scholarly journals ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ÁP DỤNG GÓI ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN VÀ SỐC NHIỄM KHUẨN TRONG GIỜ ĐẦU TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC, BỆNH VIỆN BẠCH MAI

2022 ◽  
Vol 509 (1) ◽  
Author(s):  
Đào Xuân Phương ◽  
Bùi Thị Hương Giang

Mục tiêu: Đánh giá việc áp dụng gói điều trị nhiễm khuẩn và sốc nhiễm khuẩn trong giờ đầu tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu được tiến hành trên 96 bệnh nhân nhiễm khuẩn hoặc sốc nhiễm khuẩn tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Bạch Mai từ tháng 3/2021 tới tháng 10/2021. Việc áp dụng gói 1 giờ được chia làm 2 mức độ: tuân thủ và không tuân thủ. Kết quả điều trị khi áp dụng gói 1 giờ được đánh giá dựa vào kết cục lâm sàng, thời gian thở máy, thời gian dùng vận mạch, số ngày nằm viện và nằm tại khoa Hồi sức tích cực. Kết quả: Trong 96 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, tỷ lệ nam giới là 54% và nữ giới là  46%. Độ tuổi trung bình là 60,0±17.3 tuổi. Bệnh nhân nhiễm khuẩn là 33% và sốc nhiễm khuẩn chiếm 67% nhóm nghiên cứu, trong đó cao nhất là viêm phổi (33,3%), nhiễm khuẩn tiêu hóa (27,0%). Tỷ lệ tuân thủ là 57,3% và không tuân thủ là 42,7%, trong đó tuân thủ dùng vận mạch cao nhất (100%), thấp nhất là tuân thủ kháng sinh giờ đầu 66,7%. Tỷ lệ tử vong hoặc bệnh nặng tiên lượng nặng xin về ở nhóm tuân thủ thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không tuân thủ (20,0% so với 43,9%, p<0,05). Thời gian thở máy ở nhóm tuân thủ ngắn hơn so với nhóm không tuân thủ (5,0 ngày so với 9,5 ngày, p<0,05). Các tiêu chí về số ngày nằm viện, sô ngày nằm tại khoa hồi sức tích cực, thời gian dùng vận mạch ngắn hơn không có ý nghĩa thống kê ở nhóm tuân thủ so với nhóm không tuân thủ ( p>0,05). Kết luận: Nghiên cứu bước đầu cho thấy tuân thủ áp dụng gói 1 giờ theo hướng dẫn của Surviving Sepsis Campaign 2018 cải thiện kết cục điều trị của bệnh nhân nhiễm khuẩn hoặc sốc nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, tỷ lệ tuân thủ còn thấp, cần có các chương trình tập huấn cho nhân viên y tế tại khoa Hồi sức tích cực.

Author(s):  
Francesco Gavelli ◽  
Luigi Mario Castello ◽  
Gian Carlo Avanzi

AbstractEarly management of sepsis and septic shock is crucial for patients’ prognosis. As the Emergency Department (ED) is the place where the first medical contact for septic patients is likely to occur, emergency physicians play an essential role in the early phases of patient management, which consists of accurate initial diagnosis, resuscitation, and early antibiotic treatment. Since the issuing of the Surviving Sepsis Campaign guidelines in 2016, several studies have been published on different aspects of sepsis management, adding a substantial amount of new information on the pathophysiology and treatment of sepsis and septic shock. In light of this emerging evidence, the present narrative review provides a comprehensive account of the recent advances in septic patient management in the ED.


2017 ◽  
Vol 66 (10) ◽  
pp. 1631-1635 ◽  
Author(s):  
◽  
Andre C Kalil ◽  
David N Gilbert ◽  
Dean L Winslow ◽  
Henry Masur ◽  
...  

The Infectious Diseases Society of America elected not to endorse the Surviving Sepsis Campaign Guidelines due to lack of agreement with the Society of Critical Care Medicine regarding specific recommendations related to diagnosis and therapy for patients with apparent or documented sepsis/septic shock.


Sign in / Sign up

Export Citation Format

Share Document