CYTOCHROME B BASED GENETIC RELATIONSHIP OF WILD BOARS FROM DAK NONG PROVINCE OF VIETNAM

2021 ◽  
Vol 18 (12) ◽  
pp. 2138
Author(s):  
Hồ Nguyễn Quỳnh Chi ◽  
Trần Thị Minh ◽  
Ngô Thái Minh Quân ◽  
Lý Ngọc Cang ◽  
Hoàng Nguyễn Quang Huy ◽  
...  

  Nghiên cứu nhằm đánh giá mối quan hệ di truyền của heo rừng tỉnh Đắk Nông dựa trên trình tự gene cytochrome b. Kết quả sắp xếp trình tự cho thấy tồn tại 26 điểm đa hình đơn nucleotide (SNP) giữa các haplotype ở heo rừng Đắk Nông với các haplotype khác từ châu Á và châu Âu. Vùng biến đổi mạnh xuất hiện từ vị trí 15029 đến 15045. Haplotype DKN3 và nhóm heo rừng bản địa Việt Nam biểu hiện một vị trí các SNP giống hệt nhau là TATG; trong khi các haplotype DKN1, DKN4-DKN7 và nhóm heo rừng lai Việt Nam cùng biểu hiện hai vị trí SNP CATA và CATG. Các haplotype DKN1, DKN4-DKN7 và nhóm heo rừng lai Việt Nam có mối quan hệ di truyền chặt chẽ với lợn rừng châu Á; trong khi haplotype DKN3 và heo rừng bản địa Việt Nam nằm trong nhánh tách rời của cây phát sinh loài. Kết quả này cho thấy có hai quần thể heo rừng ở Đắk Nông, dẫn đến kết luận rằng heo rừng bản địa Việt Nam và heo rừng lai Việt Nam có sự phân bố trải rộng khắp Tây Nguyên. 

2014 ◽  
Vol 04 (05) ◽  
pp. 362-369 ◽  
Author(s):  
Le Thanh Long ◽  
Nguyen Thi Phuong Mai ◽  
Doan Chinh Chung ◽  
Do Minh Si ◽  
Ho Nguyen Quynh Chi ◽  
...  

2019 ◽  
Vol 5 (1) ◽  
pp. 37-53

Trên thế giới, nhiều nghiên cứu về tự trọng đã được tiến hành trên nhóm khách thể là trẻ em và trẻ vị thành niên, tuy nhiên nhóm người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên lại chưa nhận được sự quan tâm thích đáng. Ở Việt Nam, tình hình cũng tương tự, đặc biệt, các nghiên cứu về sự thỏa mãn nhu cầu tự trọng (Self- Esteem) tiếp cận dựa trên khung lý thuyết của Abraham Maslow còn rất thiếu vắng. Mục đích của nghiên cứu này nhằm mô tả sự thỏa mãn nhu cầu tự trọng của 301 người trưởng thành, độ tuổi 18 - 60 (Mean = 34.6, SD = 0.77) tại Việt Nam tiếp cận theo lý thuyết về Tháp nhu cầu của A. Maslow. Thang đo sự thỏa mãn nhu cầu tâm lý (Psychological Needs Satisfaction) của David Lester và cộng sự (1990), được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (i) Sự thỏa mãn nhu cầu tự trọng của người trưởng thành tại Việt Nam có điểm số trung bình cao nhất trong số 5 nhu cầu theo lý thuyết của A.Maslow; (ii) Các nhu cầu trong năm nhu cầu theo khung lý thuyết đều có mối tương quan mạnh với nhau, trong đó tương quan mạnh nhất là sự thỏa mãn nhu cầu tự trọng với nhu cầu hiện thực hóa bản thân; (iii) Có sự khác biệt về sự thỏa mãn nhu cầu tự trọng giữa các nhóm tuổi khác nhau và giữa các nhóm trình độ học vấn khác nhau, tuy nhiên chưa đủ bằng chứng để kết luận có sự khác biệt theo tiêu chí giới tính, địa bàn nghiên cứu, kiểu tính cách và mức thu nhập. Ngày nhận 01/10/2018; ngày chỉnh sửa 5/12/2018; ngày chấp nhận đăng 28/2/2019


2019 ◽  
Vol 5 (3) ◽  
pp. 370-382
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Bài báo tóm tắt kết quả nghiên cứu đối sánh giữa các chương trình đào tạo của ngành khoa học Thông tin thư viện (TTTV) tại Việt Nam với bản hướng dẫn của Liên đoàn Quốc tế các Hội và Cơ quan thư viện (IFLA) về phát triển các chương trình đào tạo chuyên gia TTTV. Nghiên cứu tập trung vào hai khía cạnh cụ thể của các khung chương trình đó là cấu trúc tổng quan và các nội dung chính của các chương trình này. Kết quả cho thấy có sự mất cân bằng giữa lý thuyết và thực hành trong các chương trình đào tạo với việc tập trung quá nhiều vào lý thuyết, và các chương trình không được cấu trúc một cách linh hoạt với quá ít môn học tự chọn. Nghiên cứu chỉ rõ rằng chỉ có một vài nội dung trong các chương trình đào tạo của Việt Nam có tính tương đồng với bản hướng dẫn của IFLA, còn lại các nội dung khác đang có một khoảng cách lớn so với tiêu chuẩn mà IFLA đưa ra. Ngày nhận 24/8/2018; ngày chỉnh sửa 17/5/2019; ngày chấp nhận đăng 28/6/2019


Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Công nhận tổ chức tôn giáo là một nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo, thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và tôn giáo, nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, đồng thời tạo điều kiện cho các tôn giáo tham gia đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Các tổ chức tôn giáo sau khi được công nhận sẽ có địa vị pháp lý, được đảm bảo mọi hoạt động theo khuôn khổ của pháp luật. Mặt khác công nhận tổ chức cho tôn giáo cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà nước trong việc quản lý tín ngưỡng, tôn giáo. Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ khi thành lập (1981) đến nay đã phát triển và đồng hành cùng dân tộc. Sự phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có sự trợ giúp, ủng hộ to lớn của Đảng, Nhà nước Việt Nam trên mọi lĩnh vực về tinh thần và vật chất. Thành quả tốt đẹp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thời gian qua là do sự chung tay góp sức nhất tâm đoàn kết của tăng ni, Phật tử không phân biệt tổ chức, hệ phái; một phần cũng là nhờ sự đồng tình ủng hộ của Đảng, Nhà nước Việt Nam và các cấp chính quyền. Ngược lại, Giáo hội cũng đã và đang đồng hành cùng dân tộc theo phương châm: Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội.


2013 ◽  
Vol 38 (5) ◽  
pp. 840-847 ◽  
Author(s):  
Zi-Zheng ZOU ◽  
Jian-Hua CHEN ◽  
Ming-Bao LUAN ◽  
Jin-Xia GUO ◽  
Chao WANG ◽  
...  

Sign in / Sign up

Export Citation Format

Share Document