Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Latest Publications


TOTAL DOCUMENTS

23
(FIVE YEARS 0)

H-INDEX

2
(FIVE YEARS 0)

Published By Thai Nguyen University - Journal Of Science And Technology

1859-2171

Author(s):  
Mai Thị Ngọc Hà

Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu bài toán điểm bất động chung tách trong 2 không gian Hilbert. Cho H1 và H2 là hai không gian Hilbert thực. Cho S1: H1 → H1, và S2: H2 → H2, là hai ánh xạ không giãn trên không gian H1và H2 tương ứng. Bài toán đặt ra là: tìm một phần tử x† ∈ H1 sao cho:                                                           x† ∈ Ω := Fix(S1) ∩ T−1( Fix(S2)) ≠ ∅,Khi T : H1 → H2là một ánh xạ tuyến tính bị chặn cho trước từ H1 vào H2. Sử dụng phương pháp chiếu thu hẹp, chúng tôi đề xuất một thuật toán mới (Thuật toán 3.1) để giải bài toán này và thiết lập một định lý hội thụ mạnh cho thuật toán (Định lý 3.3).


Author(s):  
Nguyễn Hồng Nam ◽  
Laurent Van De Steene
Keyword(s):  

Bã mía là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho khí hóa với tác nhân hơi nước, nhưng kiến thức về công nghệ này vẫn còn hạn chế và phân mảnh. Tốc độ gia nhiệt là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quá trình khí hóa. Tuy nhiên, thông số này vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Trong nghiên cứu này các đặc tính của bã mía cùng than làm từ bã mía đã được xác định, và ảnh hưởng của tốc độ gia nhiệt đến động học của quá trình khí hóa đã được nghiên cứu. Bã mía chứa hàm lượng tro thấp, tương đồng với gỗ nên có lợi trong các quá trình khí hóa. Than làm từ bã mía có nhiệt trị cao, tương đương với than đá. Tốc độc gia nhiệt thay đổi nhỏ từ 5 lên đến 15 °Cmin-1 không gây ảnh hưởng tới tốc độ chuyển đổi, trong khi một sự thay đổi lớn từ 15 lên đến 1800 °Cmin-1 gây ảnh hưởng đáng kể đến động học khí hóa hơi nước. Than sản xuất ở tốc độ gia nhiệt cao làm tăng tốc độ chuyển hóa lên 1,35 lần so với than sản xuất ở tốc độ gia nhiệt thấp. Kết quả và dữ liệu của nghiên cứu có thể hữu ích cho việc phát triển các hệ thống khí hóa mới sử dụng bã mía, ví dụ như các hệ thống khí hóa nhiều tầng có tầng làm than được tách biệt với tầng khí hóa.


Author(s):  
La Ngọc Tuấn ◽  
Nguyễn Văn Dự

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm về triển khai thiết bị và khảo sát vùng cộng hưởng của cơ cấu rung động Duffing một bậc tự do có va đập. Cơ cấu được phát triển dựa trên một máy phát rung động nhỏ, sử dụng tương tác điện từ nhằm biến dao động của tín hiệu nguồn thành dao động của ống dây bên trong. Vùng cộng hưởng được xác định dựa trên biểu đồ Bode, phản ánh tương quan giữa biên độ dao động, góc pha giữa tín hiệu nguồn và dao động với tần số kích thích. Vị trí vùng cộng hưởng, tương tác cơ-điện được khảo sát và phân tích từ kết quả thực nghiệm. Kết quả cho thấy, va đập làm thay đổi đáng kể tần số cộng hưởng của cơ cấu. Một phát hiện hữu ích khác là cường độ dòng điện kích thích giảm đáng kể khi xuất hiện cộng hưởng. Các kết quả thu được có thể là nguồn tham khảo cho các bài toán có va đập xuất hiện kèm rung động.


Author(s):  
Nguyễn Thị Huế ◽  
Phạm Thị Hoàng Ngân ◽  
Mai Thị Thanh Thu ◽  
Vũ Thị Thu Phương

Hầu hết các nghiên cứu gần đây về phương pháp Đọc và nghe song song (Reading while listening) chỉ tập trung vào hiệu quả của phương pháp này hoặc so sánh với các phương pháp khác hay sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Mục đích của nghiên cứu hành động định tính này  nhằm trả lời câu hỏi sinh viên năm thứ nhất tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định phản hồi như thế nào và tại sao khi áp dụng kỹ thuật đọc và nghe song song các câu truyện ngắn được đơn giản hóa trong lớp học tiếng Anh. Để thu thập và đối chiếu thông tin, nhóm nghiên cứu đã sử dụng 3 phương pháp thu thập dữ liệu gồm: phỏng vấn nhóm, phỏng vấn cá nhân và quan sát. Đối tượng nghiên cứu là 15 sinh viên năm nhất tại Đại học Điều dưỡng Nam Định với trình độ khác nhau từ sơ cấp tới tiền trung cấp. Dữ liệu được phân tích theo chủ đề (thematically analysis). Sau 14 tuần áp dụng phương pháp này, sinh viên phản hồi tích cực về mức độ tham gia vào các hoạt động và lợi ích của các hoạt động nói trên với sự phát triển ngôn ngữ; tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề liên quan đến các hoạt động bổ trợ và việc lựa chọn các câu truyện.


Author(s):  
Hoàng Thị Kim Khánh ◽  
Bùi Thị Thanh Vân

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đã ảnh hưởng rất lớn đến các ngành, lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, trong đó có lĩnh vực Du lịch. CMCN 4.0 sẽ góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tăng thêm sức hấp dẫn của du lịch. Đồng thời, cũng đặt ra yêu cầu đối với các địa phương trong chiến lược phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong bối cảnh đó, tỉnh Thái Nguyên cũng đã chủ động có những thay đổi trong lĩnh vực du lịch và đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của CMCN 4.0.Dựa trên kết quả nghiên cứu về thực trạng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Thái Nguyên, nhóm tác giả đánh giá những ưu điểm cũng như những hạn chế cần khắc phục, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực,  cung cấp cho thị trường nguồn nhân lực du lịch năng động, sang tạo, chuyên nghiệp, có tay nghề cao, tạo cơ sở quyết định cho sự thành công của mục tiêu phát triển ngành du lịch tỉnh Thái Nguyên nói riêng, và của Việt Nam nói chung.


Author(s):  
Phạm Thị Minh Nguyệt ◽  
Dương Thu Hà ◽  
Nông Thị Phương Thu ◽  
Nguyễn Thị Thanh Thắm
Keyword(s):  

Phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu của sản xuất nông nghiệp Việt Nam nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Thái Nguyên là tỉnh trung tâm của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phong phú để phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, để ngành này phát triển bền vững, ngoài tiến bộ khoa học công nghệ thì nguồn nhân lực đủ khả năng ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp là một yếu tố quan trọng. Bài viết đánh giá chung về thực trạng nguồn nhân lực ở Thái Nguyên và đề xuất một số giải pháp để tăng số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hướng tới phát triển nông nghiệp công nghệ cao.


Author(s):  
Hoàng Thị Thu Hoài ◽  
Trần Thị Thảo

Việc giảng dạy tiếng Anh cho những lớp học đông sinh viên đã gây ra nhiều thách thức cho giáo viên, đặc biệt trong giáo dục đại học. Giáo viên khó triển khai các hoạt động duy trì kỷ luật lớp học, nhất là đối với những sinh viên thiếu ý thức làm chủ bản thân. Việc dạy học trong những lớp học đông sinh viên cũng gây nhiều khó khăn cho công tác giảng dạy, cũng như các hoạt động kiểm tra, đánh giá. Hơn nữa giáo viên khó lòng đáp ứng hết nhu cầu khác nhau của sinh viên. Bài viết này hướng tới việc giới thiệu một phương pháp dạy, học được tin là sẽ giải quyết được phần nào vấn đề lớp học đông sinh viên, phương pháp dạy, học kết hợp. Đây không phải là một ý tưởng mới. Tuy nhiên, việc kết hợp giữa mô hình lớp học truyền thống và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập sẽ giúp phần giảm áp lực cho giáo viên. Sinh viên sẽ phát triển được phương pháp học tự chủ trong khi giáo viên vẫn kiểm soát được các hoạt động bên ngoài lớp học của sinh viên. Chúng tôi tin tưởng rằng phương pháp dạy, học kết hợp này nếu được nghiên cứu một cách toàn diện sẽ trở thành xu hướng giáo dục của tương lại.


Author(s):  
Nguyễn Thị Hồng Minh ◽  
Nguyễn Thị Ngọc Lan

Trong lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ, rất nhiều nghiên cứu đã và đang khẳng định những ảnh hưởng tích cực của việc sử dụng ngôn ngữ đích trong lớp học đối với hiệu quả của dạy và học ngoại ngữ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi giáo viên có năng lực ngoại ngữ không cao, không tự tin và không thực hành thường xuyên, việc sử dụng tiếng Anh để giảng dạy tiếng Anh chưa phải là một thực hành thường xuyên và chất lượng của việc sử dụng ngôn ngữ đích cũng còn rất nhiều vấn đề đáng bàn. Bài báo này nghiên cứu thực trạng sử dụng tiếng Anh trong lớp học của giáo viên tiếng Anh ở trường Tiểu học Bình Sơn 1, Bình Sơn 2 và Cải Đan, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam; đồng thời chỉ ra những khó khăn khiến người giáo viên không thể tối đa hóa thời gian sử dụng ngôn ngữ đích trong lớp học. Dựa trên những khuyến nghị của Hội đồng Giảng dạy Ngoại ngữ Hoa Kỳ (ACTFL), chúng tôi thảo luận những các chiến lược cụ thể nhằm tăng cường việc sử dụng tiếng Anh của giáo viên trong lớp học ngoại ngữ trong bối cảnh Việt Nam.


Author(s):  
Cao Xuân Tuyển

Việc xác định, (kiểm tra) tổ nối dây của máy biến áp ba pha là một khâu quan trọng trong toàn bộ qui trình kiểm tra, thử nghiệm máy biến áp. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi ghép các máy biến áp (MBA) làm việc song song hay khi cần quan tâm tới góc pha điện áp cấp cho các mạch điều khiển. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, hầu hết ở các trung tâm thí nghiệm thuộc các tổng công ty điện lực đều tiến hành xác định tổ nối dây theo phương thức thủ công, không chính xác, mất nhiều thời gian và yêu cầu sự cẩn thận cao của kỹ thuật viên. Để khắc phục nhược điểm này, bài báo đưa ra việc thiết kế thiết bị kiểm tra tổ nối dây máy biến áp ba pha trên cơ sở phương pháp sử dụng hai vôn kế và sử dụng mạng nơ ron để sử lý số liệu. Kết quả kiểm tra thiết bị cho thấy thiết bị làm việc chính xác và tin cậy.


Author(s):  
Phạm Đức Long

Trong bài báo này chúng tôi trình bày các kết quả nghiên cứu ban đầu ứng dụng các kỹ thuật điện tử - tự động hóa để tạo ra các bẫy diệt côn trùng có hại dùng năng lượng mặt trời dựa trên tập tục sinh hoạt của một số loại côn trùng hại chè phổ biến. Các bẫy này cũng có thể sử dụng được để bắt một số loại côn trùng có hại khác như muỗi, ruồi. Sản phẩm đã hoạt động tốt trong thực tế khi được thử nghiệm bắt một số côn trùng có hại.


Sign in / Sign up

Export Citation Format

Share Document