scholarly journals MỐI LIÊN QUAN GIỮA BIẾN THỂ ADIPOQ rs1501299 VÀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 Ở NGƯỜI VIỆT NAM

2021 ◽  
Vol 506 (2) ◽  
Author(s):  
Trần Quang Nam ◽  
Steven Truong ◽  
Hoàng Khánh Chi ◽  
Lê Hoàng Bảo ◽  
Đinh Ngô Tất Thắng ◽  
...  
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Mục tiêu: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong sinh bệnh học của bệnh lý đái tháo đường. Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát mối liên quan giữa đểm đa hình đơn nucleotide rs1501299 ADIPOQ và bệnh lý đái tháo đường típ 2 ở người Việt Nam. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả, 376 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 và 392 đối tượng chứng được khảo sát điểm đa hình đơn rs1501299 bằng phương pháp realtime PCR. Kết quả: Điểm đa hình rs1501299 không cho thấy có sự liên quan với tình trạng bệnh đái tháo đường típ 2 ở người Việt Nam trên nhiều mô hình phân tích. Người mang điểm đa hình này không gia tăng nguy cơ mắc đái tháo đường típ 2. Kết luận: Điểm đa hình đơn rs1501299 không liên quan với tình trạng đái tháo đường típ 2 ở người Việt Nam.

2021 ◽  
Vol 31 (6) ◽  
pp. 29-40
Author(s):  
Lương Minh Hòa ◽  
Hoàng Thị Thu Hà ◽  
Đỗ Bích Ngọc ◽  
Lê Thị Phương Mai ◽  
Nguyễn Tự Quyết ◽  
...  
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  
Mau Mau ◽  

Leptospirosis là bệnh của động vật truyền sang người, do vi khuẩn Leptospira gây nên. Bệnh có đặc điểm lâm sàng đa dạng, dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh nhiễm khuẩn khác. Do vậy việc chẩn đoán sớm bệnh ở giai đoạn đầu có giá trị rất quan trọng trong điều trị cho bệnh nhân. Kỹ thuật realtime PCR phát hiện được vi khuẩn Leptospira gây bệnh ở ngay giai đoạn đầu của bệnh, đã được ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới và được coi là phương pháp tối ưu trong chẩn đoán sớm các bệnh nhân nghi ngờ mắc Leptospirosis. Trong nghiên cứu này, realtime PCR sử dụng mồi và đầu dò được thiết kế dựa trên trình tự nucleotide của gen lipL32, gen độc lực quan trọng và có ở tất cả các loài Leptospira gây bệnh. Kỹ thuật được chuẩn hoá với độ đặc hiệu 100% và ngưỡng phát hiện tối thiểu là 9 bản sao/phản ứng. Ứng dụng kỹ thuật này phát hiện Leptospira trong 120 mẫu máu và nước tiểu được thu thập từ bệnh nhân, đã xác định được tỷ lệ Leptospira dương tính là 1,7% (2/120). Việc áp dụng realtime PCR này là hữu ích và khả thi tại các phòng xét nghiệm tuyến tỉnh/thành phố tại Việt Nam.


2021 ◽  
Vol 05 (03) ◽  
pp. 110-114
Author(s):  
Phuong Thoa Nguyen ◽  
◽  
Hai Linh Vu ◽  
Van chu Nguyen ◽  
Huu Quoc Nguyen ◽  
...  

MICA is an antigen that is commonly expressed on cell surface of tumoRS. MICA had a low expression level in normal cells but increased in pathological/cancer cells. The goal of the study was to determine the association of SNP RS2596542 with the risk of nasopharyngeal cancer (NPC). 144 biopsy samples diagnosed with NPC and 135 blood samples from healthy people were collected. Genotypes and alleles of RS2596542 MICA were determined by Realtime PCR genotyping. The genotype rate of MICA at RS2596542 in patients with NPC was 34.72% CC; 44.44% CT and 20.84% TT. The genotype of TT and T allele in the disease group was significantly higher than the control group (p=0.01*; OR=2.47; 95%CI: 1.22-4.97) and (p=0.01*; OR=1.51; 95%CI: 1.07-2.13). The T-allele at SNP RS2596542 of the MICA gene increases the risk of NPC and suggests that this could be used as a biomarker for NPC screening in Viet Nam. Keywords: MICA, RS2596542, nasopharyngeal cancer, NPC, Single Nucleotide Polymorphism, SNPs, Realtime PCR


2021 ◽  
Vol 16 (3) ◽  
Author(s):  
Phan Thị Ngọc Lan ◽  
Nguyễn Thị Tĩnh ◽  
Trần Thị Huyền Trang ◽  
Phan Quốc Hoàn
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phát triển phương pháp xét nghiệm nhanh và chính xác các đa hình tại 2 điểm 677 và 1298 của gen MTHFR bằng phương pháp realtime PCR và bước đầu đánh giá giá trị của xét nghiệm đa hình kiểu gen trong chẩn đoán và định hướng điều trị sảy thai liên tiếp. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả theo dõi dọc. Phương pháp xét nghiệm realtime PCR được xây dựng và tối ưu, sau đó được đánh giá so sánh với phương pháp sử dụng bộ kit thương mại CVD StripAssay® T (ViennaLab). 200 mẫu người bình thường được thu thập để xác định tỷ lệ kiểu gen của quần thể và 48 mẫu bệnh nhân có tiền sử sảy thai liên tục được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của đa hình tại 2 điểm 677 và 1298 của gen MTHFR. Kết quả và kết luận: Nghiên cứu cho thấy phương pháp realtime PCR được phát triển có khả năng xác định chính xác các đa hình của gen MTHFR với nồng độ DNA mẫu thấp (2-5ng/µL) với ưu điểm nhanh và hạn chế tín hiệu nhiễu. Nghiên cứu cũng đưa ra mô hình kiểu gen MTHFR với 2 điểm đột biến 677 và 1298 ở quần thể người Việt Nam. Đồng thời cho thấy có một mối tương quan giữa tỷ lệ kiểu gen dị hợp tử cao với tình trạng bệnh lý sảy thai liên tục ở nữ giới. Từ đó cho thấy việc xác định kiểu gen MTHFR là một marker tiềm năng để xác định nguyên nhân vô sinh ở nữ giới, dự đoán tình trạng sảy thai cũng như đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Từ khóa: Sảy thai tái diễn, đa hình MTHFR, tỷ lệ kiểu gen.


2010 ◽  
Vol 13 (3) ◽  
pp. 5-20
Author(s):  
Loc Duc Nguyen

The Vietnamese Catholic community is not only a religious community but also a traditional village with relationships based on kinship and/or sharing the same residential area, similar economic activities, and religious activities. In this essay, we are interested in examining migrating Catholic communities which were shaped and reshaped within the historical context of Viet Nam war in 1954. They were established after the migration of millions of Catholics from Northern to Southern Viet Nam immediately after Geneva Agreement in 1954. Therefore, by examining the particular structural traits of the emigration Catholic Communities we attempt to reconstruct the reproducing process of village structure based on the communities’ triple structure: kinship structure, governmental structure and religious organization.


Keyword(s):  

Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu thứ cấp, bài viết đưa ra một số vấn đề lý luận về hoạt động giáo dục kỹ năng và tư duy sáng tạo (GDKN&TDST), đồng thời tìm hiểu thực trạng công tác giáo dục, phát triển kỹ năng, tư duy sáng tạo hiện nay ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đang diễn ra mạnh mẽ với những yêu cầu ngày càng cao về đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, các trường đại học, các tổ chức trong nước đã bắt đầu quan tâm đến việc phát triển các kỹ năng, tư duy sáng tạo. Điều này được thể hiện ở việc đã có nhiều trung tâm, viện nghiên cứu được thành lập tại các trường đại học. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, bài viết đưa ra một số đề xuất cho hoạt động GDKN&TDST trong các trường đại học ở Việt Nam.


2019 ◽  
Vol 5 (1b) ◽  
pp. 41-53
Keyword(s):  

Matsusaka momen (松阪木綿) là loại vải bông nổi tiếng của vùng Ise, Nhật Bản. Với đặc điểm là hoa văn sọc dọc lấy màu chàm làm chủ đạo, trong thế kỷ XVIII, chỉ riêng ở Edo, số lượng vải chàm Matsusaka được tiêu thụ hằng năm tương đương với một nửa dân số sống trong thành. Nhiều thương nhân xuất thân từ Matsusaka, nhờ buôn bán vải chàm và thuốc nhuộm, đã phát triển thành các tập đoàn thương mại lớn, tiêu biểu là dòng họ Mitsui. Một số nhà nghiên cứu Nhật Bản cho rằng nguồn gốc của hoa văn sọc trên vải chàm Matsusaka liên quan đến “liễu điều bố” do thương nhân Kadoya Shichirobee (角屋七郎兵衛,1610 -1672) gửi về từ Hội An. Bài viết này tổng kết nghiên cứu của tác giả trong 5 năm (2013-2018) liên quan đến nguồn gốc hoa văn trên vải chàm Matsusaka và trình bày giả thuyết về mối quan hệ của hoa văn này với vải thổ cẩm của Việt Nam Ngày nhận 29/3/2019; ngày chỉnh sửa 06/5/2019; ngày chấp nhận đăng 31/5/2019


2019 ◽  
Vol 5 (1) ◽  
pp. 118-127 ◽  
Keyword(s):  

Việt Nam học là một ngành khoa học có mã số độc lập, có đối tượng và phương pháp tiếp cận mang đặc thù tương đối. Cũng như các khái niệm “Huế học”, “Hà Nội học”, Việt Nam học chọn hướng nghiên cứu, khai thác những khía cạnh đặc trưng của đất nước, con người và văn hóa Việt Nam ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Tôn giáo, tín ngưỡng là một bộ phận cấu thành nền văn hóa Việt Nam. Dù là tôn giáo ngoại nhập hay tôn giáo nội sinh thì các tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam đều đã mang những đặc trưng riêng gắn với đặc điểm vị trí địa lý, tâm thức cũng như văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Xác định Việt Nam học là một chuyên ngành độc lập, việc lựa chọn công trình nghiên cứu (của cả giảng viên, sinh viên) và nội dung giảng dạy học phần về tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam cho chuyên ngành Việt Nam học hiện nay cần phải chọn góc tiếp cận chủ yếu là chuyên ngành này để làm rõ, nổi bật yếu tố “Việt Nam” ẩn chứa trong văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay, góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa. Đồng thời, thông qua đó, chúng ta khẳng định thêm Việt Nam học là một hướng nghiên cứu có lối đi riêng. Bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu và khái quát hóa, bài viết này sẽ trình bày một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan, trong đó trực tiếp đề cập đến vấn đề khái niệm, hướng tiếp cận chuyên ngành Việt Nam học, từ đó đề xuất những nội dung nghiên cứu và giảng dạy tôn giáo và tín ngưỡng Việt Nam trong đào tạo chuyên ngành này hiện nay. Ngày nhận 07/11/2018; ngày chỉnh sửa 13/01/2019; ngày chấp nhận đăng 28/02/2019


2019 ◽  
Vol 5 (1) ◽  
pp. 37-53

Trên thế giới, nhiều nghiên cứu về tự trọng đã được tiến hành trên nhóm khách thể là trẻ em và trẻ vị thành niên, tuy nhiên nhóm người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên lại chưa nhận được sự quan tâm thích đáng. Ở Việt Nam, tình hình cũng tương tự, đặc biệt, các nghiên cứu về sự thỏa mãn nhu cầu tự trọng (Self- Esteem) tiếp cận dựa trên khung lý thuyết của Abraham Maslow còn rất thiếu vắng. Mục đích của nghiên cứu này nhằm mô tả sự thỏa mãn nhu cầu tự trọng của 301 người trưởng thành, độ tuổi 18 - 60 (Mean = 34.6, SD = 0.77) tại Việt Nam tiếp cận theo lý thuyết về Tháp nhu cầu của A. Maslow. Thang đo sự thỏa mãn nhu cầu tâm lý (Psychological Needs Satisfaction) của David Lester và cộng sự (1990), được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (i) Sự thỏa mãn nhu cầu tự trọng của người trưởng thành tại Việt Nam có điểm số trung bình cao nhất trong số 5 nhu cầu theo lý thuyết của A.Maslow; (ii) Các nhu cầu trong năm nhu cầu theo khung lý thuyết đều có mối tương quan mạnh với nhau, trong đó tương quan mạnh nhất là sự thỏa mãn nhu cầu tự trọng với nhu cầu hiện thực hóa bản thân; (iii) Có sự khác biệt về sự thỏa mãn nhu cầu tự trọng giữa các nhóm tuổi khác nhau và giữa các nhóm trình độ học vấn khác nhau, tuy nhiên chưa đủ bằng chứng để kết luận có sự khác biệt theo tiêu chí giới tính, địa bàn nghiên cứu, kiểu tính cách và mức thu nhập. Ngày nhận 01/10/2018; ngày chỉnh sửa 5/12/2018; ngày chấp nhận đăng 28/2/2019


Sign in / Sign up

Export Citation Format

Share Document