scholarly journals N-terminal B-type natriuretic peptide and the association with left ventricular diastolic function in a population at high risk of incident heart failure: results of the SCReening Evaluation of the Evolution of New-Heart Failure Study (SCREEN-HF)

2013 ◽  
Vol 15 (5) ◽  
pp. 573-580 ◽  
Author(s):  
Michele McGrady ◽  
Christopher M. Reid ◽  
Louise Shiel ◽  
Rory Wolfe ◽  
Umberto Boffa ◽  
...  
Author(s):  
Quang Tuan Pham

TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát chức năng tâm trương thất trái theo khuyến cáo ASE/EACVI 2016 ở bệnh nhân bệnh cơ tim giãn bằng siêu âm tim. Tìm hiểu mối liên quan giữa chức năng tâm trương thất trái với tình trạng giãn thất trái, độ suy tim NYHA, phân suất tống máu thất trái, phân suất co cơ thất trái. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 56 bệnh nhân bệnh cơ tim giãn nguyên phát được nhập viện và điều trị tại bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 4/2018 đến tháng 8/2020. Kết quả: Đường kính thất trái cuối tâm trương và cuối tâm thu trung bình là 66,11 ± 7,3 mm và 57,7 ± 8,02 mm. Đường kính nhĩ trái trung bình là 40,61 ± 7,65 mm. Phân suất tống máu thất trái trung bình là 24,68 ± 5,97 %. Phân suất co cơ thất trái trung bình là 12,91 ± 4,55 %. Tất cả các bệnh nhân nhóm nghiên cứu đều có rối loạn chức năng tâm trương thất trái. Chiếm tỷ lệ cao nhất là rối loạn chức năng tâm trương độ II (44,6%), tiếp sau là rối loạn chức năng tâm trương độ III (35,8%) và rối loạn chức năng tâm trương độ I là 19,6%. Không có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mức độ rối loạn tâm trương thất trái với đường kính thất trái cuối thì tâm thu và tâm trương (p > 0,05). Có mối liên quan giữa rối loạn chức năng tâm trương thất trái với các thông số phân suất tống máu EF và phân suất co cơ FS (p < 0,005). Có sự tương quan thuận mức độ vừa giữa phân độ rối loạn chức năng tâm trương thất trái với phân độ suy tim theo NYHA với r = 0,445, sự tương quan đó có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Kết luận: Tất cả các bệnh nhân bệnh cơ tim giãn trong nhóm nghiên cứu đều có rối loạn chức năng tâm trương thất trái, chủ yếu là rối loạn chức năng tâm trương nặng độ II - III. Sự rối loạn này thể hiện rõ qua sự biến đổi các thông số đánh giá chức năng tâm trương thất trái trên siêu âm tim theo khuyến cáo ASE/ EACVI 2016, một khuyến cáo mới đưa ra nhằm tiếp cận đánh giá chức năng tâm trương một cách thuận tiện và dễ dàng hơn. Từ khóa: Bệnh cơ tim giãn, rối loạn chức năng tâm trương thất trái, khuyến cáo ASE/EACVI 2016 ABSTRACT EVALUATION OF LEFT DYSTOLIC FUNCTION ACCORDING TO THE RECOMMENDATION ASE/EACVI 2016 INPATIENTS WITH DILATED CARDIOMYPAHTIES Background: Dilated cardiomyopathy is a disease of the heart muscle, characterized by dilatation of the heart chamber and a dysfunction of the left or both ventricles. It often leads to progressive heart failure, and is the leading cause of heart transplant among all cardiomyopathy. The annual rate of sudden cardiac death in dilated cardiomyopathy is 2 - 4%, with sudden death accounting for half of all deaths [9]. Echocardiography is an evaluation of a patient with dilated cardiomyopathy. There have been many studies on dilated cardiomyopathy in the world. However, there are still few studies evaluating diastolic function in patients with dilated cardiomyopathy using cardiac Doppler echocardiography. Experts around the world have made many recommendations in assessing left ventricular diastolic function, most recently is the recommendation ASE/EACVI 2016. Comparing with the 2009 EAE/ASE recommendation, the recommendation ASE/EACVI 2016 for assessment of left ventricular diastolic function has fewer parameters, so it is easier to implement and more convenient in clinical practice. Objective: Surveying left ventricular diastolic function according to the recommendation ASE/EACVI 2016 in patients with dilated cardiomyopathy by echocardiography and investigating the relationship between left ventricular diastolic function with left ventricular dilatation, heart failure NYHA, left ventricular ejection fraction, left ventricle fractional shortening. Methods: Research was designed as a cross - sectional descriptive study. Studied on 56 patients with primary dilated cardiomyopathy were hospitalized and treated at Hue Central Hospital. Results: The results showed: The mean end - diastolic and end - systolic left ventricular diameters were 66,11 ± 7,3 mm and 57,7 ± 8,02 mm. The mean left atrial diameter was 40,61 ± 7,65 mm. The mean left ventricular ejection fraction was 24,68 ± 5,97%. The mean fractional shortening of left ventricular contraction was 12,91 ± 4,55%. All patients in the study group had left ventricular diastolic dysfunction. The highest proportion is diastolic dysfunction grade II (44,6%), followed by diastolic dysfunction grade III (35,8%) and diastolic dysfunction grade I is 19,6%. There was no statistically significant relationship between the classification of left ventricular diastolic dysfunction and left ventricular systolic and diastolic diameter (p > 0.05). There is a relationship between left ventricular diastolic dysfunction and parameters of ejection fraction EF and contraction fraction FS (p < 0.005). There is a moderate positive correlation between the classification of left ventricular diastolic dysfunction and the heart failure rating according to NYHA (r = 0,445, p < 0,001). Conclusion: All patients in the study group had left ventricular diastolic dysfunction, mostly grade II and grade III diastolic dysfunction. This disorder is clearly demonstrated by the change in the parameters of the left ventricular diastolic function assessment on echocardiography according to the 2016 ASE/ EACVI recommendations, a new recommendation introduced to approach the assessment of diastolic functionmore convenient and easier way. Key words: Dilated cardiomyopathy, left ventricular diastolic dysfunction, the recommendation ASE / EACVI 2016.


Sign in / Sign up

Export Citation Format

Share Document