đơn bội được xác định. Kết luận: Trình tự đoạn giao gen ITS1 của sán lá gan lớn tại Việt Nam có sự thay đổi đáng kể so với các trình tự tham chiếu trên thế giới.               Từ khóa: Đa hình, đoạn giao gen ITS1, sán lá gan lớn, Việt Nam.


2021 ◽  
Author(s):  
AISDL
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nên cần nguồn vốn lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư cho phát triển. Tuy nhiên, Việt Nam có thâm hụt ngân sách cao, tỷ lệ thu nhập, tỷ lệ tiết kiệm và dự trữ ngoại hối thấp dẫn đến không đủ nguồn lực đầu tư cho phát triển. Vì vậy, nguồn vốn vay bên ngoài là một trong những nguồn lực quan trọng để bù đắp thiếu hụt để phát triển đất nước, góp phần bắt kịp với các nước trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, vay nước ngoài càng nhiều có giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao bởi vì hàng năm Chính phủ phải dành gần 25% ngân sách để trả nợ? Dòng vốn nước ngoài tác động như thế nào đến đầu tư, tiêu dùng và thương mại cũng như tăng trưởng kinh tế của các nước đi vay? Nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2000-2016 nhằm tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi nêu trên.


2015 ◽  
Vol 18 (1) ◽  
pp. 54-58
Author(s):  
Phong Nhu Nguyen ◽  
Thanh Van Vo ◽  
Van Thi-Thuy Ha

The paper applied Value Stream Mapping VSM for lean production system of Clipsal Viet Nam Co with reduces the time produc, improve productivity after reduces waste and increased on – time delivery rate.


2021 ◽  
Author(s):  
Minh-Hoang Nguyen
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Mới đây, TS. Lê Văn Út, Trưởng nhóm Nhóm nghiên cứu trắc lượng thông tin, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, đã trình bày 2 bản danh sách các nhà khoa học nội lực Việt Nam nằm trong top 2% các nhà khoa học có nhiều trích dẫn nhất thế giới. Hai bản danh sách được tạo dựa trên số lượng trích dẫn xét theo thành tựu trọn đời và số lượng trích dẫn xét theo năm gần nhất. Bản danh sách thành tựu trọn đời gồm có 22 nhà khoa học, trong khi đó bản danh sách top trích dẫn năm 2021 gồm có 65 nhà khoa học. Với tinh thần phát triển nội lực, bản danh sách của TS. Út chỉ tập trung vào các nhà nghiên cứu có quốc tịch Việt Nam và đang là nhân sự cơ hữu thuộc các tổ chức thuộc Việt Nam (gọi tắt: nhà nghiên cứu nội lực). Có một câu hỏi khá thú vị, đó là “các nhà khoa học nội lực có trích dẫn cao nhất thế giới xét theo thành tựu trọn đời đang làm việc trong môi trường như thế nào?” Để trả lời cho câu hỏi này, bài viết đã thu thập một số các thông tin về lịch sử và xếp hạng quốc tế của các tổ chức của các nhà khoa học nội lực Việt Nam thuộc top trích dẫn xét theo thành tựu trọn đời.


2020 ◽  
Vol 3 (5) ◽  
pp. 119-124
Author(s):  
Ngân Doanh Đỗ Mạc
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Trong bối cảnh mà pháp luật nhân quyền quốc tế và cơ chế đa phương nhằm bảo vệ quyền con người, quyền của người thiểu số còn thể hiện những khoảng trống và điểm thiếu hụt đáng kể, hoàn thiện và thúc đẩy hiệu quả của cơ chế bảo vệ quyền của người dân tộc thiểu số tại mỗi quốc gia đa dân tộc có lẽ là đích đến phù hợp nhất trong thời điểm hiện nay. Có thể nhận định, tại Việt Nam, cơ chế bảo đảm, ghi nhận, bảo vệ và thực thi quyền của người dân tộc thiểu số hiện nay có cấu trúc tương thích rất cao so với các tiêu chuẩn quốc tế, thậm chí là tiến bộ và có mức độ ưu đãi, hỗ trợ rất lớn. Theo đó, bảo đảm quyền con người ở các vùng dân tộc thiểu số đã được Đảng và Nhà nước quan tâm sâu sắc, thể hiện qua hệ thống chính sách và pháp luật hầu như đã bao kín tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội, văn hóa; dân sự và chính trị cho đến các vấn đề đặc thù của thiểu số. Bài viết sau đây sẽ làm rõ khái niệm thực thi cơ chế bảo đảm quyền của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay.


Author(s):  
Hải
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Ngành chăn nuôi Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nó có thể chiếm tỷ trọng cao (tới 35% trong năm 2016) tổng sản phẩm quốc nội mà ngành nông nghiệp đạt được. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều dịch bệnh nguy hiểm trên vật nuôi. Để giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh và phát hiện sớm các triệu chứng nhiễm bệnh, kịp thời đưa ra biện pháp điều trị cho vật nuôi, các nước có nền chăn nuôi phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Bỉ, Hoa Kỳ,… đã đang ứng dụng nhiều công nghệ thông minh và hiệu quả (như công nghệ y sinh, công nghệ Internet vạn vật (IoT), công nghệ xử lý ảnh) vào các quá trình chăm sóc, giám sát vật nuôi. Trong giới hạn bài viết này, chúng tôi phân tích một số thành tựu cơ bản trong việc việc ứng dụng công nghệ xử lý ảnh và IoT trong việc tự động giám sát điều khiển các quá trình chăn nuôi gia súc gia cầm. Chúng tôi cũng đưa ra những phân tích việc ứng dụng công nghệ xử lý ảnh dựa trên ảnh thân nhiệt vật nuôi để giám sát sức khỏe với những ưu nhược điểm của từng phương pháp cụ thể.


2020 ◽  
Vol 44 (02) ◽  
Author(s):  
KHUONG DINH VAN ◽  
TRANG HOANG ◽  
LE HUNG ANH ◽  
VERA SUSANNE ROTTER
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Ở Việt Nam, canh tác lúa nước chịu trách nhiệm lớn trong phát thải khí nhà kính quốc gia. Gần đây, việc sử dụng các mô hình để mô phỏng và ước lượng phát thải từ các cánh đồng lúa đã được các nhà khoa học chú ý do tính cấp thiết và những khó khăn trong thực hiện đo đạc thực địa. Mô hìnhDeNitrification & DeComposition (DNDC) thường được sử dụng để mô hình phát thải khí nhà kính từ các cánh đồng lúa và một số nước đã phát triển mô hình DNDC của riêng họ. Tuy nhiên, hiện chưa có phiên bản mô hình DNDC riêng cho Việt Nam. Nghiên cứu này tập trung vào việc sử dụng mô hìnhDNDC để phát thải khí nhà kính từ canh tác lúa nước ở đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL), Việt Nam.Địa điểm nghiên cứu này thuộc xã Hậu Mỹ Bắc B (HMBB), tỉnh Tiền Giang - một vùng sản xuất lúa điển hình với 3 vụ / năm ở ĐBSCL. Để thực hiện nghiên cứu này, thông tin về khí hậu địa phương và hoạt động canh tác được nghiên cứu tại thực địa trong một năm từ 05/03/2017 đến 04/03/2018 (365 ngày) đã được thu thập, các dữ liệu của điềukiện thực tế được tìm thấy cánh đồng lúa sẽ được nhập vào mô hình sau đó được để ước tính lượng khí thải nhà kính từ canh tác lúa trong 1 năm. Nghiên cứu này cũng phân tích độ nhạy của mô hình DNDC được điều chỉnh với các biến thể của các yếu tố khác nhau bao gồm ba nhóm chính là dữ liệu khí hậu, kết cấu đất và phương pháp canh tác. Kết quả tính toán cho thấy, trong một năm hoạt động canh tác lúa nước tại xã HMBB thải ra lượng khí thải CH4 và N2O ước tính lần lượt là 8311 kg CO2eq/ha and 8208 CO2 eq/ha. Phân tích độ nhạy cho thấy phát thải CH4 bị ảnh hưởng đáng kể bởi yếu tố thời gian ngập nước trong quá trình tưới trong khi phát thải N2O bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về tính chất đất đất bao gồm cacbon hữu trong đất (SOC) và pH. Các yếu tố lượng mưa trung bình hàng ngày và tổng lượng phân bón NPK 20-20-15 TE sử dụng mỗi năm có tác động không đáng kể. Kết quả của nghiên cứu này khá tương đồng với một số nghiên cứu khác cũng đã được thực hiện tại Việt Nam. Do đó cần phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu về mô hình DNDC để kiểm tra độ phù hợp của nó trong việc mô phỏng phát thải khí nhà kính ở Việt Nam và để xây dựng phiên bản rành riêng cho Việt Nam.


Sign in / Sign up

Export Citation Format

Share Document