TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Ung thư biểu mô buồng trứng (UTBMBT) là bệnh ác tính của tế bào biểu mô buồng trứng. Bệnh có tiên lượng xấu. Mặc dù điều trị ban đầu tối ưu, UTBMBT sẽ tái phát và cần được điều trị. Điều trị UTBMBT tái phát còn gặp nhiều khó khăn. Nghiên cứu này nhằm đánh giá một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng UTBMBT tái phát kháng platinum và kết quả điều trị phác đồ paclitaxel nhóm bệnh nhân này.
Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi đưa vào nghiên cứu 65 bệnh nhân được điều trị phác đồ paclitaxel cho ung thư biểu mô buồng trứng tái phát khángplatinum, thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ. Với phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Kết quả: Các vị trí tái phát thường gặp nhất là hạch (54,3%), phúc mạc (50%), gan (23,9%). Tăng CA125 ở thời điểm tái phát (77,8%) tỷ lệ đáp ứng chung là 22,5%. Tỷ lệ kiểm soát bệnh (bao gồm đáp ứng hoàn toàn, đáp ứng một phần và bệnh giữ nguyên) đạt 62,5%. Trung vị thời gian sống thêm không tiến triển 26,1 tuần (CI 95%: 20,9 - 28,4). Độc tính trên hệ tạo huyết là giảm bạch cầu đa nhân trung tính độ 1,2. Độc tính trên gan 9,3% chủ yếu tăng men gan độ 1,2. Không có độc tính trên thận. Các tác dụng không mong muốn khác như rụng tóc độ 2: 2,7%, viêm miệng gặp ở 2,1% bệnh nhân, thần kinh cảm giác 15%, chỉ gặp ở độ 1. Có mối liên quan giữa đáp ứng điều trị và nồng độ CA 125.
Kết luận: Phác đồ paclitaxel sử dụng điều trị UTBMBT tái phát kháng platinum là phác đồ phù hợp về tính hiệu quả và an toàn cho các bệnh nhân UTBMBT đã trải qua phác đồ hóa trị trước đó.
ABSTRACT
OUTCOMES OFRECURRENT EPITHELIAL OVARIAN CANCER PATIENTS TREATED WITH PACLITAXEL REGIMEN AT K HOSPITAL
Introduction: Epithelial ovarian cancer is a malignant abnormality of the epithelial cell of the ovary. The disease has a poor prognosis. Despite optimal initial therapy, the majority of patients will relapse and require further treatment. Treatment of recurrent ovarian cancer is still challenging. This study aims to describe clinical and subclinical characteristics of patients with platinum - resistant relapsed ovarian carcinoma and evaluate the treatment results of the paclitaxel regimen on these patients.
Methods: We enrolled 65 patients with platinum - resistant recurrent epithelial ovarian cancer treated with paclitaxel regimen, met the inclusion and exclusion criteria.
Results: The most common recurrent sites were lymph nodes (54.3%), peritoneum (50%), and liver (23.9%). CA125 increased at the time of recurrence (77.8%), the overall response rate was 22.5%. Disease control rates (including complete response, partial response, and stable disease) were achieved at 62.5%. Median progression - free survival was 26.1 weeks (95% CI: 20.9 - 28.4). Hematopoietic system toxicities include neutropenia of grade 1, 2. Hepatotoxicity occupied 9.3%, mainly liver enzymes elevation of grade 1, 2. No renal toxicity was observed. Other undesirable effects include hair loss of grade 2 (2.7%), stomatitis(2.1%), sensory nerve 15% but only grade 1. There was a relationship between treatment response and CA 125 levels.
Conclusion: The paclitaxel regimen used to treat platinum - resistant recurrent epithelial ovarian cancer is the appropriate regimen in terms of efficacy and safety. After several lines of chemotherapy regimens.
Keywords: Recurrent epithelial ovarian cancer, platinum - resistant, paclitaxel.