HUE UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
Latest Publications


TOTAL DOCUMENTS

607
(FIVE YEARS 102)

H-INDEX

2
(FIVE YEARS 1)

Published By Hue University

2588-1191, 2588-1191

Author(s):  
Tran Thi Phuong ◽  
Nguyen Bich Ngoc ◽  
Nguyen Hoang Khanh Linh ◽  
Nguyen Thi Hong Mai ◽  
Huynh Van Chuong

The phenomenon of prolonged drought as one of the consequences of climate change has significantly affected the agricultural production of rural communities in both mountainous and plain areas of Vietnam. This study, using standardized precipitation index (SPI) combining with the space technologies of Geographical Information Systems (GIS) and Remote Sensing (RS) to simulate and forecast the effects of drought on agricultural land use in Bac Tra My district, Quang Nam province. The data was set up for two scenarios of RCP 4.5 and RCP 8.5 in Bac Tra My district of Quang Nam province. Simultaneously, the research has also applied the focus group discussion, in-depth interview and field survey for data cross-checking to ensure highly reliable predictions. The research result has addressed four levels of drought, including normal, mild, moderate and severe drought appearing in the Summer-Autumn crop in the period 2016 – 2035 of the district. In which, severe drought will appear on large scale for both scenarios of RCP 4.5 and RCP 8.5 for 5 types of agricultural land use including paddy, annual crop, perennial, afforestation and aquacultural land. From these findings, the local authorities can consider and apply the adaptation and mitigation measures to climate change in agricultural land use planning.


Author(s):  
Nguyễn Thị Thu Hương ◽  
Bùi Đức Tính ◽  
Trịnh Văn Sơn

Nghiên cứu này nhằm đánh giá tính bền vững của sinh kế của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản tại vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu đã đưa ra được 4 nhóm tiêu chí đo lường sinh kế bền vững gồm kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế chính sách với 28 chỉ tiêu. Hệ số nhất quán (CR) ở nhóm nuôi chuyên canh; nhóm nuôi xen ghép và và nhóm cá lồng lần lượt là: CR = 0,021 - 0,097, CR = 0,014 - 0,055, và  CR = 0,019 - 0,077. Chỉ số chung phản ánh mức độ đo lường sinh kế bền vững đạt 0,471, nhóm nuôi chuyên canh đạt 0,462, nhóm nuôi xen ghép đạt 0,508 và nhóm nuôi cá lồng đạt 0,446. Đo lường sinh kế bền vững theo hộ cho thấy mức tương đối bền vững (42,3%), hơi bền vững (38,14%), khá bền vững (17,8%), và kém bền vững (1,69%). Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) sử dụng để đánh giá tính bền vững về sinh kế của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế đã cho thấy nhóm hộ nuôi xen ghép có khả năng phát triển sinh kế bền vững tốt nhất. Cần chú trọng đầu tư phát triển mô hình nuôi thủy sản xen ghép để đảm bảo tính bền vững cho hệ thống phát triển thủy sản vùng đầm phá của Thừa Thiên Huế.


Author(s):  
Hoàng Gia Hùng ◽  
Trần Thị Ánh Nguyệt ◽  
Nguyễn Thị Diệu Hiền ◽  
Nguyễn Tiến Dũng

Để thúc đẩy người dân áp dụng VietGAP trong chăn nuôi bò thịt, chúng ta cần hiểu được quan điểm của họ về VietGAP. Tuy nhiên, hiện có rất ít nghiên cứu đánh giá quan điểm của người dân về VietGAP. Nghiên cứu này nhằm đánh giá quan điểm của người dân về VietGAP và xác định yếu tố tác động đến chăn nuôi bò thịt áp dụng VietGAP tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Thông tin về việc áp dụng VietGAP trong chăn nuôi bò thịt được thu thập và phân tích. Nghiên cứu khảo sát 305 hộ chăn nuôi bò thịt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết người dân (51,1–99,7 %) đều biết về các yêu cầu của VietGAP và có quan điểm tích cực về các thay đổi theo yêu cầu của VietGAP. Hoạt động chăn nuôi bò thịt áp dụng VietGAP đang thực hiện khá tốt. Nghiên cứu phát hiện ra rằng nam giới trẻ tuổi (β = -0,323, p = 0,020) và có trình độ giáo dục cao (β = 0,479, p = 0,010) sẽ có khuynh hướng áp dụng VietGAP trong chăn nuôi bò thịt. Hộ có thu nhập cao (β = 0,112, p = 0,017), thường xuyên tiếp xúc với cán bộ khuyến nông (β = 1,167, p = 0,016) và sở hữu công nghệ thông tin và truyền thông (β = 2,871, p = 0,006) sẽ có xu hướng áp dụng VietGAP trong chăn nuôi bò thịt.


Author(s):  
Trần Thị Ánh Tuyết ◽  
Nguyễn Văn Bình

Nghiên cứu này tập trung vào thực trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Krông Pắk, tỉnh Đăk Lăk trong giai đoạn 2016–2019. Bài báo sử dụng 3 phương pháp với tổng số hộ điều tra, phỏng vấn trên địa bàn 4 xã/thị trấn là 99 hộ gia đình và 10 cán bộ quản lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Krông Pắk giai đoạn 2016–2019 có 17.725 hồ sơ đăng ký chuyển nhượng quyền sử dụng đất với tổng diện tích đất chuyển nhượng là 48.205.744,3 m2, nhưng phân bố không đồng đều giữa các đơn vị hành chính xã, thị trấn. Loại đất chuyển nhượng chiếm tỷ lệ về diện tích lớn trên địa bàn huyện là đất nông nghiệp với 11.930 hồ sơ trong giai đoạn 2016–2019, đối với đất ở chỉ có 5.795 hồ sơ. Qua khảo sát, phỏng vấn trên địa bàn huyện Krông Pắk cho thấy: Ý thức của người dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai ngày càng cao. Hầu hết các trường hợp thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.


Author(s):  
Nguyen Van Binh ◽  
Le Dinh Huy ◽  
Ho Nhat Linh

The research was conducted to analyse the satisfaction of people to public service provided by branch of Land registration authority in Bo Trach district, Quang Binh province through 155 questionnaires applied on people who used the these services. The multiple regression model indicated there are 5 factors that affect to the satisfaction of people in the research site. The importance of the factors are different. The result showed that the most important factor is the Facility (0.335) followed by the Service quality (0.331) and the Staff capacity (0.177), the Confidence (0.170) and the Procedural process (0.155). There is no difference among genders, ages, education and qualifications, careers and living spaces on satisfaction.


Author(s):  
Thị Thanh Thủy Nguyễn ◽  
Mạc Như Bình

Nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của mật độ ban đầu và cường độ chiếu sáng đến sinh trưởng của vi tảo Nannochloropsis oculata. Tảo được nuôi trong can nhựa có thể tích 20 L với 3 mức mật độ ban đầu khác nhau: 7,5×104 tb/mL (NT1); 8,5×104 tb/mL (NT2) và 9,5×104 tb/mL (NT3). Kết quả nghiên cứu cho thấy tảo Nannochloropsis oculata nuôi ở mật độ 8,5×104 tb/mL đạt mật độ cực đại cao nhất ở ngày nuôi thứ 10, có pha cân bằng ổn định hơn 2 nghiệm thức còn lại. Mật độ cực đại của 3 nghiệm thức lần lượt là 205,82±0,18×104 tb/mL; 267,24±0,37×104 tb/mL; 259,18±0,13×104 tb/mL. Thí nghiệm nuôi tảo ở 3 mức cường độ chiếu sáng 2000 lux (NT1), 3000 lux (NT2) và 4000 lux (NT3) cho thấy tảo Nannochloropsis oculata ở cường độ chiếu sáng 3000 lux đạt mật độ cực đại sớm nhất ở ngày nuôi thứ 10 (283,27±0,05×104 tb/mL), có pha cân bằng ổn định. Trong khi đó, tảo nuôi ở cường độ chiếu sáng 4000 lux đạt mật độ cực đại là 235,32±0,11×104 tb/mL, thấp nhất là ở cường độ 2000 lux, tảo chỉ đạt mật độ cực đại 226,12±0,20×104 tb/mL.


Author(s):  
Nguyễn Quang Lịch ◽  
Vệ Quốc Linh ◽  
Trần Đức Hạnh ◽  
Nguyễn Quốc Huy ◽  
Nguyễn Văn Khanh ◽  
...  
Keyword(s):  

Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của hệ thống kết hợp than sinh học (biochar) và hồ sinh học bèo tây (Eichhornia crassipes) trong việc xử lý nước thải chăn nuôi lợn sau hầm biogas. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy nước thải đầu ra đạt quy chuẩn cho phép sau 7 giờ xử lý bằng hệ thống xử lý kết hợp. Độ pH của nước thải luôn ổn định trong khoảng từ 6,9 đến 7,2. Trong khi hiệu suất xử lý tổng Phốt pho chỉ đạt 58.8%, hiệu suất xử lý của các thông số ô nhiễm khác như BOD5, TSS, COD, tổng Nitơ và Amoni đều đạt hiệu quả khá cao, lần lượt là 83,6 %, 88,9 %, 69,3 %, 88.3 % và 98.1 %. Đáng chú ý là hiệu suất xử lý Coliform đạt gần 100%. Với thời gian xử lý ngắn và hiệu suất xử lý cao, hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi lợn kết hợp giữa than sinh học và hồ sinh học bèo dâu có triển vọng ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn.


Author(s):  
Tran Cao Uy ◽  
Le Van Nam ◽  
Duong Ngoc Phuoc ◽  
Le Thi Hong Phuong ◽  
Hoang Dung Ha ◽  
...  

This study was conducted to reinforce the hypothesis that ecotourism in Quang Loi commune’s lagoon created differences in income and lagoon resource protection of different beneficiary groups. Data was collected through secondary sources, 3 key informant interviews and interviews of 62 households in three household groups: tourism service, fishing, and aquaculture households.  The results reveal that ecotourism services in Quang Loi commune started in 2010 and thrive since 2017, relying on the advantages of the local natural resources. Local community organized and provided tourism services such as: sightseeing on the lagoon, fishing experience, dining and accommodation, and some other services. By joining such services, labors in ecotourism service households earned 39.07 million VND/ year, which significant contributed to improve household’s income. Ecotourism service households, therefore, had higher income than that of fishing group and aquaculture group (85.15 compared to 72.29 and 60 million VND, respectively; p value < 0.05). The lagoon environmental protection activities such as: lagoon night patrol, waste collection, propaganda and advocating for lagoon environmental protection, etc. were paid more attention by the local community since the development of ecotourism. Similarly, there was a significant higher participation time of tourism service households in the above activities in comparison with the rest groups (p value < 0.05). The lagoon environment and resources was assessed to be improved by local residents. This result implicates that ecotourism development is a suitable strategy to improve the local people's livelihood and Tam Giang lagoon resources protection currently.


Author(s):  
Huỳnh Văn Chương ◽  
Trần Thị Minh Châu ◽  
Hồ Việt Hoàng ◽  
Trần Thị Ánh Tuyết ◽  
Lê Ly Đa

Nghiên cứu này tập trung phân tích tình hình thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân tại huyện Krông Buk để làm cơ sở đề xuất được các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đất đai. Các phương pháp nghiên cứu bao gồm: thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp; phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu; phương pháp so sánh thống kê mô tả. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giai đoạn 2016–2019, huyện đã tiến hành cấp được 5.171 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 4.082,6 ha. Số lượng và diện tích được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có xu hướng tăng lên trong giai từ năm 2016 gồm 1.333 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với 970,1 ha đến năm 2018 gồm 1.552 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và 1.101,1 ha. Theo kết quả từ khảo sát hộ gia đình, cá nhân thì hình thức cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chủ yếu là kiểu tập trung, người dân tự đi làm thủ tục tại một của Uỷ ban nhân dân huyện. Để nâng cao hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Krông Buk, nghiên cứu đã đề xuất được 4 nhóm giải pháp cụ thể.


Author(s):  
Lê Ngọc Phương Qúy ◽  
Mai Khánh Vân ◽  
Tăng Thuý Vy
Keyword(s):  

Giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam nhằm hỗ trợ các đối tượng này cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo. Nghiên cứu được thực hiện tại khu vực sinh sống của đồng bào DTTS Cơ Tu, thuộc địa bàn xã Cà Dy, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Thông tin nghiên cứu được thu thập từ các tài liệu thứ cấp và phỏng vấn trực tiếp 40 hộ dân cùng 3 cán bộ địa phương. Kết quả chỉ ra rằng, từ năm 2016 đến 2019, xã Cà Dy có 365 hộ đồng bào DTTS Cơ Tu được giao đất lâm nghiệp để phát triển sinh kế. Diện tích được giao là 1.392,68 ha chiếm 9,72% tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn xã. Có đất rừng, người dân có thêm tư liệu sản xuất, nhiều việc làm và thu nhập được tạo ra, đời sống cải thiện rõ rệt. Kết quả khả quan về kinh tế, môi trường và xã hội từ khi thực hiện đã cho thấy sự cần thiết và phù hợp của chương trình giao đất giao rừng ở xã Cà Dy. Một số khó khăn trong quá trình thực hiện đến từ nội dung chương trình hay do công tác quản lý cũng được nghiên cứu chỉ ra, từ đó, các kiến nghị được đề xuất nhằm cải thiện việc giao đất lâm nghiệp trong thời gian sắp tới.


Sign in / Sign up

Export Citation Format

Share Document