Journal of Clinical Medicine- Hue Central Hospital
Latest Publications


TOTAL DOCUMENTS

302
(FIVE YEARS 302)

H-INDEX

1
(FIVE YEARS 1)

Published By Hue Central Hospital

1859-3895

Author(s):  
Quang Huy Huynh

TÓM TẮT Đặt vấn đề: Bệnh lý nhân giáp là một bệnh lý phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ và người lớn tuổi. Siêu âm tuyến giáp, được xem như là một phương tiện đầu tay, là phương pháp chẩn đoán hình ảnh có những khả năng vượt trội như tương đối đơn giản, rẻ tiền, không xâm lấn, có thể lặp lại nhiều lần để chẩn đoán bệnh, và có khả năng phát hiện được những tổn thương rất nhỏ. Nghiên cứu này nhằm xác định xác giá trị của siêu âm sử dụng bảng phân loại ACR-TIRADS 2017 trong chẩn đoán nhân giáp. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, với cỡ mẫu 169 bệnh nhân được phẫu thuật nhân giáp. Trước phẫu thuật, bệnh nhân được siêu âm tuyến giáp bằng máy GE (LOGIQ S7 Pro, LOGIQ E9 …) với đầu dò linear tần số 7,5 - 12 MHz. Kết quả siêu âm bảng phân loại TI-RADS theo ACR 2017 so sánh với tiêu chuẩn vàng là kết quả giải phẫu bệnh. Kết quả: Siêu âm áp dụng bảng phân loại ACR-TIRADS 2017 trong phân biệt nhân giáp lành tính và ác tính: Độ nhạy 97,9%, độ đặc hiệu 82,6%, giá trị tiên đoán dương 95,8%, giá trị tiên đoán âm 90,5%, và độ chính xác 94,9%. Diện tích dưới đường cong ROC (AUC) của phân loại ACR-TIRADS trong chẩn đoán nhân giáp ác tính là bằng 0,953 (p < 0,001). Điểm cắt (cut - off) được chọn là TIRADS 4. Diện tích dưới đường cong ROC (AUC) của điểm số của hạt giáp theo phân loại ACR- là 0,967 (p < 0,001). Điểm cắt (cut - off) được chọn là 5 điểm. Kết luận: Siêu âm áp dụng bảng phân loại ACR-TIRADS 2017 có giá trị trong chẩn đoán phân biệt nhân giáp lành tính và ác tính với độ nhạy và độ đặc hiệu cao. ABSTRACT THE USE OF THYROIDULTRASOUND WITH ACR - TIRADS 2017 CLASSIFICATION IN THE DIAGNOSIS OF THYROID NODULES Backgrounds: Thyroid disease is very common, especially in women and the elderly. Thyroid ultrasound, as a first - line tool, is an imaging modality with outstanding capabilities such as being relatively simple, inexpensive, non - invasive, and repeatable for diagnosis of thyroid diseases, and can detect very small lesions. This study aims to determine the use of thyroid ultrasound with ACR-TIRADS 2017 classification in the diagnosis of thyroid nodules. Methods: A cross - sectional descriptive study was conducted in 169 patients undergoing thyroidectomy. All patients had been preoperatively performed thyroid ultrasound using a GE machine (LOGIQ S7 Pro, LOGIQ E9 ...) with a linear transducer frequency of 7.5 - 12 MHz. The ultrasound results using the 2017 ACR-TIRADS classification compared with pathological findings as the gold standard diagnostics. Results: Thyroid ultrasound using the 2017 ACR-TIRADS classification could distinguish benign and malignant thyroid nodules with the sensitivity of 97.9%, specificity 82.6%, positive predictive value 95.8%, negative predictive value 90.5%, and accuracy of 94.9%. The area under the ROC curve (AUC) of the ACRTIRADS classification in the diagnosis of malignant thyroid nodules was 0.953 (p < 0.001). The cut - off point was selected as TIRADS 4. The area under the ROC curve (AUC) of the ACR - classification score of the armor particles was 0.967 (p < 0.001). The cut - off point is selected as 5 points. Conclusion: Thyroid ultrasound using the 2017 ACR-TIRADS classification is valuable in the differential diagnosis of benign and malignant thyroid nodules with high sensitivity and specificity. Keywords: Ultrasound, thyroid nodules, ACR-TIRADS 2017, benign, malignant.


Author(s):  
Tram Anh Que

TÓM TẮT Đặt vấn đề: Viêm phổi liên quan thở máy là bệnh lý nhiễm khuẩn bệnh viện rất thường gặp trong đơn vị hồi sức tích cực. Có nhiều vi khuẩn gây viêm phổi liên quan thở máy, trong đó các vi khuẩn Gram âm không lên men như Acinetobacterbaumannii, Pseudomonasaeruginosa,.. là những vi khuẩn gây bệnh hàng đầu và có mức độ kháng kháng sinh cao. Phương pháp: Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện ở các chủng vi khuẩn Gram âm không lên men phân lập được từ các mẫu đờm của bệnh nhân thở máy trên 48 giờ điều trị tại các khoa Hồi sức tích cực - Ngoại khoa Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An năm từ 1/2020 đến 6/2021. Kết quả: Phân lập được 120 chủng Vi khuẩn Gram âm không lên men, trong đó, Acinetobacter baumannii 85 chủng, Pseudomonas aeruginosa 31 chủng. Acinetobacter baumannii có mức độ đề kháng trên 70% với tất cả các kháng sinh thử nghiệm, trong đó kháng cao nhất với Ceftriaxone 96,9%. Pseudomonas aeriginosa kháng với tất cả các kháng sinh thử nghiệm, kháng cao nhất với Gentamycin 80,0%, kháng thấp nhất với Piperacillin/Tazobactam 32,3%. Kết luận: Vi khuẩn không lên men là những tác nhân chính gây viêm phổi liên quan thở máy, phổ biến nhất là Acinetobacter baumannii và Pseudomonas aeruginosa. Những vi khuẩn này kháng cao với các kháng sinh thử nghiệm, trong đó, A. baumannii kháng trên 70% các kháng sinh thử nghiệm, P. aeruginosa kháng tất cả kháng sinh thử nghiệm với mức độ khác nhau tử 32,3 - 80,0%. ABSTRACT ANTIBIOTIC RESISTANCE OF NON - FERMENTABLE GRAM - NEGATIVE BACTERIA CAUSING PNEUMONIA IN PATIENTS WITH MECHANICALLY VENTILATION Background: Ventilator - associated pneumonia is a very common nosocomial infection in the intensive care unit. Many bacteria cause ventilator - associated pneumonia, in which non - fermentative Gram - negative bacteria such as Acinetobacter baumannii, Pseudomonas aeruginosa, etc., are the leading pathogens and have high antibiotic resistance. Methods: A cross sectional descriptive study was conducted on non - fermentative bacteria strains causing ventilator - associated pneumonia which were isolated at the Surgical Intensive Care Unit Department of Nghe An General Friendship Hospital from January 2020 to June 2021. Results: A total of 120 strains of non - fermenting Gram - negative bacteria were isolated. Of these, 85 strains were Acinetobacter baumannii, 31 strains was Pseudomonas aeruginosa. Acinetobacter baumannii has a resistance rate of more than 70% with all tested antibiotics, of which the highest resistance is to Ceftriaxone 96.9%. Pseudomonas aeriginosa was resistant to all tested antibiotics, with the highest resistance to Gentamycin80.0%, the lowest resistance to Piperacillin/Tazobactam 32.3%. Conclusion: Non - fermentative bacteria are the main pathogens of ventilator - associated pneumonia. The most common pathogens were Acinetobacter baumannii and Pseudomonas aeruginosa. These bacteria were highly resistant to the tested antibiotics. In which, A. baumannii resisted over 70% of the tested antibiotics, and P. aeruginosa resisted all tested antibiotics with varying degrees from 32.3 to 80.0%. Keywords: Ventilation associated pneumonia, VAP, P. aeruginosa, A. baumannii.


Author(s):  
Thanh Binh Han-Thi

TÓM TẮT Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả hóa trị bệnh u lá nuôi thời kỳ thai nghén. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu. 36 bệnh nhân nữ được chẩn đoán xác định là u lá nuôi thời kỳ thai nghén từ tháng 01/2015 đến 10/2020, được phân loại thành nhóm nguy cơ thấp và cao. Nhóm nguy cơ thấp được điều trị bằng Methotrexate đơn trị. Nhóm nguy cơ cao được điều trị phác đồ EMA/CO (etoposide, methotrexate, actinomycin D/leucovorin calcium, vincristine, cyclophosphamide). Kết quả: Tuổi hay gặp nhất là > 40 tuổi. Số bệnh nhân vào viện vì ra máu âm đạo chiếm cao nhất 52,8%. Đa số bệnh nhân có Beta - HCG ban đầu < 100000 chiếm 83,3%. Thể mô bệnh học hay gặp nhất là ung thư nhau thai với 50%. Tổn thương di căn phổi chiếm cao nhất 53,8%. Tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ thấp và cao là như nhau chiếm 50%. Phác đồ Methotrexate đơn thuần: đáp ứng hoàn toàn là 83,3%. Phác đồ EMA/CO: tỷ lệ đáp ứng chung là 83,3%. Tỷ lệ bệnh nhân có độc tính độ 3,4 chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu trên huyết học. Kết luận: Các phác đồ cho kết quả tốt, tỷ lệ đáp ứng cao và an toàn. ABSTRACT REMARKS ON CHARACTERISTICS OF CLINICAL, SUBCLINICAL, AND RESULTS OF CHEMOTHERAPY ON GESTATIONAL TROPHOBLASTIC NEOPLASIA PATIENTS IN K HOSPITAL Objective: To remark characteristics of clinical, subclinical, and results of chemotherapy on gestational trophoblastic neoplasia patients. Methods: A retrospective combined prospective study was conducted on 36 women with low and high risks of gestational trophoblastic neoplasia from January 2015 to October 2020. The low - risk group was treated with methotrexate alone. The high - risk group was treated with EMA/CO (etoposide, methotrexate, actinomycin D/ leucovorin calcium, vincristine, cyclophosphamide). Results: The most common age was > 40 years old. Patients admitted to the hospital because of vaginal bleeding accounted for the highest rate of 52.8%. Most of the patients (83.3%) had initial Beta - HCG < 100000. The most common histopathological form is choriocarcinoma, with 50%. Lung metastatic lesions accounted for the highest (53.8%). The proportion of low - risk and high - risk patients was about 50%. The complete response rate was 83,3% with the methotrexate regimen and was 83,3% with EMA/CO regimen. The proportion of patients with grade 3.4 toxicity accounted for a small proportion, mainly in hematology. Conclusion: The regimens had good results, high response rates, and safety. Keyword: Gestational trophoblastic neoplasia, methotrexate, EMA/CO.


Author(s):  
Thanh Xuan Nguyen

TÓM TẮT Đặt vấn đề: Bệnh COVID-19 đa dạng từ không có triệu chứng đến có các triệu chứng nhẹ cho đến viêm phổi nặng, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), nhiễm khuẩn huyết suy đa tạng và tử vong. Người cao tuổi, người có bệnh mạn tính sẽ có nguy cơ diễn biến nặng nhiều hơn. Nghiên cứu này nhằm xác định nồng độ lactate và PCT ở những bệnh nhân Covid-19 và xét mối liên quan giữa lactate và PCT trên bệnh nhân Covid-19. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 126 bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm Sars-Cov-2 bằng xét nghiệm RT PCR. Kết quả: Tuổi trung bình 55,98 ± 17,1 tuổi (4 - 98 tuổi). Bệnh nhân > 60 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (42,8%). Trung vị PCT: 3,6 (95%CI:3,21 - 3,75) ng/ml; trung vị lactate 1,5 (95%CI:1,21 - 1,91) mmol/L; lactate có tương quan thuận và yếu với procalcitonin với r = 0,241; p < 0,001. Nồng độ procalcitonin > 0,1 ng/ml; lactate > 2 mmol/l ở bệnh nhân Covid-19 chiếm tỷ lệ cao với 89,7% và 39,7%. Kết luận: Chỉ điểm procalcitonin, lactate tăng cao ở bệnh nhân Covid-19. ABSTRACT ASSESSMENT OF SERUM LEVEL OF LACTATE AND PROCALCITONIN IN COVID-19 PATIENTS Background: Sars-CoV-2 has been identified as the cause of acute respiratory infections in Wuhan city, Hubei province, China, and has since spread worldwide. Sars-CoV-2 is capable of aerosol transmission in enclosed, crowded, and poorly ventilated spaces. COVID-19 illness ranges from asymptomatic to mild symptoms to severe pneumonia, acute respiratory distress syndrome (ARDS), sepsis, multiple organ failure, and death. This study aims to determine lactate and PCT levels in Covid-19 patients and examine the relationship between lactate and PCT in Covid-19 patients. Methods: A cross-sectional study was performed on 126 patients diagnosed with Sars-Cov-2 infection by RT-PCR. Results: Mean age was 55.98 ± 17.1 years (range: 4-98 years). Patients more than 60 years old were accounted for the highest rate (42.8%). Median PCT: 3.6 (95%CI:3.21 - 3.75) ng/ml; median lactate 1.5 (95%CI:1.21 - 1,91) mmol/L; lactate has a positive and weak correlation with procalcitonin with r = 0.241; p < 0.001. Procalcitonin concentration > 0.1 ng/ml; lactate > 2 mmol/l in patients with Covid-19 accounted for a high rate with 89.7% and 39.7%. Conclusion: Serum level of procalcitonin and lactate raise highly in Covid-19 patients. Keywords: Covid-19, procalcitonin, lactate.


Author(s):  
An Vinh Bui-Duc

TÓM TẮT Đặt vấn đề: Đại dịch COVID-19 (coronavirus disease of 2019) do chủng vi rút Corona mới SARS-CoV-2 vẫn đang bùng phát trên toàn thế giới, gây gia tăng gánh nặng lên Hệ thống chăm sóc Y Tế các quốc gia. Chính vì vậy, việc phát triển hệ thống giúp hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi bệnh nhân COVID-19 từ xa được xem là vấn đề cấp thiết hiện nay. Trong đó, chỉ số SpO2 có vai trò quan trọng đối với bệnh COVID-19 và được lựa chọn để theo dõi bệnh nhân tại các Cơ sở Y tế cũng như tại nhà. Nghiên cứu này được chúng tôi thực hiện với mục đích đánh giá hiệu quả ban đầu của hệ thống theo dõi SpO2từ xa trên các bệnh nhân COVID-19 mức độ nhẹ - trung bình. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, theo dõi dọc ngắn hạn các bệnh nhân COVID-19 mức độ nhẹ - trung bình điều trị tại Trung tâm Hồi sức Tích cực điều trị bệnh nhân COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Trung Ương Huế tại TP. Hồ Chí Minh. Kết quả: Trong giai đoạn từ 8/2021 - 10/2021, 32 bệnh nhân COVID-19 được gắn thiết bị theo dõi chỉ số SpO2, trung bình là 34,2 ± 12,0 tuổi. Các yếu tố nguy cơ bao gồm: BMI xếp loại béo phì 25%, hút thuốc lá (18,8%), tăng huyết áp (15,6%) và đái tháo đường (12,5%). Phần lớn bệnh nhân vào viện do khó thở (71,9%) và chuyển từ tuyến dưới (62,5%). Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là ho, hắt hơi, chảy mũi nước (40,6%), theo sau đó là giảm hoặc mất khứu giác, vị giác (25%). 81,3% có D-Dimer ≤ 500ng/mL. 62,5% bệnh nhân được phân độ COVID-19 mức trung bình. Tổng cộng 3.161 lượt đo SpO2, trong đó có 8 lượt cảnh báo SpO2 < 93%. SpO2 trung bình 98,1 ± 0,2 %. Tất cả bệnh nhân xuất viện thành công. Kết luận: Hệ thống theo dõi SpO2 từ xa bước đầu có hiệu quả giúp theo dõi các bệnh nhân COVID-19 mức độ nhẹ - trung bình. ABSTRACT INITIAL EFFECTIVENESS EVALUATION OF THE REMOTE SPO2 MONITORING SYSTEM IN PATIENTS WITH MILD - TO - MODERATE COVID-19 DISEASE Background: The COVID-19 pandemic affected by the new Coronavirus SARS-CoV-2 continues to spread globally, increasing the burden on countries’ Health Care systems. Therefore, generating a platform to help diagnose and monitor COVID-19 patients remotely is considered an essential issue today. In particular, the SpO2 index plays a vital role in COVID-19 disease and is selected to monitor patients at health facilities and homes. This study aimed to evaluate the initial effectiveness of the remote SpO2 monitoring system in patients with mild - to - moderate COVID-19 diseases. Methods: This cross - section study was conducted on mild - to - moderate COVID-19 patients treated at the COVID-19 Intensive Care Center operated by Hue Central Hospital in Ho Chi Minh City, Vietnam Results: From August 2021 to October 2021, 32 COVID-19 patients were applied with SpO2 monitoring smartwatches. The mean age was 34.2 ± 12.0. Risk factors including obesity (25%), smoking (18.8%), hypertension (15.6%), and diabetes (12.5%). Most patients were admitted to the center due to shortness of breath (71.9%) and transferred from lower - level hospitals (62.5%). The main clinical symptoms are coughing, sneezing, runny nose (40.6%), followed by a decrease or loss of smell and taste (25%). 81.3% of patients had D-Dimer ≤ 500 ng/mL. 62.5% of patients had moderate COVID-19 grades. A total of 3,161 SpO2 measurements, including 8 alarms < 93%. The average SpO2 was 98.1 ± 0.2 %. All patients were discharged successfully. Conclusion: A remote SpO2 monitoring system is considered to have preliminary effectiveness in monitoring mild - to - moderate COVID-19 patients. Keywords: COVID-19, blood oxygen saturation, smartwatch, health monitoring system.


Author(s):  
Thanh Xuan Nguyen

TÓM TẮT Đặt vấn đề: Gây tê ngoài màng cứng để giảm đau trong và sau mổ được áp dụng rộng rãi trên thế giới từ nhiều thập niên qua. Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu cho thấy phương pháp này làm giảm những biến chứng trong và sau mổ, giảm tỉ lệ tử vong sau mổ của các phẫu thuật nặng. Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả và các tác dụng phụ của gây tê ngoài màng cứng trong phẫu thuật ung thư đại, trực tràng. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 28 bệnh nhân được gây tê ngoài màng cứng trong mổ ung thư đại, trực tràng có phối hợp gây mê nội khí quản. Sinh hiệu và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân được theo dõi trước và sau khi tiêm thuốc giảm đau. Ghi nhận mức độ giảm đau theo Visual Analog Scale (VAS), mức độ liệt vận động theo Bromage và các tác dụng phụ sau mổ. Kết quả: Hiệu quả giảm đau sau mổ tốt, tại các thời điểm sau mổ VAS đều ≤ 1,5. Tỉ lệ các biến chứng: tụt huyết áp: 7,14%, đau đầu: 7,14%, lạnh run: 10,71%, buồn nôn, nôn: 17,86%. Kết luận: Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng phối hợp với gây mê toàn thân là kỹ thuật giảm đau hiệu quả và an toàn cho phẫu thuật vùng bụng trong mổ và 24 giờ sau mổ. ABSTRACT THE EFFICIENCY OF SPINAL EPIDURAL ANESTHESIA FOR LAPAROSCOPIC COLORECTAL CANCER SURGERY Background: Epidural anesthesia for pain relief during and after surgery has been widely applied in the world for decades. The results of many studies show that this method reduces intra - and postoperative complications and reduces the postoperative mortality rate of major surgery. The study aimed to evaluate epidural anesthesia’s effectiveness and side effects in colorectal cancer surgery. Methods: A cross - sectional descriptive study on 28 patients receiving epidural anesthesia in surgery for colorectal cancer in combination with endotracheal anesthesia. The patient’s vital signs and health status were monitored before and after the injection of pain medication. Record the level of pain relief according to the Visual Analog Scale (VAS), the degree of motor paralysis according to Bromage, and the side effects after surgery. Results: Good postoperative pain relief effect, at all times after surgery, VAS was ≤ 1.5. Rate of complications: hypotension: 7.14%, headache: 7.14%, shiver: 10.71%, nausea, vomiting: 17.86%. Conclusion: The epidural anesthesia combined with general anesthesia is an effective and safe analgesia technique for abdominal surgery during surgery and 24 hours after surgery. Keywords: Epidural anesthesia, colorectal cancersurgery


Author(s):  
Tuan Anh Truong

TÓM TẮT Sự bùng phát của hội chứng viêm đường hô hấp cấp do coronavirus 2 (SARS-CoV-2) nhanh chóng trở thành đại dịch trên toàn thế giới với hơn 40 triệu người mắc và hơn 1 triệu người chết tính đến ngày 17 tháng 10 năm 2020. Nhiều bệnh nhân COVID-19 được báo cáo cho thấy rằng có thể dẫn đến suy hô hấp cấp cần chăm sóc đặc biệt (ICU) và thiết bị hỗ trợ thở và bệnh cảnh có thể nhanh chóng tiến triển thành chứng suy hô hấp cấp (ARDS) với thiếu oxy ở mức độ nặng và gây ra tử vong dù đã có sự hỗ trợ của thiết bị hỗ trợ thở, cả 2 khả năng này thậm chí có thể cùng xảy ra. Các tổ chức quốc tế và các chuyên gia trong lĩnh vực này khuyến nghị sử dụng ECMO cho những bệnh nhân ARDS bị bệnh nặng có COVID-19. Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót là rất thấp trong những trường hợp được sử dụng ECMO với COVID-19 trong đợt đầu tiên. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm đánh giá kết quả bước đầu ứng dụng kỹ thuật ECMO trong hỗ trợ điều trị hội chứng suy hô hấp cấp nguy kịch trên bệnh nhân COVID-19 tại trung tâm hồi sức bệnh viện Trung ương Huế. ABSTRACT EFFECTIVENESS OF EXTRACORPOREAL MEMBRANE OXYGENATION (ECMO) IN THE TREATMENT OF ACUTE RESPIRATORY DISTRESS SYNDROME IN PATIENTS WITH COVID-19 The outbreak of acute respiratory syndrome caused by coronavirus 2 (SARS-CoV-2) quickly developed into a worldwide pandemic with more than 40 million people infected and more than 1 million dead as of October 17, 2020. Numerous patient reports COVID-19 can lead to acute respiratory failure requiring intensive care (ICU) and ventilators, and it can rapidly evolve into a certificate of acute respiratory failure (ARDS) with red oxygen in the heavy and death, despite the protective ventilator, even both. International organizations and experts in the field recommend ECMO for critically ill ARDS patients with COVID-19. However, survival is very low in the ECMO - corrected case series with COVID-19 during the first COVID-19 wave. Our study aimed to evaluate the results of the initial application of transmembrane oxygenation (ECMO) technique in the support of critical acute respiratory distress syndrome on COVID-19 patients at the hospital resuscitation center of Hue central hospital. Keywords: ECMO, ARDS, COVID-19.


Author(s):  
Nhu Hiep Pham

TÓM TẮT Đặt vấn đề: Lọc máu hấp phụ được xem là một phương pháp điều trị ở bệnh nhân Covid-19 nặng do có khả năng loại bỏ cytokine viêm. Nghiên cứu này mục đích để đánh giá hiệu quả lọc máu hấp phụ theo phương thức lọc máu ngắt quãng (IHD) ở bệnh nhân Covid-19. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp, thực hiện trên các bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi do Covid-19 mức độ nặng ở trung tâm hồi sức tích cực bệnh viện dã chiến số 14, thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh nhân được điều trị với thuốc kháng virus, kháng sinh, kháng đông và corticoid và liệu pháp oxy và 3 lần lọc máu hấp phụ sử dụng máy lọc máu ngắt quãng. Các chỉ số lâm sàng và xét nghiệm được thu thập và so sánh ở thời điểm trước và sau lọc máu. Kết quả: Có 6 bệnh nhân nam và 4 bệnh nhân nữ ở độ tuổi trung bình 54,60 ± 14,00 điều trị lọc máu hấp phụ, có 7 bệnh nhân cải thiện và cai dần với liệu pháp oxy. Giá trị SpO2 tăng từ 92,00 ± 2,31% đến 94,40 ± 1,71% với p = 0,02. IL - 6 trong máu bệnh nhân giảm từ 110,80 ± 126,84 pg/mL xuống 26,55 ± 26,80 pg/ mL với p = 0,06, CRP giảm từ 139,90 ± 57,41mg/L xuống 56,10 ± 53,10mg/L với p = 0,03. Kết luận: Lọc máu hấp phụ có thể giúp cải thiện SpO2 và hỗ trợ cai liệu pháp oxy ở hầu hết bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, trong tương lai cần có nghiên cứu đa trung tâm, có đối chứng trên nhiều bệnh nhân để có thể đánh giá chắc chắn hiệu quả lọc máu hấp phụ ở bệnh nhân Covid-19. ABSTRACT EFFECTIVENESS OF HEMOPERFUSION IN COID-19 PATIENTS Backgrounds: Extracorporeal blood purification has been proposed as one of the therapeutic approaches in patients with coronavirus infection, because of its beneficial impact on elimination of inflammatory cytokines. This study aims to evaluate the effectiveness of hemoperfusion in coid-19 patients. Methods: This experimental research has been conducted on severe COVID-19 pneumonia patients who admitted in field hospital in Ho Chi Minh city, receiving antiviral, antibacterial drugs, anticoagulant drugs and steroid, and different modalities of respiratory treatments. No randomization and blindness were considered. All of the participants underwent three sessions of resin-directed hemoperfusion using intermittent hemodialysis machine. Results: Six men and four women with a mean age of 54.60 ± 14.00 years has been enrolled in the study, and seven of them have improved after the intervention. Peripheral capillary oxygen saturation (SpO2) changed after cytokine removal therapy. Mean SpO2 before the three session of hemoperfusion was 92.00 ± 2.31% and increased to 94.40 ± 1.71% after them (p = 0.02). Serum IL - 6 showed a reduction from 110.80 ± 126.84 pg/mL to 26.55 ± 26.80 pg/mL p = 0.06; and C-reactive protein decreased from 139.90 ± 57.41mg/L to 56.10 ± 53.10mg/L p = 0.03. Conclusions: Extracorporeal hemoadsorption using intermittent dialyisis machine could improve the general condition in most of recruited patients with severe coronavirus disease, however, large prospective multicenter trials in carefully selected patients are needed to definitely evaluate the efficacy of hemoperfusion in COVID-19 patients. Keywords: Intermittent dialyisis machine, hemoperfusion, COVID-19 pneumonia.


Author(s):  
Thanh Xuan Nguyen

TÓM TẮT Đặt vấn đề: Plasma là môi trường chứa các vật chất không còn giữ được cấu trúc phân tử của mình mà bị ion hóa. Thể plasma lạnh được ứng dụng rộng rãi trong Y học với tính an toàn và hiệu quả được khẳng định trong nhiều nghiên cứu. Nghiên cứu này thực hiện tại Trung tâm Hồi sức Tích cực điều trị bệnh nhân COVID-19 của Bệnh viện Trung Ương Huế tại TP.Hồ Chí Minh nhằm mục đích (1) nhận định đặc điểm chung, đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân COVID-19 nặng có sang thương phần mềm và (2) đánh giá bước đầu tác dụng tia plasma lạnh trong điều trị hỗ trợ làm lành vết thương phần mềm đối với bệnh nhân COVID-19 nặng Đối tượng, phương pháp: Khảo sát nhanh trong 45 ngày các bệnh nhân bị COVID-19 nặng có sang thương phần mềm đang điều trị tại Trung tâm Hồi sức Tích cực điều trị bệnh nhân COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Trung Ương Huế tại TP.Hồ Chí Minh, nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Trong 915 bệnh nhân bị COVID-19 nặng, có 20 trường hợp bị thương tổn phần mềm được điều trị bằng chiếu tia Plasma lạnh, tỷ lệ nam, nữ 1 : 1, 70% nguyên nhân do loét ép độ I, II, III, 60% tổn thương vùng lưng, mông, cùng cụt. 55,0% thương tổn trước khi chuyển viện đến trung tâm. Sau 14 ngày điều trị 70% vết thương biểu mô hóa hoàn toàn, 90% hết rỉ dịch, sau 3 tuần tất cả vết thương hết đau, hết nổi mẫn hoàn toàn. Kết luận: Tia Plasma lạnh có vai trò tích cực trong hỗ trợ điều trị vết thương phần mềm đối với bệnh nhân COVID-19 mức độ nặng. ABSTRACT COLD PLASMA IRRADIATION AS AN ADJUVANT TREATMENT DIGITAL LESIONS FOR PATIENTS WITH SEVERE COVID-19: INITIAL EVALUATION Background: Plasma is a medium containing substances that no longer retain their molecular structure but are ionized. Cold plasma is widely used in medicine, with safety and effectiveness confirmed in many studies. This study was conducted at the Intensive Care Center for COVID-19 patients of Hue Central Hospital in Ho Chi Minh City to evaluate the general and clinical characteristics in severe COVID-19 patients with digital lesions, to evaluate the effect of cold plasma in the adjuvant treatment of soft tissue wound healing in patients with severe COVID-19 disease initially. Methods: This cross-section descriptive study was conducted on severe COVID-19 patients who undergo digital lesions treated at the COVID-19 Intensive Care Center operated by Hue Central Hospital in Ho Chi Minh, Vietnam, a quick 45 - day survey. Results: In 915 patients with severe COVID-19, 20 cases of digital lesions were experienced with cold plasma irradiation. The male - to - female ratio was 1: 1, 70% of wounds caused by pressure ulcers. 60% of lesions were located on the dorsum, gluteal and sacral region. 55.0% of lesions were discovered before transfer to our center. After 14 days of treatment, 70% of the wounds were completely epithelialized, 90% had no fluid oozing. After three weeks, all the lesions were pain-free, and the redness was completely terminated. Conclusion: Cold plasma Irradiation effectively supports the treatment of digital ulcers in patients with severe COVID-19 disease. Keywords: Cold plasma, COVID-19, pressure ulcers, dermatology, intensive care unit.


Author(s):  
Hong Quan Hoang

TÓM TẮT Đặt vấn đề: Sự bùng phát Coronavirus 2019 (COVID-19) đã lây lan nhanh chóng trên toàn thế giới và trở thành một đại dịch toàn cầu, nhiều phương pháp điều trị đang được nghiên cứu, trong đó ức chế interleukin 6 là một phương pháp tỏ ra hiệu quả. Báo cáo này nhằm đánh giá hiệu quả của Tocilizumab trong điều trị hỗ trợ bệnh nhân Covid-19. Báo cáo trường hợp: 4 trường hợp bệnh nhân được xác nhận Covid-19 bằng phương pháp PCR, đang được điều trị Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 thuốc bệnh viện Trung Ương Huế tại thành phố Hồ Chí Minh, viêm phổi nặng cần phải thông khí hỗ trợ. Bệnh nhân được điều trị phác đồ bao gồm tocilizumab cho kết quả tăng interleukin 6 sau 1 tuần điều trị. Kết luận: Trong thử nghiệm lâm sàng liên quan đến bệnh nhân viêm phổi nặng do Covid-19, cho thấy Interleukin - 6 tăng sau 1 tuần điều trị. ABSTRACT COMMENTS ON THE EFFECTIVENESS OF TOCILIZUMAB IN THE SUPPORTIVE TREATMENT OF COVID-19 PATIENTS Introduction: The outbreak of Coronavirus 2019 (COVID-19) has spread rapidly across the globe and has become a global pandemic. Many treatments are being studied, of which interleukin 6 inhibition is an effective method. Case report: Fourcases of patients confirmed covid-19 by PCR method, being treated at COVID-19 Intensive Care Center of Hue Central Hospital in Ho Chi Minh city, severe pneumonia requires ventilation assistance. The patients were treated with a regimen including Tocilizumab that resulted in increased interleukin 6 results after 1 week of treatment. Conclusion: In a clinical trial involving patients with severe pneumonia caused by Covid-19, it was found that Interleukin 6 increased after 1 week of treatment. Keywords: Interleukin 6, Tocilizumab, Covid-19


Sign in / Sign up

Export Citation Format

Share Document