Tạp chí Khoa học và công nghệ nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế
Latest Publications


TOTAL DOCUMENTS

102
(FIVE YEARS 101)

H-INDEX

0
(FIVE YEARS 0)

Published By University Of Agriculture And Forestry, Hue University

2588-1256, 2588-1256

Author(s):  
Kim Lavane ◽  
Nguyễn Thị Hoàng Hạnh ◽  
Phạm Văn Toàn

Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu suất của đất ngập nước (ĐNN) nhân tạo dòng chảy ngầm theo phương ngang (HSSF) và phương đứng (VF) có vật liệu nền là xỉ than tổ ong và trồng cỏ voi. Thí nghiệm được tiến hành trên mô hình phòng thí nghiệm với lưu lượng nạp của nước thải sinh họat là 85 lít/ngày. Tải lượng nạp BOD5, COD, TN, TP vào mô hình lần lượt là 7,47 g/m2.ngày, 3,17 g/m2.ngày, 1,43 g/m2.ngày, 0,12 g/m2.ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ các chỉ tiêu ô nhiễm sau xử lý giảm đáng kể và đạt loại A theo QCVN 14:2008/BTNMT trong cả hai mô hình HSSFCW và VFCW. Hiệu suất xử lý của HSSFCW và VFCW đối với các chỉ tiêu lần lượt là SS: 88,7% và 92,4%; BOD5: 95,3% và 92,6%; COD: 94,3% và 92,6%; TN: 54,1% và 47,5%; N-NO3-: 38,4% và 33,6%; TP: 73,5% và 63,2%; P-PO43-: 87,6% và 59,7%. Nhìn chung, mô hình HSSFCW có hiệu suất loại bỏ các chất ô nhiễm tương đối cao hơn mô hình VFCW, ngoại trừ chỉ tiêu SS. Cỏ voi phát triển tốt và cho sinh khối cao trong thí nghiệm. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy xỉ than tổ ong có thể tái sử dụng làm chất nền trong ĐNN nhân tạo dòng chảy ngầm. Bên cạnh đó, cỏ voi có thể trồng trong hệ thống ĐNN dòng chảy ngầm xử lý nước thải sinh hoạt. ABSTRACT This study aimed to evaluate the performances of horizontal subsurface flow (HSSF) and vertical flow (VF) constructed wetlands (CW) using combusted beehive charcoal residues as filtration bed media and planted with Napier grass (Pennisetum purpureum). The experimental systems were fed with a flow rate of 85 m3/day. The loading rates of BOD5, COD, TN, TP into the system were 7.47 g/m2.day, 3.17 g/m2.day, 1.43 g/m2.day, 0.12 g/m2.day, respectively. The results showed that the concentration of pollutants in effluents is significantly reduced and meet the national standard type A of QCVN 14:2008/BTNMT in both HSSFCW and VFCW models. The removal efficiencies in HSSFCW and SVFCW for SS: 88.7% and 92.4%; BOD5: 95.3% and 92.6%; COD: 94.3% and 92.6%; TN: 54.1% and 47.5%; N-NO3-: 38.4% and 33.6%; TP: 73.5% and 63.2%; P-PO43-: 87.6% and 59.7%, respectively. In general, the HSSFCW model has a relatively higher pollutant removal efficiency than the VFCW model, except for the SS. good growth and high biomass yield of Napier grass had been observed in the experimental systems. This study suggested that combusted beehive charcoal residues could be reused as bed substrate in constructed wetlands. Besides, Napier grass might also be a potential plant associated with subsurface flow constructed wetlands to treat domestic wastewater.


Author(s):  
Phạm Hữu Tỵ ◽  
Nguyễn Ngọc Thanh ◽  
Lê Hải Minh ◽  
Nguyễn Văn Bình

Nghiên cứu này sử dụng ảnh vệ tỉnh Landsat LC8 của các năm 2013, 2014, và 2019 để giải đoán phân loại lớp phủ cây cao su ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình và đánh giá biến động diện tích cao su sau ảnh hưởng của bão số 10 (tên là Wutip) năm 2013. Kết quả giải đoán còn sử dụng để đánh giá thiệt hại diện tích trồng cây cao su do ảnh hưởng của bão số 10 năm 2013 và biến động diện tích trồng cây cao su giai đoạn 2013-2019. Các số liệu điều tra thực địa, phỏng vấn cán bộ, số liệu báo cáo thứ cấp, tài liệu phục vụ các hội thảo về phát triển cây cao su ở Quảng Bình đã được thu thập để hỗ trợ cho công việc phân tích, giải đoán ảnh vệ tinh. Nghiên cứu này kết hợp phương pháp giải đoán ảnh theo định hướng đối tượng kết hợp với thuật toán Maximum Likelihood. Kết quả giải đoán đã được đánh giá, độ chính xác giải đoán tổng thể biến động từ 82-88% và hệ số Kappa biến động từ 0,8-0,87 trong các năm nghiên cứu. Qua thống kê kết quả giải đoán ảnh viễn thám Landsat LC8, diện tích trồng cây cao su tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình bị thiệt hại đáng kể do ảnh hưởng của bão số 10 năm 2013, hơn 1.500 ha bị thiệt hại. Tuy nhiên, mỗi năm diện tích cây sao su được khôi phục lại và trồng mới tại huyện Bố Trạch, do đó sau bão số 10 năm 2013, diện tích cây cao su tăng lên đáng kể từ năm 2014-2019, hơn 2.500 ha. ABSTRACT This study used Landsat LC8 satellite images of 2013, 2014, and 2019 to interpret the classification of rubber tree landcover in Bo Trach district, Quang Binh province and evaluate changes in rubber area after the impact of storms number 10 (named Wutip) in 2013. The results of interpretation were also used to assess the damage of rubber plantations due to the impact of typhoon number 10 in 2013 and changes in rubber plantation area in the period of 2013- 2019. Data from field surveys, interviews with local staff, secondary report data, and documents of conference on rubber tree development in Quang Binh was collected to support analysis and interpretation. This study combined the object-oriented image analysis method combined with the Maximum Likelihood algorithm. The interpretation results were evaluated, the overall interpretation overall accuracy varied from 82-88% and the Kappa coefficient varied from 0.8-0.87 in the studied years. Through the statistical interpretation results of the Landsat LC8 detective, the rubber plantation area in Bo Trach district, Quang Binh province was significantly damaged due to the impact of typhoon number 10 in 2013, over 1500 hectares were damaged. However, each year, the area of ​​​​the rubber tree is restored and newly replanted in Bo Trach district, so after the typhoon number 10 in 2013, the area of ​​rubber trees increased significantly from 2014-2019, over 2,500 ha.


Author(s):  
Phạm Hồng Nhật ◽  
Chia -Hui Ho ◽  
Po -Chun Tseng ◽  
Hong -Yi Gong

Bệnh xuất huyết do vi khuẩn Streptococcus sp là mầm bệnh truyền nhiễm chính gây thiệt hại đáng kể đến sản lượng cá rô phi toàn cầu. Hepcidin/HAMP ở cá đã được báo cáo có liên quan đến miễn dịch bẩm sinh chống lại các mầm bệnh vi khuẩn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành phân tích mối quan hệ giữa tính đa hình microsatellites/SSRs liên kết với gen hepcidin/HAMP và khả năng kháng bệnh do Streptococcus iniae trên cá rô phi vằn dòng NT1 (Đài Loan). 17 chỉ thị SSRs và cặp mồi đặc hiệu đã được thiết kế dựa trên WebSat. Kết quả đánh giá trên 95 cá thể cho thấy 9/17 chỉ thị SSRs có tính đa hình cao và tuân theo định luật Hardy-Weinberg. Các chỉ thị này sẽ được sử dụng để đánh giá khả năng kháng vi khuẩn S. iniae. 29 cá rô phi NT1 thế hệ thứ nhất (khối lượng 23,59 ± 5,388 g/con) đã được cảm nhiễm với vi khuẩn S. iniae 89353 bằng phương pháp tiêm, với liều tiêm LD50 là 1,3x105 cfu/mL. Kết quả phân tích cho thấy, có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về kiểu gen và tần số alen giữa nhóm sống và nhóm chết sau cảm nhiễm vi khuẩn ở 3 chỉ thị SSRs (SSR7, SSR9 và SSR16) (p<0,05). Đây là marker có tiềm năng cho chọn giống cá rô phi Đài Loan kháng bệnh do S. iniae. ABSTRACT Streptococcus has been recognized as a major infectious disease-causing significant economic loss in tilapia aquaculture in many countries. The hepatic antimicrobial peptide hepcidin/HAMP was reported to be associated with innate immunity which defends against various bacterial pathogens and viruses. In this study, we analyzed the corelation between the microsatellites/SSRs polymorphism in the hepcidin/HAMP genes and the resistance to Streptococcus iniae in the NT1strain (tilapia strain in Taiwan). Seventeen of hepcidin/HAMP-related SSRs and 17 SSR-specific PCR primer were designed using WebSat. The result showed that 9/17 hepcidin/HAMP-related SSRs were polymorphic markers and there is significant deviation from Hardy-Weinberg Equilibrium (HWE) (p<0,05). These SSRs were examined for disease resistance to S. iniae. Twenty-nine the First generation (G1) tilapia of NT1 strain (average weight of 23,59 ± 5,388g/fish) were challenged with virulent S. iniae 89353 through intraperioneal injection at dose of LD50 (1,3x105 cfu/ml). In this study, the genotype and the allele frequency in three SSRs (SSR7, SSR9 và SSR16) were significantly different between two groups (death fish with infected signals of S. iniae and alive fish infected with S. iniae) (p<0,05). Three SSRs (SSR7, SSR9 và SSR16) are considered as potential molecular markers for selective breeding of Taiwanese tilapia which resists to S. iniae.


Author(s):  
Trần Thị Xuân Phương ◽  
Hoàng Trọng Nghĩa ◽  
Hồ Đăng Khoa ◽  
Tôn Thất Các ◽  
Phùng Viên ◽  
...  

Điều tra thực trạng sản xuất lúa và vấn đề xử lý rơm rạ sau thu hoạch tại Thừa Thiên Huế được thực hiện thông qua phỏng vấn nông hộ ở xã Thủy Phù (thị xã Hương Thủy) và xã Hương Toàn (thị xã Hương Trà). Tiến hành điều tra 80 hộ nông dân bằng phiếu hỏi lập sẵn, kết quả cho thấy: Diện tích sản xuất lúa của các nông hộ đều phân bố rải rác với quy mô chủ yếu <5000 m2 (chiếm 77,5%). Cơ cấu giống lúa đa dạng với 16 giống và đã mạnh dạn canh tác các giống lúa mới. Các nông hộ ở địa điểm điều tra bón phân vô cơ cho lúa ở mức cao hơn so với quy trình khuyến cáo của Trung tâm Khuyến nông lâm ngư Thừa Thiên Huế. Các loại phân vô cơ được trộn lẫn với nhau và bón tập trung trong 4 đợt (bón lót và 3 lần bón thúc). Nông dân cũng sử dụng phân hữu cơ vi sinh Sông Hương và Quế Lâm để bón lót cho cây lúa nhưng tỷ lệ hộ áp dụng chưa nhiều (22,5% ở Thủy Phù và 12,5% ở Hương Toàn) và lượng bón còn thấp (500 kg/ha). Đa số nông hộ thu hoạch lúa bằng máy gặp đập liên hợp. Tùy tập quán từng vùng mà chiều cao gốc rạ để lại sau thu hoạch có khác nhau từ 20 - 30 cm (ở Hương Toàn) và >30 cm (ở Thủy Phù). Hình thức xử lý rơm rạ của người dân chủ yếu là đốt trực tiếp, vùi lấp và xử lý bằng chế phẩm. ABSTRACT  Investigating the current situation of rice production and the treatment of rice straw after harvest was conducted by interview households at two location, namely Thuy Phu and Huong Toan commune in Thua Thien Hue province. The samples of the survey were 80 farm households. Results indicated that the rice production area of the households was scatteredly distributed with the main scale of <5000 m2 (77.5%). The structure of rice varieties was quite diverse with 16 varieties and new rice varieties were actively cultivated. The amount of inorganic fertilizer was applied at a higher level than recommended by the Agriculture, Forestry and Fisheries Extension Center in Thua Thien Hue. Inorganic fertilizers were mixed together and applied in four times including the basal fertilizer and three times application. Farmers also used Song Huong Organic fertilizers and Que Lam Organic fertilizers for fertilizing but the number of households applying it was not much (22,5% at Thuy Phu and 12,5% Huong Toan) with the level of investment was still low (500 kg/ha). Harvesting rice was conducted by the combine harvester. Depending upon the custom of each region, the height of the stubble was left behind different with 30 cm in Thuy Phu and 20 - 30 cm in Huong Toan. The form of rice straw treatment of farmers was direct burning, backfilling and treatment by using probiotics.        


Author(s):  
Bùi Thị Thanh Tịnh ◽  
Trần Phạm Vũ Linh ◽  
Trần Thị Thanh Hương ◽  
Liêu Bảo Nam ◽  
Lại Minh Tín ◽  
...  

Vi-rút gây bệnh đốm trắng (WSSV) là tác nhân lây nhiễm và gây tử vong hàng loạt trên tôm nuôi nước lợ. Nghề nuôi tôm hiện nay thường sử dụng hóa chất và kháng sinh để điều trị và kiểm soát nhiều loại bệnh trong đó có bệnh đốm trắng, việc này gây nhiều trở ngại cho xuất khẩu và tiêu dùng. Có rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy tác dụng của nhiều loại thảo dược giúp phòng trị bệnh đốm trắng trên tôm. Trong nghiên cứu này, 15 loại cao chiết thảo dược đã được đánh giá độ độc tính và khảo sát in vitro khả năng kháng WSSV trên mô hình tôm thẻ chân trắng bằng phương pháp tiêm. Kết quả khảo sát độc tính cho thấy, hầu hết các cao chiết là an toàn khi tiêm vào tôm ở nồng độ 0,25 mg/mL, trong đó 5 loại thể hiện độc tính cao, 4 loại thể hiện độc tính trung bình và 6 loại an toàn với tôm. Kết quả đánh giá in vitro cho thấy đưng, dà vôi, ổi, mấm trắng, cỏ mực, đước, cốc trắng và diệp hạ châu có hoạt tính kháng WSSV tốt nhất ở nồng độ khảo sát 0,0025 mg/mL. Những kết quả này tạo tiền đề cho các khảo sát in vivo khả năng kháng WSSV của 8 loại cao chiết thảo dược nhằm tìm ra các loại cây thảo dược tiềm năng trong phòng trị bệnh đốm trắng trên tôm. ABSTRACT White Spot Syndrome Virus (WSSV) is a highly infectious agent and causes mass mortality in farmed shrimp. In shrimp farming nowadays, farmers often use chemicals and antibiotics to treat and control many diseases, including white spot disease, thus resulting in many obstacles for shrimp export and consumption. Many studies have shown the effects of herbs on preventing white spot disease. In this study, 15 types of herbal extracts were evaluated for their toxicity and the in vitro resistance to WSSV in white leg shrimp injection models. The results of the toxicity showed that all the herbal extracts were safe when being injected into shrimp at a concentration of 0.25 mg/mL. Five of the herbs were highly toxic, four had medium toxicity, and six were safe for shrimp. The in vitro WSSV resistance testing showed that there were eight herbal extracts (Rhizophora mucronata, Ceriops tagal, Psidium guajava, Avicennia marina, Eclipta prostrata, Lumnitzera racemosa, Phyllanthus urinaria and Rhizophora apiculata) having the highest activity against WSSV at the concentration of 0.0025 mg/mL. These initial results suggest the in vivo investigations on the resistance to WSSV of these eight herbal extracts to find potential herbal plants for aquaculture use, instead of antibiotics, in the prevention and treatment of white spot disease in shrimp.


Author(s):  
Lê Quốc Phong ◽  
Bùi Văn Mướp

Cá lia thia hay cá xiêm đá (Betta splendens) là một loài cá cảnh nước ngọt đặc trưng được nuôi làm cảnh hoặc giải trí thông qua hình thức chọi cá. Nghiên cứu này nhằm tìm ra liều lượng hormone 17α - Methyltestosterone (17α - MT) thích hợp bổ sung vào thức ăn để nâng cao tỷ lệ đực của cá lia thia. Cá bột sau khi hết noãn hoàng cho ăn thức ăn có bổ sung hormone 17α - MT liên tục trong 21 ngày với liều lượng 0, 20, 40 và 60 mg 17α - MT/kg thức ăn, tương ứng với nghiệm thức NT1, NT2, NT3 và NT4. Cá giống được nuôi tiếp tục đến 60 ngày tuổi để xác định tăng trưởng, tỷ lệ sống và tỷ lệ chuyển giới tính trên cá. Kết quả cho thấy tăng trưởng và tỷ lệ sống thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p>0,05). Tỷ lệ đực và chiều dài các vây ở NT3 cao hơn có ý nghĩa thống kê so với NT1 và NT2 (p<0,05), tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với NT4 (p>0,05). Nghiệm thức NT3 đạt tỷ lệ đực hóa (93,8%), hiệu suất đực hóa (84,6%) cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p<0,05). Nghiên cứu này cho thấy bổ sung hormone 17α - MT vào thức ăn với liều lượng 40 mg 17α - MT/kg sẽ làm tăng tỷ lệ cá lia thia đực. ABSTRACT Lia thia fish commonly called the Siamese fighting fish (Betta splendens) is a specific freshwater aquarium fish, which raising as pet or for entertainment through fish fighting. This study aimed to find out the appropriate dosage of 17α - Methyltestosterone (17α - MT) hormone supplemented into feed to enhance masculinization rate of Siamese fighting fish. Frys after completing yolk digestion were fed with 17α - MT supplemented feed continuously for 21 days at dose of 0, 20, 40 and 60 mg 17α - MT per kg of feed, respectively treatment of NT1, NT2, NT3 and NT4. Fingerlings were kept being grown for up to 60 days of age to determine the growth, survival and transsexual rates on fish. The results showed that growth and survival rates of fish were not significantly different among treatments (p>0.05). Male rate and the fin lengths of fish in treatment of NT3 were statistically higher than those treatment of NT1 and NT2 (p<0.05); however, there were not significant difference compared to treatment of NT4 (p>0.05). Masculinization rate (93,8%) and masculinizing efficiency (84,6%) in treatment of NT3 were highest and there was statistically significant difference among the treatments (p<0.05). This research showed that supplement of 17α - MT into the feed at a dose of 40 mg 17α - MT per kg of feed increased the rate of male Siamese fighting fish.  


Author(s):  
Nguyễn Tử Minh ◽  
Nguyễn Văn Huy ◽  
Trần Thị Diệu Hường ◽  
Lê Minh Tuệ

Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra điều kiện tối ưu về nhiệt độ và độ mặn đến sự phát triển phôi và tỷ lệ nở của trứng cá Nâu Scatophagus argus. Thí nghiệm thứ nhất được tiến hành với ba mức nhiệt độ khác nhau là 24oC, 28oC và 32oC. Thí nghiệm thứ hai ấp trứng ở bốn mức độ mặn khác nhau là 20‰, 24‰, 28‰, 32‰. Mỗi thí nghiệm được thực hiện theo phương pháp thiết kế ngẫu nhiên hoàn toàn với bốn lần lặp lại. Kết quả thí nghiệm chỉ ra rằng tỷ lệ nở cao nhất và tỷ lệ dị hình thấp nhất khi ấp ở nhiệt độ 28oC và sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với các nghiệm thức nhiệt độ 24oC và 32oC. Tương tự, sự phát triển phôi và tỷ lệ nở đạt kết quả tốt hơn khi ấp ở độ mặn 28‰ so với các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Vì vậy, nghiên cứu này khuyến cáo rằng, quá trình phát triển phôi và tỷ lệ nở của trứng cá Nâu đạt kết quả tốt hơn khi được ấp ở nhiệt độ 28oC và độ mặn 28‰. ABSTRACT This study aims to determine the optimal conditions for temperature and salinity on embryonic development and hatching rate of spotted scat Scatophagus argus. The first experiment was conducted at three different temperature treatments at 24oC, 28oC, 32oC. The second experiment incubated eggs at four different salinity treatments at 20‰, 24‰, 28‰, 32‰. Each experiment was performed using the completely randomized design with four replicates. The results indicated that the highest hatching rate (82,4 ± 3,5%) and lowest deformity rate (4,5 ± 0,4%) was incubated at 28oC compared to other treatments of 24oC and 32oC (p<0,05). Similarly, the embryonic development and hatching rate of spotted scat showed a better development at salinity 28‰ than those at 20‰, 24‰, and 32‰ (p<0,05). The present study recommended that the embryonic development and hatching rate of spotted scat achieved a better result at temperature 28oC và salinity 28‰.  


Author(s):  
Nguyễn Minh Hoàn

Nghiên cứu nhằm đánh giá cơ cấu, năng suất sinh sản của đàn bò cái và sinh trưởng của bê lai 50% Zebu (Red Sindhi x Bò Vàng), (Brahman x Bò Vàng) và 75% Zebu [Red Sindhi x (Red Sindhi x Bò vàng)] và [Brahman x (Brahman x Bò vàng)] nuôi tại nông hộ vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế. Để đánh giá cơ cấu và năng suất sinh sản của đàn bò cái, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 200 hộ nuôi bò ở 5 huyện/thị xã đại diện cho vùng đông bằng tỉnh Thừa Thiên Huế. Số liệu thu thập trên 437 bò cái cho thấy, tỷ lệ bò cái lai Zebu (Red Sindhi x Bò vàng) và  (Brahman x Bò vàng) ở các hộ điều tra thuộc vùng đồng bằng Thừa Thiên Huế tương đối thấp, đặc biệt bò lai Brahman x Bò Vàng (7,63%). Đàn bò cái có khả năng sinh sản tốt, tuổi động dục lần đầu từ 20,9 đến 21,5 tháng; tuổi phối giống lần đầu từ 22,0 đến 22,8 tháng; tuổi đẻ lứa đầu 31,7 đến 32,9 tháng; thời gian động dục lại sau khi đẻ 96,2 đến 98,8 ngày; khoảng cách lứa đẻ và thời gian phối lại có chửa là 384,6 đến 388,6 ngày và 101,0 đến 102,4 ngày. Để đánh giá sinh trưởng của bê lai, chúng tôi tiến hành phỏng vấn và xác định khối lượng bằng phương pháp đo các chiều trên 750 bê lai, kết quả cho thấy, bê lai 75% Zebu có khối lượng từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi cao hơn so với bê lai 50% Zebu. Bê lai giữa [Brahman x (Brahman x Bò vàng)] có khối lượng cao hơn so với bê lai [Red Sindhi x (Red Sindhi x Bò vàng)] nhưng không có ý nghĩa thống kê. ABSTRACT The study aimed to assess the structure, the reproductive performance of the cows herd and growth rate of hybrid calves 50% Zebu (Red Sindhi x Vang; Brahman x Vang) and 75% Zebu [Red Sindhi x (Red Sindhi x Vang)]; [Brahman x (Brahman x Vang)] raised in farmers in the lowland of Thua Thien Hue province. The survey was conducted by interviewing 200 smallholders in 5 districts/towns representing the lowland region of Thua Thien Hue province. Recording of 437 cows indicated that, the percentage of Zebu hybrid heifers in the investigating households in Thua Thien Hue is relatively low, especially Brahman hybrid cows (7.63%). Cows haves good fertility, the age at the first puberty at first breeding and first calving was 20.9 to 21.5 months, 22.0 to 22.8 months and 31.7 to 32.9 months, respectively. The calving interval and interval from calving to the first service was 384.6 to 388.6 days and 96.2 to 98.8 days, respectively and inbreed again pregnant is 101.0 to 102.4 days. Recording of 750 hybrid calves indicated that, 75% Zebu crossbred calves had higher birth weight to 6 months of age than 50% Zebu hybrid calves. Brahman x (Brahman x Vang) crossbred calves have a higher mass than [Red Sindhi x (Red Sindhi x Vang)] crossbred calves but not statistically significant.  


Author(s):  
Trần Thanh Đức ◽  
Nguyễn Minh Tuấn ◽  
Nguyễn Trung Hải ◽  
Trương Thị Diệu Hạnh

Nghiên cứu này được tiến hành tại huyện Lạc Dương với mục tiêu chính là đánh giá được thực trạng công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân giai đoạn 2015 – 2019. Đề tài sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu chính là (1) Thu thập số liệu sơ cấp và (2) Thu thập số liệu thứ cấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, huyện Lạc Dương đã có tổng cộng 8.287 hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tất cả đều được giải quyết theo quy định. Các biện pháp thế chấp bằng quyền sử dụng đất diễn ra mạnh ở thị trấn Lạc Dương, nơi có số lượng đăng ký nhiều nhất với mỗi năm có 795,6 hồ sơ đăng ký. Nhu cầu vay vốn của người dân khá đa dạng, trong đó chủ yếu cho mục đích phát triển kinh tế của gia đình (chiếm tỷ lệ 60%). Có 62,6% số hộ dân cho biết kinh tế gia đình tốt lên nhờ vốn vay để các hộ gia đình đầu tư kinh doanh, sản xuất. Đa số người dân được hỏi đều đánh giá tốt việc thực hiện biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất trên địa bàn. Kết quả phỏng vấn cán bộ chuyên môn cho thấy, 66,7% cán bộ đánh giá việc thực hiện các thủ tục thực hiện biện pháp đảm bảo bằng quyền sử dụng đất của người dân ở mức cao và khá. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu, đã đề xuất các giải pháp gồm bổ sung cán bộ và tập huấn chuyên môn nghiệp, tăng hạn mức cho vay và tuyên truyền, vận động để nâng cao hiệu quả công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trong thời gian tới. ABSTRACTThe research was conducted in Lac Duong district to evaluate the real situation of implementing registration for security measures of land use rights of households and individuals in the period of 2015-2019. The two research methods were used including primary and secondary data collection. The results showed that Lac Duong district had a total of 8,287 applications for registration of security interests in land use rights, all of which were settled according to regulations. Registration for security measures by land use rights are mainly occued in Lac Duong town. The research results showed that households borrowing needs were quite diverse, mainly for the purpose of household economic development (accounting for 60%); 62.6% of households said that their economy improved thanked to loans for households to invest in business and production. Most of the inteviewed households appreciated the implementation of security measures by land use rights in the area. The results of the interviewed staff showed that 66.7% of the staff rated the implementation of security measures by land use rights of the local people as very good and good; the number of professional staff is still lacking, the training has not been conducted regularly. On the basis of the research results, some solutions including propaganda, increase the number of credit loans, cadastral dossiers and professional staff capacity have been proposed.


Author(s):  
Võ Đức Nghĩa ◽  
Nguyễn Đức Thành ◽  
Lê Thị Thu An ◽  
Phan Thanh Hiệp ◽  
Nguyễn Văn Huy

Nhằm xác định ảnh hưởng của mật độ và tần suất cho ăn đến sinh trưởng và tỉ lệ sống cá Leo Wallago attu giai đoạn ương giống, thí nghiệm được tiến hành với 5 mức mật độ (1, 2, 4, 8 và 16 con/L) và các tần suất cho ăn (1, 2, 3, 4 và 5 lần/ngày). Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ ương và tần suất cho ăn đã ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến tỉ lệ sống của cá thí nghiệm. Tỉ lệ sống của cá giảm ở mật độ ương nuôi cao (p<0,05). Tỉ lệ ăn thịt đồng loại giảm ở các nghiệm thức mật độ nuôi thấp. Tần suất cho cá ăn có tương quan thuận với tỉ lệ sống, tỉ lệ sống của cá tăng trên 50% khi tăng số lần cho ăn lên 3 – 5 ngày/lần. Tỉ lệ ăn thịt đồng loại của cá có mối tương quan nghịch với tần suất cho ăn. Nồng độ cortisol trong máu cá được xem như chỉ thị đối với mức độ stress của cá.  Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng nồng độ cortisol của cá Leo ở mật độ nuôi cao và tần suất cho ăn 1 và 2 lần/ngày cao hơn so với những nghiệm thức còn lại. Do vậy, mức độ stress của cá Leo có thể được xem như một trong những yếu tố chính dẫn đến hiện tượng ăn thịt lẫn nhau và làm giảm tỉ lệ sống đối với loài cá này ở giai đoạn giống. Những kết quả của nghiên cứu này có thể cung cấp thông tin hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả của việc ương nuôi cá Leo giống thông qua quản lý mật độ nuôi và tần suất cho ăn. ABSTRACT In order to elucidate the effects of stocking density and feeding frequency on the growth and survival of Wallago attu, post-hatch larvae were stocked at different densities (1, 2, 4, 8 and 16 individuals per liter) and fed with (1, 2, 3, 4 and 5-times per day). The results indicate that stocking density and feeding frequency had significant influences on the survival rate of the larvae (p<0.05). In particular, the survival rate of larvae decreased at trials with high stocking density (p<0.05) due to the cannibalism. The percentage of cannibalism decreased in treatments with low stocking densities. Regarding effects of feeding frequency, the proportionality between the survival rate of larvae and high feeding frequency was observed in this study (p<0.05). The survival rate of larvae reached 50% when fish were fed 3 -5 times per day. The cannibalism had negative relationship with frequency of daily feeding. The cortisol concentration in fish blood is considered as an indicator of stress levels of fish. The results of this study indicated that cortisol concentration of W. attu reared at high stocking density and fed 1-2 times/day was higher than that in other treatments. Therefore, stress levels of W. attu could be one of the main factors causing cannibalism and reduction of survival rate at larval stages. This study provided useful information to enhance the effectiveness of larval rearing of W. attu via controlling stocking density and feeding frequency.  


Sign in / Sign up

Export Citation Format

Share Document