Journal of Science and Technology on Information security
Latest Publications


TOTAL DOCUMENTS

59
(FIVE YEARS 59)

H-INDEX

0
(FIVE YEARS 0)

Published By Information Security Journal

2615-9570

2022 ◽  
Vol 2 (14) ◽  
pp. 35-44
Author(s):  
Triệu Quang Phong ◽  
Võ Tùng Linh

Abstract—KSI infrastructure is a time-stamping and server-based signature solution deployed in Estonia to provide the integrity and timing information of data. With the goal of providing a personal signature that does not depend on the long-term secrecy of signing keys, Buldas et al. have proposed a BLT scheme that is based on the KSI infrastructure. Although Buldas et al. have shown that the (modified) BLT scheme is secure in the theoretical model, the fact that its practical implementation does not follow that description. In this paper, we will evaluate and provide two attack scenarios if the BLT schema is implemented in such a way, and then propose a solution to that problem. Tóm tắt—Hạ tầng KSI là một giải pháp chữ ký dựa trên máy chủ chứa thông tin thời gian được thử nghiệm triển khai ở Estonia để cung cấp tính toàn vẹn và thông tin về thời gian của dữ liệu.Với mục tiêu tạo ra một chữ ký số cá nhân mà không phụ thuộc vào tính bí mật lâu dài của các khóa ký, Buldas và các cộng sự đã đề xuất lược đồ BLT dựa trên nền của hạ tầng KSI. Mặc dù, Buldas và các cộng sự đã chỉ ra rằng lược đồ BLT (sửa đổi) là an toàn trong mô hình lý thuyết, nhưng triển khai thực tế của lược đồ này không hoàn toàn tuân theo mô tả đó. Trong bài báo này, chúng tôi sẽ đánh giá và đưa ra hai kịch bản tấn công nếu lược đồ BLT được triển khai như vậy, và sau đó đề xuất một giải pháp cho vấn đề đó.


2022 ◽  
Vol 2 (14) ◽  
pp. 26-34
Author(s):  
Nguyen Manh Thang ◽  
Tran Thi Luong

Abstract—Almost developed applications tend to become as accessible as possible to the user on the Internet. Different applications often store their data in cyberspace for more effective work and entertainment, such as Google Docs, emails, cloud storage, maps, weather, news,... Attacks on Web resources most often occur at the application level, in the form of HTTP/HTTPS-requests to the site, where traditional firewalls have limited capabilities for analysis and detection attacks. To protect Web resources from attacks at the application level, there are special tools - Web Application Firewall (WAF). This article presents an anomaly detection algorithm, and how it works in the open-source web application firewall ModSecurity, which uses machine learning methods with 8 suggested features to detect attacks on web applications. Tóm tắt—Hầu hết các ứng dụng được phát triển có xu hướng trở nên dễ tiếp cận nhất có thể đối với người dùng qua Internet. Các ứng dụng khác nhau thường lưu trữ dữ liệu trên không gian mạng để làm việc và giải trí hiệu quả hơn, chẳng hạn như Google Docs, email, lưu trữ đám mây, bản đồ, thời tiết, tin tức,... Các cuộc tấn công vào tài nguyên Web thường xảy ra nhất ở tầng ứng dụng, dưới dạng các yêu cầu HTTP/HTTPS đến trang web, nơi tường lửa truyền thống có khả năng hạn chế trong việc phân tích và phát hiện các cuộc tấn công. Để bảo vệ tài nguyên Web khỏi các cuộc tấn công ở tầng ứng dụng, xuất hiện các công cụ đặc biệt - Tường lửa Ứng dụng Web (WAF). Bài viết này trình bày thuật toán phát hiện bất thường và cách thức hoạt động của tường lửa ứng dụng web mã nguồn mở ModSecurity khi sử dụng phương pháp học máy với 8 đặc trưng được đề xuất để phát hiện các cuộc tấn công vào các ứng dụng web.


2022 ◽  
Vol 2 (14) ◽  
pp. 55-65
Author(s):  
Hoang Dinh Linh ◽  
Do Dai Chi ◽  
Nguyen Tuan Anh ◽  
Le Thao Uyen

Abstract—Random numbers play a very important role in cryptography. More precisely, almost cryptographic primitives are ensured their security based on random values such as random key, nonces, salts... Therefore, the assessment of randomness according to statistical tests is really essential for measuring the security of cryptographic algorithms. In this paper, we focus on so far randomness tests based on runs in the literature. First, we have proved in detail that the expected number of gaps (or blocks) of length  in a random sequence of length  is . Secondly, we have evaluated correlation of some tests based on runs so far using Pearson coefficient method [5, 6] and Fail-Fail ratio one [7, 8]. Surprisingly, the Pearson coefficient method do not show any strong linear correlation of these runs-based tests but the Fail-Fail ratio do. Then, we have considered the sensitivity of these runs tests with some basic transformations. Finally, we have proposed some new runs tests based on the sensitivity results and applied evaluations to some random sources. Tóm tắt—Số ngẫu nhiên đóng một vai trò quan trọng trong mật mã. Cụ thể, độ an toàn của hầu hết các nguyên thủy mật mã đều được đảm bảo dựa trên các giá trị ngẫu nhiên như khóa, nonce, salt… Do đó, việc đánh giá tính ngẫu nhiên dựa trên các kiểm tra thống kê là thực sự cần thiết để đo độ an toàn cho các thuật toán mật mã. Trong bài báo này, chúng tôi tập trung vào các kiểm tra ngẫu nhiên dựa vào run trong các tài liệu. Đầu tiên, chúng tôi chứng minh chi tiết rằng kỳ vọng số các gap (khối) độ dài  trong một chuỗi ngẫu nhiên độ dài  là . Sau đó, chúng tôi đánh giá mối tương quan của một số kiểm tra dựa vào run bằng phương pháp hệ số Pearson [5, 6] và tỷ số Fail-Fail  [7, 8]. Đáng ngạc nhiên là phương pháp hệ số Pearson không cho thấy bất kỳ mối tương quan tuyến tính mạnh nào của các kiểm tra dựa vào run, trong khi đó tỷ số Fail-Fail lại chỉ ra. Tiếp theo, chúng tôi xem xét độ nhạy của các kiểm tra run này với một số phép biến đổi cơ bản. Cuối cùng, chúng tôi đề xuất một số kiểm tra run mới dựa trên các kết quả độ nhạy và đánh giá áp dụng chúng cho một số nguồn ngẫu nhiên.


2022 ◽  
Vol 2 (14) ◽  
pp. 45-54
Author(s):  
Nguyen Huy Trung ◽  
Le Hai Viet ◽  
Tran Duc Thang

Abstract—Nowadays, there have been many signature-based intrusion detection systems deployed and widely used. These systems are capable of detecting known attacks with low false alarm rates, fast detection times, and little system resource requirements. However, these systems are less effective against new attacks that are not included in the ruleset. In addition, recent studies provide a new approach to the problem of detecting unknown types of network attacks based on machine learning and deep learning. However, this new approach requires a lot of resources, processing time and has a high false alarm rate. Therefore, it is necessary to find a solution that combines the advantages of the two approaches above in the problem of detecting network attacks. In this paper, the authors present a method to automatically generate network attack detection rules for the IDS system based on the results of training machine learning models. Through testing, the author proves that the system that automatically generates network attack detection rules for IDS based on machine learning meets the requirements of increasing the ability to detect new types of attacks, ensuring automatic effective updates of new signs of network attacks. Tóm tắt—Ngày nay, đã có nhiều hệ thống phát hiện xâm nhập dựa trên chữ ký được triển khai và sử dụng rộng rãi. Các hệ thống này có khả năng phát hiện các cuộc tấn công đã biết với tỷ lệ báo động giả thấp, thời gian phát hiện nhanh và yêu cầu ít tài nguyên hệ thống. Tuy nhiên, các hệ thống này kém hiệu quả khi chống lại các cuộc tấn công mới không có trong tập luật. Các nghiên cứu gần đây cung cấp một cách tiếp cận mới cho vấn đề phát hiện các kiểu tấn công mạng mới dựa trên học máy và học sâu. Tuy nhiên, cách tiếp cận này đòi hỏi nhiều tài nguyên, thời gian xử lý. Vì vậy, cần tìm ra giải pháp kết hợp ưu điểm của hai cách tiếp cận trên trong bài toán phát hiện tấn công mạng. Trong bài báo này, nhóm tác giả trình bày phương pháp tự động sinh luật phát hiện tấn công mạng cho hệ thống phát hiện xâm nhập dựa trên kết quả huấn luyện mô hình học máy. Qua thử nghiệm, tác giả chứng minh rằng phương pháp này đáp ứng yêu cầu tăng khả năng phát hiện chính xác các kiểu tấn công mới, đảm bảo tự động cập nhật hiệu quả các dấu hiệu tấn công mạng mới vào tập luật.


2022 ◽  
Vol 2 (14) ◽  
pp. 75-80
Author(s):  
Dang Van Truong ◽  
Le Chi Quynh

Abstract—M-sequences are widely used in for many purposes, from synchronization, whitening, communications and cryptography. We analyze decimation techniques and introduce two methods to generate decimation sequences which don’t have to calculate intermediate states. Then we apply these methods to interleaved sequence as a new method to pre-calculate for set of interleaved order which is more effective in implementation. Tóm tắt—M-dãy đang được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ việc đồng bộ, làm trắng thông tin, viễn thông và kỹ thuật mật mã. Chúng tôi phân tích kỹ thuật phân rã m-dãy theo bước và giới thiệu hai phương pháp sinh dãy phân rã theo bước mà không cần tính các trạng thái trung gian. Áp dụng phương pháp này vào dãy lồng ghép, ta có một phương pháp mới để tính trước tập các thứ tự lồng ghép có tính hiệu quả trong cài đặt thực tế.


2022 ◽  
Vol 2 (14) ◽  
pp. 66-74
Author(s):  
Nguyen Dao Truong ◽  
Le Van Tuan

Abstract—In this paper, we propose a method to design signature scheme on ring structure with residual classes modulo composite. At the same time, we develop several new digital signature schemes that are more secure, with faster signature generation than ElGamal digital signature scheme and its variants. Furthermore, our proposed signature scheme has overcome some weaknesses of some published signature scheme of the same type, which are built on ring structure. Tóm tắt—Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất một phương pháp thiết kế lược đồ chữ ký trên cấu trúc vành các lớp thặng dự theo modulo hợp số, đồng thời phát triển một số lược đồ chữ ký số mới an toàn hơn, tốc độ sinh chữ ký nhanh hơn so với lược đồ chữ ký số ElGamal cùng với những biến thể của nó. Hơn nữa, lược đồ chữ ký do chúng tôi đề xuất cũng khắc phục được một số nhược điểm của một số lược đồ chữ ký cùng loại, được xây dựng trên cấu trúc vành.


2022 ◽  
Vol 1 (13) ◽  
pp. 80-92
Author(s):  
Nguyễn Mạnh Thiên ◽  
Phạm Đăng Khoa ◽  
Nguyễn Đức Vượng ◽  
Nguyễn Việt Hùng

Tóm tắt—Hiện nay, nhiệm vụ đánh giá an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin có ý nghĩa quan trọng trong đảm bảo an toàn thông tin. Đánh giá/khai thác lỗ hổng bảo mật cần được thực hiện thường xuyên và ở nhiều cấp độ khác nhau đối với các hệ thống thông tin. Tuy nhiên, nhiệm vụ này đang gặp nhiều khó khăn trong triển khai diện rộng do thiếu hụt đội ngũ chuyên gia kiểm thử chất lượng ở các cấp độ khác nhau. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi trình bày nghiên cứu phát triển Framework có khả năng tự động trinh sát thông tin và tự động lựa chọn các mã để tiến hành khai thác mục tiêu dựa trên công nghệ học tăng cường (Reinforcement Learning). Bên cạnh đó Framework còn có khả năng cập nhật nhanh các phương pháp khai thác lỗ hổng bảo mật mới, hỗ trợ tốt cho các cán bộ phụ trách hệ thống thông tin nhưng không phải là chuyên gia bảo mật có thể tự động đánh giá hệ thống của mình, nhằm giảm thiểu nguy cơ từ các cuộc tấn công mạng. Abstract—Currently, security assessment is one of the most important proplem in information security. Vulnerability assessment/exploitation should be performed regularly with different levels of complexity for each information system. However, this task is facing many difficulties in large-scale deployment due to the lack of experienced testing experts. In this paper, we proposed a Framework that can automatically gather information and automatically select suitable module to exploit the target based on reinforcement learning technology. Furthermore, our framework has intergrated many scanning tools, exploited tools that help pentesters doing their work. It also can be easily updated new vulnerabilities exploit techniques.


2022 ◽  
Vol 2 (14) ◽  
pp. 18-25
Author(s):  
Vu Thi Van ◽  
Luong The Dung ◽  
Hoang Van Quan ◽  
Tran Thi Luong

The secure scalar product protocol is widely applied to solve practical problems such as privacy-preserving data mining, secure auction, secure electronic voting, privacy-preserving recommendation system, privacy-preserving statistical data analysis, etc.. In this paper, we propose an efficient multi-party secure computation protocol using Elliptic curve cryptography, which allows to compute the sum value of multi-scalar products without revealing about the input vectors. Moreover, theoretical and experimental analysis shows that the proposed method is more efficient than others in both computation and communication.


2022 ◽  
Vol 2 (14) ◽  
pp. 3-16
Author(s):  
Vu Thi Huong Giang ◽  
Nguyen Manh Tuan

Abstract—The rapid development of web-based systems in the digital transformation era has led to a dramatic increase in the number and the severity of cyber-attacks. Current attack prevention solutions such as system monitoring, security testing and assessment are installed after the system has been deployed, thus requiring more cost and manpower. In that context, the need to assess cyber security risks before the deployment of web-based systems becomes increasingly urgent. This paper introduces a cyber security risk assessment mechanism for web-based systems before deployment. We use the Bayesian network to analyze and quantify the cyber security risks posed by threats to the deployment components of a website. First, the deployment components of potential website deployment scenarios are considered assets, so that their properties are mapped to specific vulnerabilities or threats. Next, the vulnerabilities or threats of each deployment component will be assessed according to the considered risk criteria in specific steps of a deployment process. The risk assessment results for deployment components are aggregated into the risk assessment results for their composed deployment scenario. Based on these results, administrators can compare and choose the least risky deployment scenario. Tóm tắt—Sự phát triển mạnh mẽ của các hệ thống trên nền tảng web trong công cuộc chuyển đổi số kéo theo sự gia tăng nhanh chóng về số lượng và mức độ nguy hiểm của các cuộc tấn công mạng. Các giải pháp phòng chống tấn công hiện nay như theo dõi hoạt động hệ thống, kiểm tra và đánh giá an toàn thông tin mạng được thực hiện khi hệ thống đã được triển khai, do đó đòi hỏi chi phí và nhân lực thực hiện lớn. Trong bối cảnh đó, nhu cầu đánh giá rủi ro an toàn thông tin mạng cho các hệ thống website trước khi triển khai thực tế trở nên cấp thiết. Bài báo này giới thiệu một cơ chế đánh giá rủi ro an toàn thông tin mạng cho các hệ thống website trước khi triển khai thực tế. Chúng tôi sử dụng mạng Bayes để phân tích và định lượng rủi ro về an toàn thông tin do các nguồn đe dọa khác nhau gây ra trên các thành phần triển khai của một website. Đầu tiên, các thành phần triển khai của các kịch bản triển khai website tiềm năng được mô hình hoá dưới dạng các tài sản, sao cho các thuộc tính của chúng đều được ánh xạ với các điểm yếu hoặc nguy cơ cụ thể. Tiếp đó, các điểm yếu, nguy cơ của từng thành phần triển khai sẽ được đánh giá theo các tiêu chí rủi ro đang xét tại mỗi thời điểm cụ thể trong quy trình triển khai. Kết quả đánh giá của các thành phần triển khai được tập hợp lại thành kết quả đánh giá hệ thống trong một kịch bản cụ thể. Căn cứ vào kết quả đánh giá rủi ro, người quản trị có thể so sánh các kịch bản triển khai tiềm năng với nhau để lựa chọn kịch bản triển khai ít rủi ro nhất.


2022 ◽  
Vol 1 (13) ◽  
pp. 71-79
Author(s):  
Hoàng Thái Hổ ◽  
Nguyễn Thế Hùng ◽  
Nguyễn Tuấn Minh

Tóm tắt—Bài báo trình bày một giải pháp sử dụng năng lực của mạng máy tính phân tán cho thám mã khối. Hệ thống có cấu trúc dựa trên 3 phần mềm. Phần mềm quản trị sử dụng cho nhập dữ liệu đầu vào, phân tích và chia khoảng không gian khóa và phân tích kết quả. Phần mềm thám mã trên CPU và GPU được cài đặt tương ứng cho các máy tính trong mạng phân tán có nhiệm vụ thám mã đối với dữ liệu phần mềm quản trị cung cấp. Kết quả được gửi về phần mềm quản trị để phân tích và giải mã. Quá trình thám mã được thực hiện cùng lúc trên toàn bộ máy tính trong mạng vào thời gian máy tính nhàn rỗi, không ảnh hưởng tới hoạt động hàng ngày của người dùng. Hệ thống bao gồm cả các máy tính có sử card GPU giúp tăng hiệu suất thám mã lên gấp 11 lần. Giải pháp đã được ứng dụng trong thám mật khẩu Windows qua mã băm LAN Manager. Abstract—This paper presents a method to use the capabilities of distributed computer networks in cryptanalysis of block ciphers. The system is structured based on 3 software. Management software for input data entry, analysis, and keyspace division. Cryptanalysis software on CPU and GPU is installed respectively for client computers in the distributed network is responsible for cryptanalysis of data provided by the management software. The results are sent to the administrative software for analysis and decoding. The encryption process is performed on all computers in the network at the same time in their spare time, without affecting the user's daily activities. The system includes GPU computers that increase the performance of the cryptanalysis by 11 times. This solution has been applied in Windows password detection via LAN Manager hash code. 


Sign in / Sign up

Export Citation Format

Share Document