scholarly journals Điều tra phân bố và đánh giá chất lượng nguồn gen hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson) phục vụ công tác bảo tồn và phát triển ở Việt Nam

Author(s):  
Phạm Thanh Huyền ◽  
Ly Thi Ha Nguyen
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  
Lao Cai ◽  

Hà thủ ô đỏ (HTOĐ) là một trong những vị thuốc quí của y học cổ truyền Việt Nam, thường được sử dụng nhằm điều trị các bệnh như trầm cảm, thiếu máu, rụng tóc, táo bón. Cây thuốc quý này hiện được trồng tại một số vùng như: Hà Giang, Quảng Ninh, Hà Nội,… Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát tại một số điểm thuộc 8 tỉnh và thành phố, qua đó đã xác định được một số điểm phân bố tập trung của hà thủ ô đỏ là  xã Bản Xèo, huyện Bát Xát; xã Sa Pả, xã Tả Phìn, huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai; Phó Bảng (huyện Đồng Văn), huyện Xín Mần, xã Quyết Tiến (huyện Quản Bạ), tỉnh Hà Giang; Xã Loong Hẹ, xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.  Tiến hành khảo sát, đánh giá chất lượng 17 mẫu dược liệu HTOĐ thu thập được dựa trên sự so sánh về thành phần hóa học (nhóm anthranoid và stilbenoid) và hàm lượng hoạt chất chính 2,3,5,4′-tetrahydroxystilben-2-O-β-D-glucosid (THSG). Kết quả thu được cho thấy hàm lượng THSG khác nhau rõ rệt ứng với từng vùng. Kết quả của nghiên cứu này nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho việc lựa chọn vật liệu nhân giống nhằm bảo tồn và mở rộng vùng trồng HTOĐ ở Viêt Nam.

Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Vùng biên giới Lào Cai (Việt Nam) - Vân Nam (Trung Quốc) là một bộ phận quan trọng của vùng biên giới Việt - Trung. Hai tỉnh này đều có một vị trí địa chính trị quan trọng và có những đặc trưng của vùng, trong đó có những đặc trưng về văn hóa. Nhìn chung, điều dễ nhận thấy là cả hai tỉnh đều có những nét văn hóa rất nổi trội. Cụ thể, đây là vùng có sự đa dạng về tộc người, do đó có sự đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ tộc người. Tuy nhiên, vẫn có sự thống nhất trong đa dạng ở khu vực này. Bên cạnh đó, giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa các tộc người cũng là quy luật tất yếu và xu hướng chung của các tộc người ở vùng biên giới. Trong đó, nổi bật là sự giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc thiểu số (DTTS) với tộc người đa số, giữa các DTTS ở nội vùng biên giới và xuyên biên giới. Điều này vừa góp phần tạo nên sự đa sắc của văn hóa vùng biên và hội nhập của các dân tộc nhưng đồng thời nó cũng có thể gây ra sự phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định về an ninh, chính trị ở vùng biên giới.


2020 ◽  
Vol 27 (2) ◽  
pp. 81-86
Author(s):  
Cuong The Pham ◽  
Minh Duc Le ◽  
Chung Van Hoang ◽  
Anh Van Pham ◽  
Thomas Ziegler ◽  
...  

We record two species of amphibians for the first time from Vietnam: Bufo luchunnicus from Lao Cai and Son La provinces and Amolops wenshanensis from Quang Ninh Province. Morphologically, the Vietnamese representatives of B. luchunnicus resemble the type series from China. The specimen of A. wenshanensis from Vietnam slightly differs from the type series from China by having a smaller size (SVL 33.2 mm vs. 35.7 – 39.9 mm in males) and the presence of distinct transverse bands on the dorsal surfaces of limbs. Genetic divergence between the sequence of the Vietnamese specimen and those of A. wenshanensis from China available from GenBank is 1.2 – 1.6% (ND2 gene). In addition, morphological data and natural history notes of aforementioned species are provided from Vietnam.


2016 ◽  
Vol 98 ◽  
pp. 127-133 ◽  
Author(s):  
Bui Thi Mai Huong ◽  
Le Danh Tuyen ◽  
Do Huu Tuan ◽  
Leon Brimer ◽  
Anders Dalsgaard

2021 ◽  
Vol 226 (14) ◽  
pp. 67-72
Author(s):  
Trịnh Ngọc Bon ◽  
Phạm Thành Trang ◽  
Nguyễn Văn Đạt ◽  
Phạm Văn Thế
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Việt Nam là một trong những khu vực giàu tính đa dạng các loài Begonia (Begoniaceae) ở vùng Đông Nam Á lục địa với hơn 90 loài đã được ghi nhận. Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận thêm một loài Thu hải đường cho hệ thực vật Việt Nam. Mẫu vật của loài mới được ghi nhận, Begonia wenshanensis C.M. Hu ex C.Y. Wu & T.C. Ku được thu thập từ năm 2019 đến năm 2021 tại Vườn Quốc gia Phia Oắc - Phia Đén tỉnh Cao Bằng và Vườn Quốc gia Hoàng Liên tỉnh Lào Cai. Các đặc điểm về hình thái, hình thái học, phân bố và sinh thái, cùng với các bản ảnh màu minh họa của loài mới ghi nhận đã được cung cấp. Đặc điểm hình thái của các cây ở Vườn Quốc gia Phia Oắc - Phia Đén thể hiện khác với mẫu chuẩn, mô tả gốc, và các cây ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên ở các cánh hoa ngoài nhẵn bóng, các cánh hoa bên trong rộng hơn và xẻ thùy ở hoa đực. Nghiên cứu này đã đóng góp cho sự đa dạng của họ Begnoniaceae lên đến 93 loài ở Việt Nam.


2020 ◽  
Vol 9 (4) ◽  
Author(s):  
Bàn Tuấn Năng

Dao people in Vietnam mostly reside in the highlands of Cao Bang, Bac Kan, Thai Nguyen, Ha Giang, Tuyen Quang, Yen Bai, Lao Cai, Lai Chau, Son La, Dien Bien, Quang Ninh, Hoa Binh... Only after the 1990s, a part of the Dao people migrated to the South, residing in the provinces of the Central Highlands and the Southeast have the conditions to cultivate in the highlands, with relatively flat terrain. However, there are many traces showing that the culture of many Dao groups is related to the river culture. In the scope of this article, the author gives some evidence related to river culture in the spiritual life of the Dao people in Vietnam. This is the result of fieldwork, research, collection and collation of sources for about 15 years. This is also the first publication of the evidence related to river culture in the life of the Dao people in Vietnam.     


2014 ◽  
Vol 6 (2) ◽  
pp. 84-88
Author(s):  
Quoc Lap Kieu ◽  
Tien Thanh Nguyen

Hoang Lien National Park has a total area of 68569ha, located at an altitude of above sea 1000-3000m in the territory of the two provinces of Lai Chau and Lao Cai in Vietnam. It has a diversity of flora with 3252 species (including 775 endemic species and 236 endangered species), belonging to 1126 genera, 230 families and 6 different divisions. Due to the mountainous terrain, division diversity of Hoang Lien National Park’s vegetation is thus clearly characterized by high elevations. We have studied the distribution characteristics of the vegetation by high elevations in Hoang Lien National Park of Vietnam by the general survey methodology, fieldwork, remote sensing digital image processing and analysis and inheriting the preceding research results. The study results indicated the divisions in quantity, vegetation composition, especially differentiation of endemic and rare species in accordance with high elevations. Study results were preliminary used to suggest some orientations for preserving plant diversity in high elevations of the terrain. Vườn quốc gia Hoàng Liên có tổng diện tích 68569ha, nằm ở độ cao từ 1000-3000m so với mặt biển thuộc lãnh thổ hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai của Việt Nam. Hệ thực vật của Vườn quốc gia Hoàng Liên rất phong phú với 3252 loài (trong đó có 775 loài đặc hữu và 236 loài quý hiếm), thuộc 1126 chi, 230 họ và 6 ngành khác nhau. Do địa hình núi cao, phân hóa đa dạng nên thảm thực vật của Vườn quốc gia Hoàng Liên có đặc trưng phân hóa theo đai cao rất rõ nét. Bằng các phương pháp điều tra tổng hợp, khảo sát thực địa, xử lí phân tích ảnh viễn thám và kế thừa các kết quả nghiên cứu đi trước nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm phân bố thảm thực vật theo đai cao tại Vườn quốc gia Hoàng Liên của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ rõ sự phân hoá về số lượng, thành phần hệ thực vật theo đai cao và phân hóa thành phần loài đặc hữu và quý hiếm theo đai cao. Bước đầu nghiên cứu đề xuất một vài định hướng bảo tồn đa dạng thực vật theo đai cao của địa hình.


2021 ◽  
Vol 226 (10) ◽  
pp. 138-145
Author(s):  
Nguyễn Thị Hải Yến ◽  
Ngô Xuân Quảng ◽  
Chu Hoàng Mậu ◽  
Đỗ Tiến Phát
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Chi lan hài (Paphiopedilum) là chi lan đặc biệt được yêu thích bởi màu sắc đa dạng và cấu trúc hoa độc đáo. Để bảo vệ những loài lan này, việc phát triển các phương pháp nhận diện, phân biệt chúng là vô cùng cần thiết, đặc biệt Paphiopedilum là chi mang nhiều loài có độ tương đồng cao về hình thái thân lá. Bài báo trình bày kết quả phân tích chi tiết hình thái lan hài Đuôi công (P. gratrixianum) có nguồn gốc tại Lào Cai, kết hợp với việc xác định trình tự gen trnH-psbA để nhận diện loài này. Kết quả giải trình tự gen trnH-psbA phân lập từ mẫu P. gratrixianum nghiên cứu đã thu được đoạn gen có kích thước 691 bp. Khi so sánh với các trình tự trên ngân hàng gen NCBI cho thấy trình tự đoạn gen trnH-psbA của P. gratrixianum nghiên cứu có độ tương đồng lên đến 99,32% với gen trnH-psbA của P. gratrixianum phân lập tại Trung Quốc (mã số MV284890.1). Trên sơ đồ phân loại hình cây thiết lập dựa vào trình tự gen trnH-psbA, P. gratrixianum nghiên cứu có  quan hệ họ hàng gần gũi với hài Trần liên của Việt Nam (P. tranlienianu - MW794124.1), P. spicerianum (loài đặc hữu của Ấn Độ - NC_502702.1) và P. barbigerum (loài hài được tìm thấy lần đầu ở Trung Quốc - MN153814.1, NC_050870.1).


Author(s):  
Dang Thi Ngan ◽  
Bui Thi Thanh Van ◽  
Tran Thi Ngoc Ha ◽  
Nong My Hoa ◽  
Cao Thi Phuong Thao ◽  
...  

Panax bipinnatifidus Seem. is a precious medicinal plant belonging to the Araliaceae family. This study qualitatively analyzed saponins of the stem, leaf and rhizome of P. bipinnatifidus by HPLC. Subsequently, by using chromatographic techniques, a major saponin from the leaf of P.bipinnatifidius Seem. was isolated. On the basis of NMR and MS spectroscopic data as well as comparison with those reported in the literature, the isolated saponin’s structure was identified as stipuleanoside R2. To the best our knowledge, this is the first report of saponin from the aerial part of P. bipinnatifidius Seem. Keywords Panax bipinnatifidus, Araliaceae, Stipuleanosid R2, HPLC.. [1] Nguyễn Văn Tập, Các loài thuộc chi Panax L. ở Việt Nam, Tạp chí Dược liệu. 10(3) (2005) 71-76. [2] Nguyễn Văn Tập, Phạm Thanh Huyền, Kết quả nghiên cứu về phân bố, sinh thái sâm vũ diệp và Tam thất hoang ở Việt Nam, Tạp chí Dược liệu. 11(5) (2006) 177-180. [3] Nguyen Huu Tung, Tran Hong Quang, Nguyen Thị Thanh Ngan, Chau Van Minh, Bui Kim Anh, Pham Quoc Long, Nguyen Manh Cuong, Young Ho Kim, Oleanolic triterpenesaponins from the roots of Panax bipinnatifidus, Chem Pharm Bull (Tokyo). 59(11) (2011) 1417-1420. [4] Đỗ Văn Hào, Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Thị Thu Thủy, Đặng Thị Ngần, Đào Thị Hồng Bích, Nguyễn Thị Hoàng Anh, Dương Thị Ly Hương, Nguyễn Hữu Tùng, Thành phần hóa học của phân đoạn ethyl acetat từ rễ cây sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus Seem.) thu hái ở Sa Pa, Lào Cai, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN - Khoa học Y Dược. 33(2) (2017) 50-55. [5] Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Huệ, Đặng Thị Thùy, Nguyễn Thị Hoàng Anh, Dương Thị Phượng, Phạm Thị Tuyết Nhung, Hà Vân Oanh, Dương Thị Ly Hương, Nguyễn Hữu Tùng, Thành phần saponin của thân rễ sâm vũ diệp thu hái ở Sa Pa, Lào Cai, Tạp chí Dược liệu. 23(2) (2018) 82-88.[6] Wen-zhi Yang, Ying Hu, Wan-ying Wu, Min Ye, De-an Guo, Saponins in the genus Panax L. (Araliaceae): A systematic review of their chemical diversity, Phytochemistry. 106 (2014) 7-14. [7] Shashi B. Mahato, Asish P. Kundu, 13C NMR spectra of pentacyclic triterpenoids - a complication and some salient features, Phytochemistry. 37 (1994) 1517-1575. [8] Pawan K. Agrawal, NMR spectroscopy in the structural elucidation of oligossacharides and glycosides, Phytochemistry. 31 (1992) 1307-1330. [9] Chun Liang, Yan Ding, Huu Tung Nguyen, Jeong-Ah Kim, Hye-Jin Boo, Hee-Kyoung Kang, Mahn Cuong Nguyen, Young Ho Kim, Oleanane –type triterpenoids from Panax stipuleannatus and their anticancer activities, Bioorg Med Chem Lett. 20 (2010) 7110-7115.  


2021 ◽  
Vol 226 (07) ◽  
pp. 227-233
Author(s):  
Dương Quốc Hưng ◽  
Nguyễn Hữu Công ◽  
Nguyễn Thế Cường ◽  
Lê Đình Sơn
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Lào Cai, một tỉnh miền núi phía Tây Bắc, có tiềm năng lớn về phát triển du lịch và khai thác khoáng sản để phát triển kinh tế xã hội. Là một tỉnh giáp với Trung Quốc, hàng năm Lào Cai vẫn phải mua điện từ nước bạn. Hơn nữa, do đặc thù dân cư còn thưa thớt, các cơ quan công sở của Lào Cai có không gian khá rộng, số giờ nắng vào mùa hè khá cao. Do vậy, để giảm tải cho nguồn điện hóa thạch trong nước đang dần cạn kiệt và ít lệ thuộc hơn vào nguồn điện mua từ Trung Quốc. Việc xây dựng các trạm điện năng lượng mặt trời tại Lào Cai nói riêng và ở Việt Nam nói chung là hết sức cần thiết, phù hợp với chủ trương của Chính phủ. Hiện nay, việc phân phối và lắp đặt các trạm điện năng lượng mặt trời không còn xa lạ. Tuy nhiên, ở Việt Nam phần lớn các bộ Inverter và hòa lưới đều được nhập từ nước ngoài. Việc sử dụng, bảo hành, bảo dưỡng các sản phẩm này còn lệ thuộc nhiều vào hãng. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu để tạo ra một hệ thống điện năng lượng mặt trời mang thương hiệu Việt. Sản phẩm có tính năng tương đương một số hàng nhập ngoại nhưng vẫn làm chủ được công nghệ và thiết bị. Kết quả mô hình phần cứng được lắp đặt thử nghiệm tại 3 địa điểm khác nhau tại thành phố Lào Cai với tổng công suất lên đến 20 KW.


Sign in / Sign up

Export Citation Format

Share Document