scholarly journals Kết quả bước đầu phân tích đa hình thái đơn gen NPHS2 ở bệnh nhi mắc hội chứng thận hư tiên phát

Author(s):  
Thom Thi Vu ◽  
Nhung Thi Hong Pham ◽  
Giao Vu Quynh Tran ◽  
Nga Van Vu ◽  
Dam Van Pham ◽  
...  
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  
Exon 2 ◽  

NPHS2 là gen mã hóa cho protein podocin. Nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra đột biến gen này là nguyên nhân chính gây nên hội chứng thận hư (HCTH) khởi phát sớm ở trẻ nhỏ và HCTH kháng corticosteroid.  Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu phân tích kiểu gen 6 exon của gen NPHS2 trên nhóm 149 bệnh nhi mắc hội chứng thận hư tiên phát ở Viện Nhi trung ương. Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng bao gồm tách DNA tổng số từ mẫu máu ngoại vi, khuếch đại gen bằng PCR, xác định kiểu gen bằng phương pháp giải trình tự Sanger. Kết quả nghiên cứu cho thấy chúng tôi đã xây dựng được quy trình phân tích kiểu gen 6 exon của gen NPHS2 với cùng một điều kiện phản ứng PCR và bước đầu có những kết quả với 251 SNP được phát hiện, trong đó có 2 vị trí xuất hiện SNP mới ở exon 2 và exon 3. Đây là kết quả hết sức có ý nghĩa để giúp cho những nghiên cứu sau này về mối liên quan giữa kiểu gen và nguy cơ mắc HCTH kháng corticosteroid ở trẻ em mắc HCTH tiên phát người Việt Nam.

2021 ◽  
Vol 31 (6) ◽  
pp. 29-40
Author(s):  
Lương Minh Hòa ◽  
Hoàng Thị Thu Hà ◽  
Đỗ Bích Ngọc ◽  
Lê Thị Phương Mai ◽  
Nguyễn Tự Quyết ◽  
...  
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  
Mau Mau ◽  

Leptospirosis là bệnh của động vật truyền sang người, do vi khuẩn Leptospira gây nên. Bệnh có đặc điểm lâm sàng đa dạng, dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh nhiễm khuẩn khác. Do vậy việc chẩn đoán sớm bệnh ở giai đoạn đầu có giá trị rất quan trọng trong điều trị cho bệnh nhân. Kỹ thuật realtime PCR phát hiện được vi khuẩn Leptospira gây bệnh ở ngay giai đoạn đầu của bệnh, đã được ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới và được coi là phương pháp tối ưu trong chẩn đoán sớm các bệnh nhân nghi ngờ mắc Leptospirosis. Trong nghiên cứu này, realtime PCR sử dụng mồi và đầu dò được thiết kế dựa trên trình tự nucleotide của gen lipL32, gen độc lực quan trọng và có ở tất cả các loài Leptospira gây bệnh. Kỹ thuật được chuẩn hoá với độ đặc hiệu 100% và ngưỡng phát hiện tối thiểu là 9 bản sao/phản ứng. Ứng dụng kỹ thuật này phát hiện Leptospira trong 120 mẫu máu và nước tiểu được thu thập từ bệnh nhân, đã xác định được tỷ lệ Leptospira dương tính là 1,7% (2/120). Việc áp dụng realtime PCR này là hữu ích và khả thi tại các phòng xét nghiệm tuyến tỉnh/thành phố tại Việt Nam.


2021 ◽  
Vol 505 (2) ◽  
Author(s):  
Đào Hoàng Thiên Kim ◽  
Phạm Hiếu Liêm
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Mở đầu: Bệnh Porphyria tạo hồng cầu bẩm sinh (CEP) là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường do rối loạn của quá trình chuyển hóa porphyrin gây thiếu hụt uroporphyrinogenIII cosynthase (UROS) dẫn đến sự tích lũy uroporphyrinogen I trong tủy xương, gan và các mô. Ca lâm sàng: Mô tả đặc điểm lâm sàng và đột biến gen trên một bệnh nhân người Việt đến khám tại Bệnh viện Da Liễu Trung Uơng. Bé gái 5 tuổi có tình trạng da bị nhạy cảm nặng với ánh sáng, cụ thể là các thương tổn bóng nước và rậm lông ở những vùng phơi bày ánh sáng. Lần đầu tiên chúng tôi mô tả đột biến gen UROS trên một bệnh nhân Đông Nam Á và thực hiện thêm chẩn đoán phân tử để xác định cả những người lành ở thể dị hợp không triệu chứng đang mang mầm đột biến trong gia đình của người bệnh CEP. Để làm rõ cơ sở phân tử đầu tiên của gia đình người Việt này, chúng tôi đã tiến hành nhận dạng UROS đột biến và đo lường hoạt động của uroporphyrinogen III cosynthase trên bệnh nhi CEP.  Đột biến sai nghĩa đã được phát hiện là một đột biến thay thế G thành T tại nucleotide 11.776 và kết quả là valin bị thay thế thành phenylalanin tại codon 3 của exon 2. Chúng tôi ghi nhận bệnh nhân bị đột biến lặn thể đồng hợp còn bố mẹ của bé ở dạng dị hợp. Hoạt động của đột biến enzym UROS được biểu hiện trong Escherichia coli bị giảm còn 16,1%, chứng tỏ sự giảm rõ rệt hoạt động của UROS là kết quả chính yếu từ đột biến gen gây ra bệnh CEP. Kết luận: Phân tích đột biến gen gây bệnh CEP được xem là quan trọng trong việc quản lý bệnh. Tham vấn di truyền cho toàn bộ các thành viên của gia đình có người bệnh và cả trong chẩn đoán tiền sản là thật sự cần thiết khi gặp phải bệnh hiếm này.


2021 ◽  
Vol 31 (8) ◽  
pp. 109-118
Author(s):  
Hoàng Thị Thanh Hà ◽  
Ngô Thị Hồng Hạnh ◽  
Tạ Thị Thu Hồng ◽  
Đỗ Xuân Toàn ◽  
Nguyễn Việt Nga ◽  
...  
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Tăng cường đảm bảo chất lượng xét nghiệm thông qua các bộ mẫu ngoại kiểm ngày càng phổ biến trong hệ thống xét nghiệm tại Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu là xây dựng và đánh giá bộ mẫu ngoại kiểm máu toàn phần cho chương trình ngoại kiểm huyết thanh học HIV tại Việt Nam chocác phòng xét nghiệm (PXN) sử dụng mẫu máu đầu ngón tay. Bộ mẫu được sản xuất gồm 10 mẫu trong đó có 6 mẫu âm tính và 4 mẫu dương tính với kháng thể kháng HIV. Kết quả đánh giá trong PXN cho thấy bộ mẫu đạt độ đồng nhất 100% và đảm bảo độ ổn định tại 30 ngày trong điều kiện nhiệt độ phòng và 2-8oC. Các mẫu âm tính và dương tính không có sự khác biệt về độ tán huyết tại ngày thứ 30 tại 4oC (33,87mg/dl so với 65,53mg/dl, p = 0,91) và tại nhiệt độ phòng (144,27 mg/dl so với 163,56mg/dl, p = 0,77), đáp ứng các yêu cầu cho xét nghiệm kháng thể HIV. Bộ mẫu được gửi tới 27 PXN để đánh giá thử nghiệm, có 93% các PXN báo cáo bộ mẫu dễ thực hiện và 100% PXN mong muốn sử dụng bộ mẫu. Như vậy, bộ mẫu chuẩn máu toàn phần đáp ứng các tiêu chuẩn của mẫu ngoại kiểm và có thể sử dụng cho các đơn vị xét nghiệm HIV sử dụng mẫu máu đầu ngón tay.


Author(s):  
Nguyen Thi Thuy Mau
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Metformin hiện nay được khuyến cáo là thuốc sử dụng đầu tay trong điều trị tình trạng tăng đường huyết ở bệnh nhân Đái tháo đường type 2. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị của mỗi bệnh nhân là khác nhau. Nghiên cứu gần đây cho thấy biến đổi liên quan đến gen ATM có ảnh hưởng đến đáp ứng hạ đường huyết của thuốc. Trong đó có đa hình di truyền ở SNP rs11212617, với alen C có liên quan đến đáp ứng lâm sàng tốt hơn so với alen A. Vì vậy, chúng tôi tiến hành xây dựng quy trình phân tích đa hình di truyền rs11212617 trên nhóm bệnh nhân Đái tháo đường type 2. Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng bao gồm tách DNA từ mẫu máu bệnh nhân, khuếch đại đoạn DNA bằng phương pháp PCR, xác định kiểu gen của bệnh nhân bằng phương pháp giải trình tự Sanger. Kết quả nghiên cứu cho thấy chúng tôi đã hoàn thiện được quy trình phân tích đa hình di truyền rs11212617. Tổng số có 22 bệnh nhân được xác định kiểu gen: 54,5% có kiểu gen CC, 31,8% có kiểu gen CA và 13,7% có kiểu gen AA. Tần số xuất hiện alen C là 0,71, alen A là 0,29. Từ kết quả này sẽ giúp phát triển các nghiên cứu tiếp theo nhằm đánh giá mức độ đáp ứng lâm sàng của kiểu gen với điều trị thuốc trên quần thể người Việt Nam, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.


2021 ◽  
Vol 30 (5) ◽  
pp. 106-115
Author(s):  
Nguyễn Vân Trang ◽  
Nguyễn Hiền Anh ◽  
Nguyễn Phương Anh ◽  
Chử Thị Ngọc Mai ◽  
Lê Thị Khánh Ly ◽  
...  
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Kháng thể mẹ truyền qua nhau thai hoặc qua sữa có thể làm giảm hiệu lực của vắc xin rota uống ở các nước đang phát triển. Nghiên cứu này nhằm mô tả ảnh hưởng của kháng thể trong sữa mẹ đối với đáp ứng miễn dịch với vắc xin phòng tiêu chảy do rotavirus ở Việt Nam, 2015 – 2017. Trong nghiên cứu này 189 trẻ khoẻ mạnh, chia thành 3 nhóm có bú hoàn toàn hoặc 1 phần sữa mẹ và uống hoàn toàn sữa công thức được tuyển chọn và cho uống vắc xin Rotarix. Mẫu máu của trẻ và sữa mẹ được lấy ở thời điểm trước khi uống vắc xin, sau liều 1(~50% số trẻ) và sau liều 2 một tháng để đánh giá đáp ứng miễn dịch IgA đặc hiệu rotavirus. Kết quả cho thấy, sau cả 2 liều vắc xin, tỷ lệ chuyển đổi IgA và hiệu giá IgA không khác biệt giữacác nhóm trẻ (76,2% bú mẹ hoàn toàn, 80,6% uống sữa công thức và 69,2% bú mẹ một phần). Tỷ lệ trẻ có hiệu giá kháng thể sau 2 liều vắc xin ~93% ở các nhóm. Như vậy chúng tôi không thấy ảnh hưởng của kháng thể trong sữa mẹ đến tính sinh miễn dịch của vắc xin rota ở Việt Nam.


2021 ◽  
Vol 500 (1) ◽  
Author(s):  
Phạm Thị Hồng Nhung ◽  
Nguyễn Phương Thảo ◽  
Đỗ Thị Lệ Hằng ◽  
Vũ Thị Thơm ◽  
Đinh Đoàn Long
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Đặt vấn đề: Bệnh cơ tim phì đại (BCTPĐ) là bệnh di truyền phổ biến, do gen trội trên nhiễm sắc thể thường quy định. Đột biến trên các gen mã hóa protein đốt cơ (sacromere) của sợi cơ tim được cho là nguyên nhân di truyền chính gây ra BCTPĐ. Trong đó, đa hình rs36211723 thuộc gen mã hóa protein C liên kết myosin (MYBPC3) chiếm tỉ lệ lớn trong các đa hình gây bệnh cơ tim phì đại ở người Việt Nam. Vì vậy, việc tiến hành xây dựng quy trình phân tích đa hình di truyền rs36211723 ở người mắc BCTPĐ là thực sự cần thiết. Phương pháp: Tách chiết DNA tổng số từ mẫu máu tĩnh mạch, khuếch đại gen bằng PCR, xác định kiểu gen bằng giải trình tự Sanger. Kết quả và kết luận: Quy trình phân tích đa hình rs36211723 đã được hoàn thiện. Nghiên cứu được áp dụng thành công để phân tích kiểu gen của một gia đình bệnh nhân mắc BCTPĐ. Ngoài bệnh nhân, bố của bệnh nhân có mang đa hình này nhưng biểu hiện bệnh lý không rõ ràng, được bác sĩ khuyến cáo nên theo dõi tiến triển bệnh lý chặt chẽ để hạn chế biến chứng nặng xảy ra.


Author(s):  
MB Wamsler ◽  
U Zollner ◽  
W Thomas ◽  
E Kunstmann ◽  
P Muschke ◽  
...  
Keyword(s):  

1996 ◽  
Vol 75 (04) ◽  
pp. 546-550 ◽  
Author(s):  
Marianne Schwartz ◽  
Albert Békássy ◽  
Mikael Donnér ◽  
Thomas Hertel ◽  
Stefan Hreidarson ◽  
...  

SummaryTwelve different mutations in the WASP gene were found in twelve unrelated families with Wiskott-Aldrich syndrome (WAS) or X-linked thrombocytopenia (XLT). Four frameshift, one splice, one nonsense mutation, and one 18-base-pair deletion were detected in seven patients with WAS. Only missense mutations were found in five patients diagnosed as having XLT. One of the nucleotide substitutions in exon 2 (codon 86) results in an Arg to Cys replacement. Two other nucleotide substitutions in this codon, R86L and R86H, have been reported previously, both giving rise to typical WAS symptoms, indicating a mutational hot spot in this codon. The finding of mutations in the WASP gene in both WAS and XLT gives further evidence of these syndromes being allelic. The relatively small size of the WASP gene facilitates the detection of mutations and a reliable diagnosis of both carriers and affected fetuses in families with WAS or XLT.


Author(s):  
Gerald Horne
Keyword(s):  

Sign in / Sign up

Export Citation Format

Share Document