tu 45
Recently Published Documents


TOTAL DOCUMENTS

9
(FIVE YEARS 7)

H-INDEX

0
(FIVE YEARS 0)

2021 ◽  
Vol 505 (1) ◽  
Author(s):  
Vũ Hồng Vân
Keyword(s):  

Mục tiêu: Nghiên cứu tỉ lệ có triệu chứng rối loạn lo âu và trầm cảm ở những trường hợp đau lưng mạn tính do thoái hóa cột sống. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 40 bệnh nhân bị đau lưng mạn tính do thoái hóa cột sống. Tỉ lệ bệnh nhân có triệu chứng lo âu và trầm cảm trong các bệnh nhân này được đánh giá theo thang điểm đánh giá lo âu và trầm cảm trong bệnh viện (HADS). Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 40 bệnh nhân từ 45 đến 75 tuổi, độ tuổi trung binh là 61,7 tuổi với độ lệch chuẩn là 8,6. Bệnh nhân nam là 15 (37,5%), nữ là 25 (62,5%). Thời gian bị đau lưng trung bình là 2,4 năm giao động từ 1 đến 4 năm. Đánh giá tình trạng lo âu và trầm cảm theo thang điểm HADS có 65% bệnh nhân có triệu chứng lo âu và 55% có triệu chứng trầm cảm. Trong đó có 27,5% bệnh nhân có dấu hiệu lo âu và 30% thực sự lo âu; 37,5% có dấu hiệu trầm cảm và 25 % thực sự trầm cảm. Kết luận: Ở bệnh nhân đau lưng mạn tính do thoái hóa, các yếu tố tâm lý đóng vai trò quan trong, bởi vì các bệnh nhân này có nguy cơ bị rối loạn tâm lý lo âu và trầm cảm.


2021 ◽  
Vol 499 (1-2) ◽  
Author(s):  
Nguyễn Minh Phương ◽  
Lê Thị Kim Định
Keyword(s):  
Tu 45 ◽  

Đặt vấn đề: Mãn kinh là thời kỳ của sự rối loạn hoạt động nội tiết trong cơ thể gây ra nhiều biến đổi về thể chất và tâm thần, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ. Mục tiêu: (1) Đánh giá chất lượng cuộc sống ở phụ nữ mãn kinh tại thành phố Cần Thơ năm 2020. (2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ở phụ nữ mãn kinh tại thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 259 phụ nữ mãn kinh (từ 45-60 tuổi) có hộ khẩu thường trú tại thành phố Cần Thơ từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2020. Đánh giá chất lượng cuộc sống phụ nữ mãn kinh bằng bộ công cụ The Women’s Health Questionaire (WHQ). Kết quả: Trung bình điểm chất lượng cuộc sống của phụ nữ mãn kinh 45-60 tuổi là 75,8 ± 9,0 điểm. Phụ nữ mãn kinh có chất lượng cuộc sống tốt chiếm 60,6%. Phân tích đa biến ghi nhận 3 yếu tố thật sự liên quan đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ mãn kinh (45-60 tuổi), trong đó, chất lượng cuộc sống của phụ nữ mãn kinh tốt hơn ở nhóm cư trú sống ở nông thôn, không mắc bệnh mãn tính và không tiếp cận thông tin chăm sóc sức khỏe mãn kinh với p<0,05. Kết luận: chất lượng cuộc sống ở phụ nữ mãn kinh từ 45-60 tuổi chưa cao, hơn 1/3 phụ nữ mãn kinh có chất lượng cuộc sống chưa tốt. Cần tăng cường truyền thông can thiệp nâng cao chất lượng cuộc sống đối với phụ nữ mãn kinh.


2021 ◽  
Vol 18 (4) ◽  
pp. 17-21
Author(s):  
Hải Long Nguyễn ◽  
Danh Cường Trần ◽  
Thị Thu Hương Nguyễn
Keyword(s):  

Bể lớn hố sau là cấu trúc nằm trong hố sau ở não thai nhi xuất hiện từ rất sớm nhưng có thể khảo sát trên siêu âm từ 11-13 tuần 06 ngày, mất bể lớn hố sau trên siêu âm có thể là dấu hiệu gợi ý của bệnh cảnh thoát vị não- màng não.  Mục tiêu nghiên cứu: Xác định giá trị của bể lớn hố sau trên siêu âm từ 11- 13 tuần 06 ngày. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả trên 380 thai phụ mang đơn thai có tuổi thai từ 11 tuần đến 13 tuần 06 ngày. Loại trừ những trường hợp bất thường sớm hình thái thai nhi. Đo các chỉ số chiều dài đầu mông (CRL), đường kính lưỡng đỉnh (BPD), chu vi đầu (HC), Bể lớn hố sau (CM). Mỗi chỉ số được đo hai lần lấy giá trị trung bình. Xây dựng phương trình tương quan tuyến tính của CM với CRL, BPD, HC. Tính các giá trị 5th, 95th của CM theo CRL.  Kết quả: Giá trị trung bình của CM là 2,64 ± 0,673. Kích thước của bể lớn hố sau không liên quan tuyến tính với chiều dài đầu mông, đường kính lưỡng đỉnh và chu vi đầu thai nhi. Trong khoảng CRL từ 45-54mm giá trị 5th và 95th percentil của CM là 2,0mm và 3,0mm.  CRL từ 55-64mm giá trị 5th và 95th percentil của CM là 2,0mm và 4,0mm. CRL từ 65-74mm giá trị 5th và 95th percentil của CM là 2,0mm và 4,0mm. CRL từ 75-84mm giá trị 5th và 95th percentil của CM là 2,0mm và 6,0mm.  Kết luận: Đánh giá cấu trúc hố sau trên đường cắt đứng dọc giữa thai nhi ở tuổi thai 11-13 tuần 06 ngày và đo kích thước bể lớn hố sau để chẩn đoán sớm các bất thường hệ thần kinh trung ương.


2021 ◽  
Vol 16 (DB4) ◽  
Author(s):  
Nguyễn Thị Thúy Hà ◽  
Nguyễn Văn Triệu ◽  
Luyện Trung Kiên ◽  
Mai Kiều Oanh
Keyword(s):  

Mục tiêu: Tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng và kiến thức dự phòng đột quỵ của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị tại Viện Điều trị Cán bộ cao cấp Quân đội. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang từ tháng 03/2020 đến tháng 07/2020. Đối tượng nghiên cứu gồm 100 bệnh nhân tăng huyết áp là cán bộ cao cấp Quân đội điều trị nội trú tại Khoa A1-A và ngoại trú tại Khoa C1-2. Bác sĩ, điều dưỡng phỏng vấn các đối tượng nghiên cứu theo mẫu câu hỏi lựa chọn đã soạn sẵn.     Kết quả: Chúng tôi phỏng vấn 100 đối tượng nghiên cứu (98% nam, 2% nữ, tuổi trung bình 65 tuổi, từ 45 - 89 tuổi). Các yếu tố nguy cơ đột quỵ phổ biến được các đối tượng nghiên cứu xác định là tăng huyết áp (88%), béo phì (64%), các bệnh lý tim mạch (62%). Các yếu tố nguy cơ đột quỵ khác được xác định bao gồm tuổi cao (58%); căng thẳng (54%), hút thuốc lá (58%), uống rượu bia (58%). Chỉ có lần lượt là 50%, 52% và 48% xác định đái tháo đường, tiền sử đột quỵ và cơn thiếu máu thoảng qua là nguy cơ đột quỵ. Các triệu chứng báo hiệu đột quỵ chủ yếu được các đối tượng nghiên cứu xác định là đột ngột tê dại, yếu, liệt 1 bên cơ thể (78%), rối loạn lời nói (70%), đột ngột không nhìn thấy (48%). Để dự phòng đột quỵ, các đối tượng nghiên cứu cho rằng cần phát hiện và điều trị các yếu tố nguy cơ đột quỵ (60%), lối sống khoa học và hợp lý (80%), ăn hạn chế muối (62%) và không uống rượu (64%).      Kết luận: Hiểu biết của các bệnh nhân tăng huyết áp là cán bộ cao cấp Quân đội về dự phòng đột quỵ não còn chưa cao. Việc tuyên truyền, giáo dục các kiến thức dự phòng đột quỵ cho các bệnh nhân tăng huyết áp, người cao tuổi trong Quân đội là rất cần thiết để dự phòng đột quỵ.


2021 ◽  
Vol 16 (3) ◽  
Author(s):  
Hoàng Thị Kim Thái ◽  
Trịnh Xuân Tiến ◽  
Trần Xuân Trường
Keyword(s):  
Icd 10 ◽  

Mục tiêu: Xác định cơ cấu bệnh, kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân cấp cứu tại Bệnh viện Quân y 91 từ tháng 11/2018 đến tháng 2/2020. Đối tượng và phương pháp: Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1516 bệnh nhân vào viện cấp cứu điều trị tại Bệnh viện Quân y 91 từ tháng 11/2018 đến tháng 2/2020. Kết quả: Có 20 nhóm bệnh trong ICD-10 trên các đối tượng nghiên cứu, nhóm XIX, nhóm XI và nhóm IX chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt: 37,5%, 15,6% và 14,8%. Tỷ lệ bệnh nhân vào viện cấp cứu chủ yếu ở nhóm tuổi từ 45 trở lên chiếm 79,9%. Tỷ lệ bệnh nhân nam và nữ, lần lượt: 61% và 39%. Ngày điều trị trung bình 7,9 ngày. Khỏi, ra viện 87,3%. Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân vào viện cấp cứu chủ yếu ở nhóm tuổi từ 45 trở lên chiếm 79,9%. Các nhóm bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất gồm nhóm XIX, XI, IX, I và nhóm X. Trong tất cả các nhóm bệnh, nam đều có tỷ lệ mắc cao hơn nữ (p<0,05). Tỷ lệ khỏi, ra viện chiếm 87,3%. Có 11,3% Bệnh nhân mắc bệnh nặng, nguy kịch xin về hoặc chuyển viện ngay. Từ khóa: Phân loại cơ cấu bệnh cấp cứu, Bệnh viện Quân y 91. 


Author(s):  
Văn Vy Hậu Nguyễn ◽  
Hải Thủy Nguyễn ◽  
Minh Lợi Hoàng
Keyword(s):  
Dsm 5 ◽  

Đặt vấn đề và mục tiêu: Đái tháo đường được xem là yếu tố nguy cơ độc lập về suy giảm nhận thức thần kinh và ssa sút trí tuệ. Trong nghiên cứu này chúng tôi đánh giá tình trạng rối loạn thần kinh nhận thức (RLTKNT) qua hai thang điểm MMSE và MoCA trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 có suy giảm nhận thức thần kinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang 102 bệnh nhân đái tháo đường type 2 từ 45 tuổi trở lên có suy giảm thần kinh nhận thức theo tiêu chuẩn DSM-5. Bệnh nhân được khảo sát mức độ RLTKNT qua hai thang điểm MMSE và MoCA. Kết quả: Tỷ lệ RLTKNT nhẹ là 41,18% và RLTKNT điển hình là 58,82%. Điểm số MMSE trung bình là 25,72±4,10 điểm và MoCA trung bình là 20,73±5,08 điểm, trong đó điểm số ở nhóm nam cao hơn nhóm nữ. Số điểm đánh giá RLTKNT nhẹ theo MMSE là 27,83±1,87 và MoCA là 24,86±2,62, p< 0,0001. Số điểm đánh giá RLTKNT điển hình theo MMSE là 24,23±4,56   và    MoCA:17,83±4,33,p<0,0001. Thang điểm MoCA có độ nhạy và đồ đặc hiệu cao hơn MMSE trong tầm soát RLTKNT với AUC ROC 92,6% (Se= 92,9%, Sp=  80,0%)  so  với  75,3%  (Se=73,8%, Sp=60,0%), tương ứng trong đó điểm cắt mới của bệnh nhân đái tháo đường với MoCA là 21  và MMSE là 23. Kết luận: Điểm cắt mới của bệnh nhân đái tháo đường RLTKNT thấp hơn giá trị bình thường, trong đó thang điểm MoCA nhạy hơn MMSE.


2019 ◽  
Vol 29 (2) ◽  
pp. 223-242
Author(s):  
Veronika Pavlas Martanová ◽  
Olga Konůpková
Keyword(s):  

Cílem této empirické studie je popsat, jaké faktory identifikovali učitelé základních škol jako zdroj stresu v kontaktu s rodiči. V první části mapuje výzkumné aktivity v oblasti učitelského stresu v posledních desetiletích. Ve druhé části se za-bývá metodologií výzkumu – tematickou analýzou dat a popisem vzorku responden-tů (45 rozhovorů z 12 ZŠ). Ve třetí části jsou prezentovány výsledky šetření, čtvrtá část je věnována diskusi a pátá část praktickým doporučením. Studie naznačuje, že na pozadí teorie stojí učitelská kauzalita potíží dítěte (učitel viní rodiče – jedná se o obranu proti vlastnímu stresu). Centrální kategorií zdroje stresu je vzájemná ko-munikace a některé její aspekty: míra komunikace, její obsah a směr, vyváženost sil při komunikaci a její dokumentace. „In vivo“ pak vzniká termín „rodič-prudič“, v němž se násobí nevhodná míra (příliš často), obsah (emocionálně a kriticky) i směr ko-munikace (od rodiče ke škole) s nežádoucí podporou ze strany institucí a nutností vše dokumentovat. „Rodič-prudič“ je koncentrátem učitelského stresu. Většina námi popisovaných stresorů v komunikaci s rodiči se objevuje již ve studiích publikova-ných po roce 2000, přínos studie je spíše v popisu vzájemného vztahu jevů a jejich prohlubování. Jsou formulována praktická doporučení: témata vztah rodiny a školy a komunikace v zátěžových situacích pro pregraduální studium, zavádění supervize do škol a systémová podpora učitelů.


Author(s):  
Nguyễn Minh Trí ◽  
Nguyễn Hạnh Trinh ◽  
Nguyễn Thị Hoàng Phương

Xà lách (Lactuca sativa L.) là một loại rau ăn lá quan trọng có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Cây Xà lách có đặc điểm là loại rau ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng ngắn khoảng từ 45 - 55 ngày, có thể phát triển tốt trên nhiều loại đất, là loại rau ăn sống được sử dụng rất phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam nên nó được trồng quanh năm, do vậy vấn đề về chất lượng lại càng phải được quan tâm nhiều hơn. Bài báo này giới thiệu kết quả phân tích về dư lượng nitrat và các kim loại nặng (Cu, Pb, Zn) trong rau Xà lách vụ Xuân - Hè 2012 - 2013 ở phường Hương Long - thành phố Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy: đất trồng rau Xà lách tại phường Hương Long – thành phố Huế đạt tiêu chuẩn về hàm lượng kim loại nặng (Pb, Zn) theo QCVN 03:2008/BTNMT, nhưng hàm lượng Cu và nitrat là khá cao. Rau Xà lách thành phẩm có dư lượng nitrat cao hơn 1,21% so với quy định và các kim loại nặng (Pb, Zn, Cu) tồn dư trong rau lại ở mức cao và vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.


Sign in / Sign up

Export Citation Format

Share Document